.
.
.

Cách chụp ảnh chân dung đẹp lấy ánh sáng ngược từ cửa sổ

Nên sử dụng ánh sáng ngược đi từ cửa sổ để chụp ảnh chân dung trong nhà. Bạn có thể làm sáng và làm mịn hoa văn của ảnh bằng cách tạo ra ánh sáng bằng tấm phản quang đồng thời áp dụng bù phơi sáng dương. Trong nội dung sau đây, tôi sẽ cung cấp hướng dẫn từng bước, minh họa những hiệu ứng khác nhau. (Người trình bày: Teppei Kohno)

portrait 1266

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8/ 1/80 giây)/ ISO 200/ WB: Auto/ FL: 50mm (tương đương 35mm ở định dạng 35mm)
Các phụ kiện được sử dụng: chân máy và tấm phản quang

Bước 1: Tìm một nguồn sáng dịu

portrait 1266 1

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/125 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Các phụ kiện được sử dụng: chân máy

Độ tương phản giữa những vùng sáng và tối trở nên mạnh lên khi ánh sáng ngược quá mạnh. Trong ví dụ này, tôi sử dụng ánh sáng ngược vào một ngày có mây, đây là điều kiện dễ xử lý và hiệu quả để tạo ra hoa văn mịn màng.

Bước 2: Làm sáng đối tượng chân dung bằng ánh sáng ngược phản chiếu từ bên dưới

portrait 1266 2

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/125 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Các phụ kiện được sử dụng: chân máy và tấm phản quang

portrait 1266 3

Khi sử dụng ánh sáng ngược để chụp ảnh, nó tạo ra hậu cảnh tối như minh họa ở Bước 1. Để tránh vấn đề này, bước đầu tiên là phản chiếu ánh sáng ngược từ bên dưới dùng một tấm phản quang mà không điều chỉnh giá trị phơi sáng. Phản chiếu ánh sáng ngược không chỉ giúp làm sáng đối tượng, mà còn thêm cảm giác mờ mịn và làm nổi khối tông màu da.

Bước 3: Làm sáng ảnh bằng bù phơi sáng dương

portrait 1266 4

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/60 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Các phụ kiện được sử dụng: chân máy và tấm phản quang

Tiếp theo, áp dụng bù phơi sáng dương để làm sáng ảnh. Ở đây, điều quan trọng là trước tiên phải thực hiện theo bước sử dụng tấm phản quang, sau đó thêm bù phơi sáng dương để tinh chỉnh độ sáng khi chỉ riêng ánh sáng từ tấm phản quang là không đủ. Điều chỉnh lượng bù phơi sáng đồng thời kiểm tra hình ảnh trên máy ảnh.

Bước 4: Điều chỉnh góc để thêm độ sâu cho bố cục

portrait 1266 5

EOS 5D Mark III/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8/ 1/80 giây)/ ISO 200/ WB: Auto/ 50mm (tương đương 35mm ở định dạng 35mm)
Các phụ kiện được sử dụng: chân máy và tấm phản quang

Bước 3 minh họa ảnh chụp từ bên phải phía trước đối tượng. Ở Bước 4, tôi điều chỉnh một chút góc của vị trí để thêm vẻ thú vị cho bố cục. Làm như thế sẽ tăng độ sâu cho hậu cảnh. Ngoài ra, tôi tạo ra khoảng trống ở bên trái của bố cục và nhấn mạnh nó bằng một cái điện thoại.

Để ý sự cân bằng giữa sáng và tối

Ánh sáng ngược từ cửa sổ là hữu ích cho các cảnh trong đó bạn muốn chụp đối tượng chân dung với không khí dịu nhẹ. Tuy nhiên, giải quyết ngược sáng có thể là một việc khó khăn. Các ví dụ bên trên được chụp vào một ngày có mây, và dễ xử lý ánh sáng ngược hơn so với vào một ngày trời trong khi có ánh nắng mạnh, điều này làm cho hậu cảnh trở nên sáng và xuất hiện hiện tượng mất chi tiết sáng tối, làm cho khó làm nổi bật tông màu da của đối tượng chân dung hơn.

Nếu bạn gặp vấn đề này, hãy thử giảm sự chênh lệch giữa các vùng sáng và tối đồng thời thêm ánh sáng cho các vùng tối bằng tấm phản quang. Một cách thay thế là chớp đèn flash yếu. Nhưng một phương pháp khác là đặt máy ảnh ở góc từ bên trên hoặc từ bên hông để loại bỏ ánh sáng không mong muốn. Sẽ không thể tái tạo hoa văn nhỏ của đối tượng chân dung ở tiền cảnh chỉ bằng cách áp dụng bù phơi sáng dương. Một điểm cân nhắc quan trọng khi chụp là đảm bảo rằng hiện tượng nổi khối và kết cấu tông màu da là dễ nhận thấy trong ảnh.

portrait 1266 6

Theo Canon-asia

Leave a Comment