Nắm trọn kiến thức về nhiếp ảnh tư liệu

Nhiếp ảnh tư liệu là gì?

Nhiếp ảnh tư liệu (Documentary Photography) là thể loại nhiếp ảnh miêu tả về cuộc sống, xã hội quanh ta. Nó ghi lại hình ảnh chân thực về lối sống, sinh hoạt hay những hoàn cảnh, sự kiện xảy ra ngay tại thời điểm chụp, liên quan đến chủ đề mà nhiếp ảnh gia chọn.

Đồng thời nó cũng giúp bắt trọn những phút giây thực tại để truyền tải thông điệp ý nghĩa về những gì đang xảy ra trên thế giới. Nhiếp ảnh tư liệu có thể hiểu là nghệ thuật kể chuyện qua thị giác với chuỗi hình ảnh, với mục đích giáo dục, truyền tải cảm xúc, ý nghĩa thông điệp và cả kiến thức qua những bức ảnh.

atl 2

Với tính chiều sâu như vậy, nhiếp ảnh tư liệu là thể loại chụp cần thời gian và đầu tư nhiều. Nó có thể mất thời gian dài tính bằng tuần, tháng hay thậm chí là hàng năm trời để một nhiếp ảnh gia làm quen và thật sự hiểu, thật sự cảm nhận hòa mình cùng với chủ đề họ chọn. 

Tóm lại, nhiếp ảnh tư liệu nhắm tới mục đích kể lại một câu chuyện, truyền tải những thông điệp, để lại di sản. Đó như một tài liệu chân thật nói lên sự thật về một câu chuyện lớn, hơn là qua một hình ảnh tin tức thông thường.

Các thể loại nhiếp ảnh tư liệu

Nhiếp ảnh tư liệu xã hội

Nhiếp ảnh tư liệu xã hội được xem là một trong những thể loại xuất hiện sớm nhất trong lĩnh vực nhiếp ảnh tư liệu. Trong thế kỷ XX, nhiều nhiếp ảnh gia tư liệu đã xem những bức ảnh họ chụp như một tài liệu hướng sự tập trung của vào các vấn đề xã hội cấp bách.

Những vấn đề xã hội đó có thể là nghèo đói, lao động trẻ em – vị thành niên, sự phân biệt đối xử – bất bình đẳng trong xã hội, môi trường sống và làm việc kém, nguy hiểm hay các vấn đề nan giải về tình trạng ô nhiễm môi trường bắt đầu diễn ra..v.v. Tất cả những vấn đề này là điều mà các nhiếp ảnh gia tư liệu trong thời kỳ đầu tập trung hướng đến.

atl 1

Nhờ vào đó, nhiếp ảnh tư liệu đã ghi lại các vấn đề toàn cầu và có sự tác động lớn đến sự thay đổi của những vấn đề nan giải trên như sửa đổi pháp lý hướng đến sự công bằng hơn; giảm nạn đói thế giới; là tiếng nói về nỗi đau, mất mát của chiến tranh, đem đến lời kêu gọi về hòa bình và là tư liệu quý giá cho các thế hệ sau…v..v. 

Hiện nay, nhiếp ảnh tư liệu xã hội vẫn đang tiếp tục duy trì những di sản, những đặc trưng từ quá khứ, với mục đích “kể” lại nhiều hơn những câu chuyện, sự kiện, vấn đề trong xã hội. Nó vẫn góp phần giúp đem đến những sửa đổi tích cực trong cuộc sống ngày nay.

Nhiếp ảnh đường phố dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Có lẽ sẽ không nhiều người thật sự hiểu về sự kết nối / sự khác biệt giữa nhiếp ảnh đường phố và nhiếp ảnh đường phố dưới dạng tư liệu. Về cơ bản, nhiếp ảnh tư liệu là một thể loại mang tính phong cách nhiều hơn. Còn nhiếp ảnh đường phố thường tập trung vào chủ thể – đường phố và con người ở trong môi trường đô thị. 

Dù đôi lúc, 2 thể loại này có thể tương đối giống nhau, nhưng không phải bức ảnh đường phố nào cũng đều là ảnh tư liệu. Trong nhiếp ảnh tư liệu, nó luôn đòi hỏi một câu chuyện, một ý nghĩa nào đó đằng sau mỗi bức ảnh. Trong khi đó ảnh đường phố chú trọng hơn tới bố cục, vậy nên sẽ thiếu đi yếu tố cảm xúc.

atl duong pho

Có thể khi tách riêng ra, mỗi bức ảnh đường phố có vẻ nhìn như chỉ là những khoảnh khắc ngẫu nhiên hụp lại bất cứ gì đang diễn ra trên đường phố. Có điều khi ghép chúng lại với nhau, nhất là khi ghép những bức ảnh theo 1 chủ đề, 1 câu chuyện có chủ đích, chúng lại có thể biến thành một series ảnh, một câu chuyện có ý nghĩa. 

