.
.
.

Các chế độ chụp ảnh phổ biến trên máy ảnh

Ở thời điểm hiện tại, rất dễ dàng để có thể tìm mua các thiết bị có thể chụp được chất lượng ảnh từ khá đến tốt. Tuy nhiên, khác với điện thoại thông minh, máy ảnh compact, máy ảnh DSLR đòi hỏi người sử dụng phải nắm được một số kiến thức cơ bản cũng như cách sử dụng các chế độ chụp trên máy. 

Chế độ chụp tự động (Auto)

Trên hầu hết tất cả loại máy ảnh hiện có ở thị trường để có chức năng này. Chế độ này thường được nhà sản xuất ký hiệu là chữ A+, i và biểu tượng máy ảnh. Ngoài ra, có loại máy sẽ đề thẳng là Auto/tự động. Ký hiệu hoặc chữ sẽ có màu xanh lá, khác với màu sắc của các chế độ trên máy.

Với chế độ Auto/tự động, cách sử dụng máy ảnh sẽ tương tự như máy ảnh du lịch hoặc smartphone/điện thoại thông minh. Theo đó, người dùng chỉ cần giơ máy ảnh lên và máy sẽ tính toán các thông số liên quan đến khẩu độ, tốc độ.

các chế độ chụp trên máy ảnh

Đối với người không chuyên hay vừa bước vào con đường nhiếp ảnh, chế độ này rất tiện lợi vì không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao vì máy sẽ tự xử lý các thông số như: khẩu độ, tốc độ màn trập cũng như ISO. 

Tuy nhiên, chế độ Auto cũng tồn tại một số khuyết điểm. Ví dụ như, vì là chế độ tự động nên khi máy tính toán sai thông số so với môi trường, ảnh sẽ bị ảnh hưởng, bị rung và nhòe vì tốc độ chụp sai. Vì vậy, người mới cần tìm hiểu thêm các chế độ chụp ảnh khác phù hợp hơn.

Chế độ chụp Av/ưu tiên khẩu độ

Chế độ chụp ảnh ưu tiên khẩu độ được các loại máy chụp hình đặt ký hiệu có sự khác biệt. Điển hình như, Canon gọi chế độ chụp này là Av, Nikon và Sony lựa chọn ký hiệu A. 

Theo đó, nhờ chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, người dùng sẽ chỉ cần điều chỉnh khẩu độ của ống kính sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Phần các thông số còn lại như ISO, tốc độ màn trập, máy sẽ tự xử lý. Đây là chế độ chụp khá phổ biến từ người mới dùng máy ảnh cho đến nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

ảnh chân dung

Đối với các trường hợp như chụp ảnh chân dung hay ảnh sự kiện quan trọng mang tính chất bắt khoảnh khắc, các chế độ chỉnh tay sẽ khiến người chụp mất nhiều thời gian, bỏ lỡ những khoảnh khắc vàng. Ngược lại, chế độ chụp Av sẽ giúp người dùng khắc phục điều đó.

Chế độ chụp Tv/ưu tiên tốc độ chụp

Tương tự như chế độ chụp Av/ưu tiên khẩu độ, chế độ Tv/ưu tiên tốc độ cũng được ký hiệu khác nhau tùy vào hãng máy ảnh. Đối với thương hiệu Canon, chế độ này được gọi là Tv. Còn trên máy ảnh Nikon và Sony là S (Viết tắt của từ Speed).

Theo đó, chế độ chụp ưu tiên tốc độ có mục đích cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ hoạt động của màn trập, máy ảnh sẽ tự xử lý các thông số khác như: khẩu độ của ống kính, độ nhạy sáng ISO. 

ảnh vận động viên bơi lội

Trong thực thế, nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp đa phần đều sử dụng chế độ này với mục đích chụp ảnh thể thao hoặc các hoạt động di chuyển nhanh. Nhờ vậy, ảnh sẽ hạn chế tối đa bị mờ hoặc nhòe.

Chế độ chụp M/chỉnh tay hoàn toàn

M là từ viết tắt của từ Manual, vì vậy chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn được gọi là chế độ M. Cụ thể, với chế độ này, máy ảnh cho phép người sử dụng tùy chỉnh hết các thông số của máy, từ khẩu độ, tốc độ màn trập đến độ nhạy sáng ISO.

Tuy nhiên, chế độ chụp này chỉ thật sự phù hợp cho những ai đã nắm được các lý thuyết cơ bản liên quan đến khẩu độ, tốc độ và ISO cũng như sự gắn bó mật thiết của 3 yếu tố này. 

các chế độ chụp trên máy ảnh

Vì có thể tùy chỉnh theo ý muốn nên chế độ chỉnh tay dành cho những ai muốn sáng tạo các bức ảnh độc đáo. Vì vậy, chế độ này thường được các nhiếp ảnh gia hoặc ekip chụp chuyên nghiệp sử dụng.

Chế độ chụp bán tự động

Chế độ chụp bán tự động được ký hiệu bằng chữ P, theo đó, chế độ này cho phép người sử dụng có thể tùy chỉnh một số thông số cơ bản với cách chụp tương tự như chế độ auto.

Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể tùy chỉnh ISO, các thông số cơ bản hay flash chứ không thể chỉnh khẩu độ hoặc tốc độ của máy ảnh. Đối với những người vừa mới học chụp ảnh, đây là chế độ phù hợp.

hình máy ảnh đang chụp

Có thể nói, trong số các chế độ kể trên, người vừa bước vào con đường nhiếp ảnh nên lựa chọn luyện tập với chế độ Auto và chế độ P. Các chế độ còn lại dành cho người đã sử dụng máy lâu hoặc các nhiếp ảnh gia để có thể kiểm soát những thông số phức tạp của máy ảnh nhằm tạo ra bức hình ưng ý nhất.

Trên đây là các chế độ chụp ảnh của máy ảnh DSLR. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm một số bài viết bổ ích khác về máy ảnh tại https://hoangphucphoto.com

Leave a Comment