.
.
.

Hiểu về Hard light và sự khác biệt với Soft light

Hard light là gì?

Hard light được hiểu là dạng ánh sáng tạo ra những phần bóng đổ đậm, rõ nét và khắc nghiệt. Với những đối tượng hoặc cảnh vật được chiếu sáng thông qua loại ánh sáng này sẽ có sự chuyển đổi một cách khá đột ngột và thể hiện sự khác biệt rõ ràng giữa vùng sáng và vùng tối. Thêm vào đó, hard light sẽ thường đến từ nguồn tương đối nhỏ so với đối tượng chụp. Với những nguồn sáng ở xa, nó sẽ tạo ra ánh sáng khó hơn và bóng sắc nét hơn.

anh hl 3

Bên cạnh đó, về sự phân biệt giữa ánh sáng cứng và mềm, giữa hai vùng sáng và tối chính là vùng này có một vùng nửa tối. Trong vùng nửa tối này, kích thước của vùng nửa tối sẽ xác định nguồn sáng là cứng hay mềm. 

Cụ thể hơn, tức là khi vùng nửa tối càng mỏng thì nguồn sáng sẽ càng cứng. Ngược lại, vùng nửa tối càng dày hay mờ thì nguồn sáng sẽ càng mềm.    

Hiểu về Hard light và trường hợp dùng

Dù cho Hard light được xem là một công cụ chất lượng cho việc set up bối cảnh chụp, giúp kết quả thu về được những cảm xúc rõ ràng, cụ thể được thể hiện qua các vùng sáng tối rõ rệt. Từ đó có thể gây ấn tượng mạnh hơn về hiệu ứng thị giác. Tuy nhiên nó cũng có khuyết điểm. Vậy nên để có thể thực sự hiểu về hard light và lý do vì sao nó được sử dụng, yếu tố quan trọng bạn cần quan tâm đó là phải hiểu đối tác của nó – ánh sáng dịu.

anh hl 4

Lý do là bởi Hard light khi lên hình có thể tạo ra những dạng bóng tối riêng biệt nên nó cũng có thể không đẹp. Thường thì kỹ thuật chiếu sáng này được tránh khi đang muốn cố che đi những sai sót hoặc những điểm không hoàn hảo nào trên đối tượng chụp. Lúc này là lúc các nhiếp ảnh gia thường có xu hướng chọn ánh sáng dịu.

Hard light và Soft light

Hard light và soft light có vài điểm khác biệt. Đối với Soft light, nó sẽ có sự chuyển đổi dần dần từ bóng tối sang ánh sáng. Bên cạnh đó cũng sẽ có sự khuyếch tán ánh sáng đều hơn. Nhờ vậy, nó giúp cho đối tượng nhìn nhẹ nhàng và nịnh mắt hơn. Bên cạnh đó về phương diện phong cách, sử dụng ánh sáng dịu cũng gíup tổng thể bức ảnh nhìn sống động thanh thoát hơn so với Hard Light.

Việc chọn sử dụng Hard light hay ánh sáng dịu phụ thuộc vào tâm trạng mà bạn đang muốn truyền tải qua hình ảnh. Bạn có thể tự đặt ra những câu hỏi như sẽ hình dung những cái bóng như thế nào? Cảm nhận đầu tiên của người nhìn khi nhìn thấy cảnh quay? Đó sẽ là những câu hỏi sẽ giúp bạn quyết định giữa việc sử dụng Hard light hay Soft light.

anh hl sl 1

Ứng dụng Hard light và Soft light

Như đã đề cập, nguồn sáng nhỏ vốn là thứ tạo ra ánh sáng cứng, khi để chúng càng xa vật cản thì vật cản sẽ đổ bóng lên trên bề mặt như tường hay phông nền. Vậy nên muốn bạn muốn giả lập dạng ánh sáng cửa sổ, bạn có thể thử dùng cách sử dụng một chiếc đèn trực tiếp đánh qua bìa giấy được cắt thành nhiều ô.

Khi đó bạn sẽ có một kiểu background đầy thú vị. Từ đó bạn có thể kết hợp bìa giấy này với ánh sáng mềm để đánh sáng vào chủ thể. Kết quả là bạn vừa có được một background nịnh mắt và gíup cho chủ thể cũng đủ sáng, mềm mại hơn.

Dù vậy, muốn thể hiện bức ảnh của mình theo phong cách như thế nào sẽ là tuỳ vào mong muốn và định hướng của bạn. Không có kiểu ánh sáng nào xấu mà chỉ có phù hợp hay không. Nó sẽ tùy vào concept bạn chọn, phong cách bạn muốn thể hiện khi chụp ảnh ra sao. Vậy nên bạn có thể thử cả hai, xem nó ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh cuối cùng và có phù hợp với phong cách bạn chọn không.

Kích thước của nguồn sáng

Về phương diện kích thước nguồn sáng, bạn có thể kiểm soát thông số này với nguyên tắc chung như sau: khi nguồn sáng kích thước lớn sẽ đồng nghĩa với việc ánh sáng đó sẽ bao phủ xung quanh đối tượng. Qua đó giúp lấp đầy những khoảng tối, nhờ đó mà giúp cho tổng thể hình ảnh nhìn được thanh thoát, mềm mại hơn. Ngược lại nếu sử dụng nguồn sáng có kích thước nhỏ hơn chiếu vào đối tượng, nó sẽ khiến các vùng tối trở nên mạnh hơn. 

anh hl 1

Để điều chỉnh yếu tố này, bạn có thể thường xuyên kiểm tra ảnh sau khi chụp trên màn hình LCD của máy ảnh và xác định xem có cần tăng kích thước nguồn sáng lên hay không. Nếu dùng đèn Speedlite ở bên ngoài máy ảnh, bạn có thể dùng thêm phụ kiện là một chiếc hộp dùng làm mềm ánh sáng lên trên đèn.

Còn nếu bạn chụp bằng đèn Speedlite trên máy ảnh, bạn nên hướng chiếu sáng lên phía trần nhà hay tường để có thể mô phỏng nguồn sáng có kích thước lớn hơn.

Khoảng cách của nguồn sáng 

Khoảng cách từ nguồn sáng đến chủ thể là thông số giúp bạn có thể kiểm soát để biết việc sẽ thu được soft light hay Hard light. Chỉ cần điều chỉnh khoảng cách phù hợp là đã có thể thay đổi chất lượng ánh sáng. 

Nếu như ạn muốn di chuyển linh hoạt xa – gần đối với đối tượng và đèn flash lại được gắn cố định vào chân gắn của máy ảnh,  bạn nên cân nhắc lựa chọn ống kính nào phù hợp. Trong đó, bạn có thể tham khảo dùng ống kính zoom. Dạng ống kính này sẽ gíup bạn nhanh chóng thay đổi khung hình hơn khi di chuyển gần hay xa ra khỏi đối tượng. Đồng thời nó cũng giúp thay đổi chất lượng ánh sáng theo đúng ý.

anh sl

Mặt khác, bạn cũng cần lưu ý khi điều chỉnh khoảng cách ánh sáng đến đối tượng chụp thì cường độ ánh sáng cũng sẽ thay đổi. Khi đó, ánh sáng càng gần sẽ cần ít năng lượng hơn. Ngược lại, nếu càng di chuyển ánh sáng ra xa chủ thể chụp, bạn sẽ cần bù lại bằng nhiều năng lượng hơn. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể bù thủ công bằng cách điều chỉnh công suất đèn flash. 

Nguồn tham khảo: zinbleacademy, lamtvc, snapshot.canon-asia

Leave a Comment