Đơn giản có thể hiểu, khi những bức ảnh được sắp xếp, ghép lại thành một cuốn sách ảnh, một bộ sưu tập trưng bày trong triển lãm, chúng tạo thành một chuỗi ảnh tư liệu liên quan mật thiết tới nhau và mang ý nghĩa thật sự. Vậy nên, giữa nhiếp ảnh đường phố và nhiếp ảnh tư liệu đườnh phố, có thể xem như không có sự đối lập nào ở đây. Sự pha trộn độc đáo của phong cách và cốt truyện, cách “kể chuyện” qua ảnh của nhiếp ảnh gia sẽ giúp tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Nhiếp ảnh chân dung dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Chụp chân dung có thể xem là một trong những lĩnh vực cơ bản không chỉ với nghệ thuật nhiếp ảnh mà còn là với nghệ thuật thị giác. Mục đích chính của mỗi tấm ảnh chân dung đó là thể hiện được cái “hồn”, trạng thái chân thực của mẫu chụp và cả tính cách của họ. Nhìn một tấm ảnh chân dung cũng có thể cảm nhận được câu chuyện cuộc đời của một người, tính cách cũng như các đặc điểm nhân học thuần tuý. Về cơ bản, nó chính là ảnh tư liệu.

atl chan dung

Nhiếp ảnh du lịch dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Nhiếp ảnh du lịch cũng được xem là một trong những thể loại sớm nhất của nhiếp ảnh tư liệu. Dù ở quá khứ hay hiện tại, sự yêu thích và đam mê ghi lại những khung cảnh xinh đẹp, mới mẻ ở những vùng đất mới lần đầu đặt chân đến vẫn luôn hiện hữu. 

Nhất là ở quá khứ, khi mà công nghệ hay Internet còn chưa phát triển, nhiếp ảnh du lịch không chỉ đơn giản là để ghi lại những bức ảnh về những vùng đất mới, đó còn có thể xem là những bức ảnh tư liệu đầy quý giá. Các nhiếp ảnh gia có thể trở thành những nhà thám hiểm thực thụ khi họ khởi hành những chuyến đi bất ngờ. 

atl du lich

Nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh chiến tranh và nhiếp ảnh biên tập dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu

Ba thể loại nhiếp ảnh: báo chí – chiến tranh – biên tập, chúng khá có sự tương đồng nhau ở một điểm – đó là cùng xuất hiện bằng truyền thông.

Ở hiện tại, nhiếp ảnh báo chỉ thường được dùng với mục đích “nhanh gọn”, truyền tải nhanh và đi thẳng vào vấn đề với những câu chuyện, tin tức thời sự. Những bức ảnh này thường được chụp ngay tại thời điểm đó và bị đưa ra khỏi bối cảnh, thường là phụ lục cho tuyên truyền truyền thông. Khi nhìn vào ảnh, người ta quan tâm tới kết quả hơn là nguyên nhân của một hiện tượng xã hội hoặc sự kiện, không đem lại sự tò mò nhiều về câu chuyện đằng sau đó.

atl bc

Ảnh báo chí ngày nay đã không còn giống như trong quá khứ. Với thời điểm cách mạng số phát triển vượt bậc như hiện tại, việc đưa tin nhanh chóng mới là ưu tiên hàng đầu. Còn ở quá khứ, việc đưa những câu chuyện có chiều sâu, dưới dạng thời gian dài được ưu tiên hơn. Dù ở hiện tại, kiểu nhiếp ảnh báo chí như vậy vẫn tồn tại dù không nhiều và cũng không phổ biến. Nhưng đó vẫn là điểm tương đồng với nhiếp ảnh tư liệu.

Bên cạnh đó, trong quá khứ – thời điểm mà internet chưa phát triển và các cuộc chiến tranh đang diễn ra, nhiếp ảnh báo chí có liên quan mật thiết và có thể đảm bảo vị trí quan trọng với ngành công nghiệp in ấn là nhờ những bức ảnh về chiến tranh và các vấn đề xã hội.

atl chien tranh

Vậy nên khi đó, nhiếp ảnh chiến tranh cũng thường được coi là ảnh báo chí, Nhiều nhiếp ảnh gia thời đó vẫn nổi tiếng vì những bức ảnh chiến tranh chưa đựng những câu chuyện dài, có chiều sâu từ những điểm nóng trên khắp thế giới, như một đặc điểm của nhiếp ảnh tư liệu.

