Photoshop và Lightroom là gì và khác nhau thế nào?

Ngày nay, hai trong số các phần mềm chỉnh sửa được Adobe phát triển là Lightroom và Photoshop trở nên vô cùng phổ biến đối với các cá nhân học thiết kế và nhiếp ảnh. Theo đó, mỗi công cụ lại chứa đựng hiệu quả sử dụng khác nhau mà nếu chưa quen, bạn có thể thắc mắc rằng tại sao lại phải dùng cả hai công cụ để xử lý ảnh hậu kỳ. Vậy, đâu là phần mềm bạn nên sử dụng, hãy đi tìm sự khác biệt ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Lightroom và Photoshop

Adobe đã phát hành Photoshop như một chương trình đồ họa vào những năm 1990 nhằm phục vụ cho nhu cầu chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số khi đó. Về sau này, khi Photoshop đã trở nên quen thuộc hơn thì Adobe lại tiếp tục ra mắt Lightroom để phục vụ riêng cho các nhiếp ảnh gia. Thực chất, mỗi phần mềm lại có một thế mạnh riêng và nếu biết vận dụng một cách phù hợp sẽ giúp hình ảnh được chỉnh sửa đẹp mắt và tạo ra các sắc độ ấn tượng.

lightroom và photoshop là hai phần mềm chỉnh sửa rất quen thuộc với người chụp ảnh

Sự khác biệt giữa Lightroom với Photoshop

Quy trình làm việc

Điều đầu tiên phải nói đến để phân biệt giữa phần mềm Photoshop và Lightroom đó là quy trình chỉnh sửa. Trong khi Lightroom có thể sắp xếp và chỉnh sửa hình ảnh cùng lúc. Nó tự động áp dụng các điều chỉnh hình ảnh mà bạn yêu thích cũng như lưu giữ đồng thời giúp sau này tìm thấy dễ dàng hơn.

Nhưng Photoshop lại không thể thiết lập như vậy. Vốn dĩ phần mềm Adobe Photoshop được thiết kế để chỉnh sửa chỉ từng hình ảnh một. Điều này tạo ra điểm bất lợi đó là phải lưu trữ một lượng lớn các tệp chỉnh sửa và rất khó để tìm lại sau này. Thậm chí ngay cả những nhiếp ảnh gia cực kỳ thích sử dụng Photoshop cũng phải sử dụng hệ thống biên tập danh mục tiện lợi của Lightroom.

Lightroom có thể sắp xếp và chỉnh sửa hình ảnh cùng lúc

Bên cạnh đó, Photoshop còn có một hạn chế khác khi nhập hình ảnh từ máy ảnh đó là chương trình không thể mở tệp RAW trực tiếp. Theo đó để giải quyết vấn đề này, Adobe đã cung cấp một công cụ có tên là Adobe Camera RAW (ACR) cho phép mở các tệp RAW trong Photoshop nhằm điều chỉnh các sắc độ màu, ánh sáng, độ tương phản cơ bản. 

Phần cuối cùng của quy trình làm việc của hai phần mềm thường là xuất tệp để in hoặc đăng trực tuyến. Theo đó, cả hai chương trình đều cho phép bạn điều chỉnh tỷ lệ khung hình và kích thước hình ảnh. Trong đó, Photoshop cho phép bạn làm điều này thông qua điều chỉnh kích thước hình ảnh (Image Size) còn Lightroom sẽ cho phép bạn thực hiện điều chỉnh kích thước mỗi khi xuất ảnh. 

Điều chỉnh kích thước hình ảnh Image Size trong Photoshop

Khả năng chỉnh sửa cơ bản

Bạn có thể thực hiện các chỉnh sửa cơ bản trong cả Adobe LightroomPhotoshop. Tuy nhiên các thao tác sử dụng, chỉnh sửa cơ bản và trải nghiệm người dùng lại rất khác nhau. Trong khi phần mềm Lightroom có các điều chỉnh độ phơi sáng và màu sắc trở nên dễ dàng hơn nhờ đơn giản hóa các thao tác và tối ưu khả năng làm việc của phần mềm với hình ảnh. 

Photoshop lại có nhiều khả năng thực hiện các điều chỉnh ảnh cơ bản. Mặc dù ban đầu, chương trình này được thiết kế dành cho các nhiếp ảnh gia nên giao diện bề ngoài không thân thiện với người dùng lắm. Các nhiếp ảnh gia khi làm việc trong Photoshop thường sử dụng Adobe Camera RAW (ACR). Tuy nhiên với phần mềm Photoshop tính năng này sẽ không nhận ngay khi bạn mở ảnh RAW trong tệp mà bạn phải cho phép bật tính năng bằng cách chọn Filter trên thanh công cụ, chọn mở Camera Raw Filter. Sau đó thực hiện chỉnh sửa ảnh.

Cách bật tính năng Adobe Camera RAW trong Photoshop

Tất nhiên, có một vấn đề là mỗi thay đổi của Photoshop đều có thể ảnh hưởng khi áp dụng vào ảnh gốc. Theo đó, các nhiếp ảnh gia thường tạo các lớp layer mới trong phần mềm này khi tiến hành một chỉnh sửa quan trọng nào đó. Bằng cách đó, họ có thể lưu lại hình ảnh ban đầu mà không phải mất công chỉnh sửa nhiều lần. Tuy nhiên nó cũng có xu hướng làm tăng kích thước tệp về sau khi xuất ảnh. 

Cấu trúc các lớp layer chỉnh sửa của Photoshop

Trong khi đó, việc lựa chọn phần mềm Lightroom sẽ không làm thay đổi ảnh gốc của bạn. Ngoài ra, khi sử dụng Lightroom, nó còn giúp chỉnh sửa hàng loạt, dễ dàng áp dụng các thay đổi đã thực hiện từ ảnh này sang ảnh khác mà không phải làm lại một lần nữa. 

Có rất nhiều Preset sẵn dành cho Lightroom

Khả năng chỉnh sửa nâng cao

Mặc dù Lightroom làm rất tốt với các thao tác chỉnh sửa cơ bản. Nhưng Adobe Photoshop lại thể hiện sự vượt trội hơn trong các thao tác chỉnh sửa hình ảnh nâng cao. Theo đó, Photoshop có thể thực hiện nhiều thao tác hơn Lightroom. Trong đó, Photoshop bao gồm nhiều công cụ sử dụng các thuật toán nâng cao giúp chuyển đổi hoặc loại bỏ các pixel ra khỏi ảnh gốc. Ngoài ra, các công cụ còn cho phép bạn thay đổi phối cảnh, thay đổi đặc điểm trên hình ảnh và thêm các bộ lọc màu và bộ lọc hiệu ứng độc đáo.

Photoshop thể hiện sự vượt trội hơn trong thao tác chỉnh sửa nâng cao

Tóm lại

Đối với hầu hết các nhiếp ảnh gia, Lightroom sẽ là một sự lựa chọn tốt hơn ở thời điểm đầu. Theo đó, việc điều chỉnh ảnh kỹ thuật số rất dễ dàng và bạn có thể quản lý hình ảnh một cách tốt nhất. Điều này trở nên cần thiết khi bạn chụp nhiều ảnh và cần chỉnh sửa đồng bộ cùng lúc. Tuy nhiên với bất cứ khi nào bạn muốn điều chỉnh hình ảnh một cách chi tiết, nâng cao, bạn nên chuyển sang phần mềm Photoshop. Do đó, hãy cứ thử nghiệm cả hai phần mềm trên và tìm ra sự kết hợp hoàn hảo cho bức hình của bạn nhé. 

Leave a Comment