Những mẹo chụp nhiếp ảnh tư liệu

Lên kế hoạch để chụp ảnh

Nhiếp ảnh tư liệu không phải lĩnh vực dễ chụp khi nó yêu cầu nhiều về kinh nghiệm, trải nghiệm và cả một kế hoạch chụp rõ ràng. Việc chụp ảnh tư liệu có thể kéo dài hàng tháng trời mà chỉ để ghi lại những bức ảnh về một chủ đề cụ thể. 

Vì vậy việc tạo một câu chuyện, một chủ đề rõ ràng nên được lên kế hoạch cẩn thận, hoàn hảo. Bạn cần nghiên cứu, sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng bắt lấy khoảnh khắc của đối tượng hay nắm bắt được những thời điểm chụp đắt giá. Ngoài ra cũng nên chủ động linh hoạt với kế hoạch, ứng biến nhanh với những tình huống cũng sẽ mang lại những lợi ích. 

atl cach chup 1

Hiểu về câu chuyện và không gian của chủ thể

Khi chụp ảnh tư liệu, bạn cần để tâm đến việc tìm hiểu, làm quen với câu chuyện của nhân vật hoặc chủ đề chụp. Nếu cần thiết, bạn có thể tham gia và các tình huống đa dạng khác nhau, tự trải nghiệm để có thể thu thập được tư liệu để chụp ảnh. Vì chỉ khi bạn hiểu được bối cảnh của câu chuyện và không gian đặt chủ thể bao gồm tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh, bạn mới có thể chụp ra những bức ảnh có chiều sâu và độ cân bằng.

Khai thác chủ đề 

Nhiếp ảnh tư liệu cần sự am hiểu về chủ đề/chủ thể mà nhiếp ảnh gia muốn chụp để khai thác hiệu quả, vậy nên việc tìm hiểu về nhiều chủ đề khác nhau sẽ giúp bạn có được nhiều góc nhìn khác nhau, giúp phản ánh những góc nhìn đó lên hình ảnh một cách vẹn tròn hơn. 

atl ddp

Vậy nên nếu bạn muốn khai thác một chủ đề nào đó, hãy đọc thật nhiều tài liệu có liên quan về chủ đề đó và thu thập kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Nó sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng chụp và làm bức ảnh trở nên có ý nghĩa hơn, 

Địa điểm

Việc lựa chọn bối cảnh, địa điểm chụp là điều cần thiết để làm nổi bật lên chủ thể, chủ đề và câu chuyện muốn truyền tải phía sau đó. Bối cảnh chụp ra sao có thể đóng vai trò là người kể chuyện, giúp dẫn dắt vào câu chuyện của bức ảnh chụp được và góp phần giúp người nhìn hiểu được thông điệp người chụp muốn truyền tải.

atl cach chup 2

Điều chỉnh các thông số và chọn ống kính máy ảnh

Việc chụp ảnh tư liệu sẽ kém hiệu quả nếu bạn không có những kỹ năng cơ bản trong việc điều chỉnh các thông số ánh sáng của máy ảnh. Với sự phát triển về kỹ thuật số hiện nay, bạn đã có thể tự do thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO tùy theo lượng ánh sáng tại môi trường tác nghiệp. Bạn thực hành nhiều thì sẽ có được  càng nhiều kinh nghiệm để thiết lập thông số tốt hơn.

Với ống kính chụp, có nhiều loại ống kính thực sự có thể giúp mang lại hình ảnh khá tốt. Đối với ảnh chụp tài liệu, các nhiếp ảnh gia có xu hướng sử dụng ống kính 50mm f/1.8, 50mm f/1.4 và 70-200mm f/1.4L.

Chia sẻ câu chuyện và nắm bắt cảm xúc qua ảnh

Việc chia sẻ ảnh tư liệu và đem nó đến với người xem sẽ giúp họ hiểu những cách sống khác nhau và nuôi dưỡng tâm hồn. Khi đó, bản thân nhiếp ảnh gia cũng sẽ tiếp nhận, thu thập được những phản hồi mang tính xây dựng. Nên hiểu rằng chủ đề câu chuyện qua ảnh và người xem mục tiêu sẽ giúp bạn xác định cách bạn thể hiện tác phẩm của bạn như thể nào.

atl xhoi 1

Ngoài ra, bạn còn cần biết cách nắm bắt cảm xúc cho ảnh, đơn giản hiểu là một loại hình ảnh khơi gợi cảm xúc liên quan đến chủ đề. Nó cần có ý nghĩa và có thể tạo ra một loạt ảnh mà bạn cần. Chẳng hạn như việc ghi lại biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ đến cách chọn, tận dụng không gian ra sao để có thể truyền tải hàm ý về cảm xúc một cách hiệu quả trong ảnh tư liệu. Nó sẽ giúp bạn truyền tải câu chuyện một cách tốt hơn.

Nguồn tham khảo: VJ Shop, vuinhiepanh.

Leave a Comment