Tóm tắt phần 1
Quá trình mua máy ảnh cũ chưa bao giờ là dễ dàng. Có câu ‘ chỉ có người mua nhầm chứ người bán không nhầm’ . Điều đó luôn đúng vậy nên các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng kiểm tra để không bị nhầm lẫn trong việc mua máy ảnh 2nd. Hoangphucphoto rất vui khi được chia sẽ những kiến thức này đến các bạn.
Trước khi bước qua phần 2 trong seri ” những lưu ý cần biết nếu bạn muốn mua máy ảnh 2nd” . Mình sẽ điểm qua những lưu ý chính ở phần 1.
- Ưu điểm và nhược điểm máy ảnh 2nd
- Lưu ý cần biết khi mua máy ảnh 2nd :
- kiểm tra ngoại hình.
- kiểm tra màn hình LCD
- kiểm tra pin và flash cóc
- kiểm tra viewfinder
- kiểm tra serial number
Bây giờ chúng ta sẽ đi qua phần 2 để nắm thêm những kiến thức cần có khi cần mua máy ảnh cũ 2nd.
Lưu ý cần biết khi mua máy ảnh 2nd ( phần 2 )
6 Check số shots – shutter count
Đây là điều mà rất nhiều bạn quan tâm, là số Shots, số lần chụp của chiếc máy ảnh đó. Thông thường tuổi thọ của 1 chiếc máy ảnh được tính bằng số shots này và nó rơi vào tầm 150.000 – 400.000 tùy dòng máy ảnh. Thông tin trên đến từ nhà sản xuất trong môi trường thí nghiệm, tuy nhiên điều này cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến 1 chiếc máy ảnh, bởi nếu đạt quá số lượng shots của 1 chiếc máy ảnh chúng ta có thể thay thế nó, chưa kể để đạt được con số đó với người chơi ảnh bình thường là rất lâu.
Những chiếc mấy ảnh với số shots càng ít thì giá càng cao vì độ mới, đó là tâm lý người bán hướng đến người mua, tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên. Số shots không nói lên quá nhiều điều về chất lượng máy ảnh, 1 chiếc máy ảnh với số shots ít nhưng lại quay phim rất nhiều còn tệ hại hơn. Vậy nên hãy tận dụng nó để có 1 mức giá tốt.
Thông thường 1 chiếc máy ảnh với số shots từ 20.000 trở lại là khá mới . Với người kỹ tính thì 10.000 trở lại là con số đẹp. Đối với dân nhiếp ảnh chuyên nghiệp thì trên 50.000 vẫn là 1 lựa chọn tốt. Thậm chí nếu bạn có kế hoạch lên đời thay đổi máy ảnh thì lựa chọn 1 chiếc máy ảnh với số shots cao và mức giá thấp còn rất hợp lý.
Bạn có thể ra cửa hàng nhờ họ kiểm tra số shots hoặc tự kiểm tra bằng các phần mềm như EOS.info, CanonEosDigitalInfo, opanda, shuttercounter.com.
1 điều cần lưu ý nữa đó là cách check shots trên chỉ thích hợp dành cho dòng máy DSLR mà thôi. Đối với dòng Mirrorless không gương lật không thể áp dụng và bạn cũng không cần quan tâm đến số shots trên dòng máy ảnh đó.
7 Kiểm tra gương lật
Gương lật là bộ phận phản xạ ánh sáng bên trong máy ảnh. Bạn cần kiểm tra bề mặt gương có bụi bẩn hay trầy xước hay không. Kiểm tra chốt gương xem có bị lệch do tháo lắp hay không. Gương lật nếu bị sai lệch sẽ dẫn đến việc lấy nét của bạn bị sai lệch theo, hình ảnh sẽ bị mờ nhòe. Hãy chụp ảnh thử và kiểm tra nhé.
8 Kiểm tra cảm biến
Đây chính là phần chính, là trái tim của 1 chiếc máy ảnh, nó quyết định chất lượng chiếc máy ảnh 2nd bạn mua có thực sự tốt không, vậy nên hãy kiểm tra chi tiết này kỹ lưỡng nhất nhé.
Để kiểm tra cảm biến trên máy Mirrorless, bạn chỉ cần mở nắp che ngàm ống kính là thấy được, đối với DSLR bạn cần vào phần menu vào thao tác mở gương lật lên. Hãy kiểm tra xem cảm biến có bị bẩn hay trầy xước hay không. Nếu chỉ là bụi bẩn ít chúng ta có thể vệ sinh, tuy nhiên nếu quá nhiều hoặc bị trầy xước hãy bỏ qua chiếc máy ảnh đó. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh xuất ra.
Đó là phần kiểm tra bề mặt nhìn thấy được, tiếp theo chúng ta cần kiểm tra các pixel nằm trên cảm biến. Có 2 loại bất thường pixel thường xuất hiện trên cảm biến đó là hot pixel và dead pixel. Chúng ta sẽ test từng loại bằng cách chụp thử như sau.
Hãy tháo ống kính và lắp nắp che ngàm lại, để iso thấp và thời gian chụp khoảng tầm 10s, mục đích là để cảm biến phải phơi sáng và nóng lên. Sau đó hãy quan sát ảnh chụp được xem có điểm nào mang màu sắc khác biệt và vị trí lộn xộn hay không. Nếu có đó là hot pixel xuất hiện khi sensor bị nóng lên hoặc tiếp xúc với nguồn sáng đối diện có cường độ mạnh.
Đối với dead pixel chúng ta hãy chụp vào 1 mặt phẳng trắng như 1 tờ giấy, chụp vài tấm chồng lên nhau và zoom lên xem có điểm pixel bất thường nào bị trùng vị trí hay không. Nếu trùng thì đó là điểm dead pixel, tức là điểm chết trên cảm biến. Đối với hot pixel thì vài điểm không đáng kể, tuy nhiên nếu có điểm dead pixel thì bạn nên bỏ qua chiếc máy ảnh này. Bởi cảm biến đó đã bị lỗi và không thể khắc phục được.
9 Kiểm tra ngàm gắn ống kính
Đây là vị trí tiếp xúc giữa máy ảnh và ống kính, nó quyết định chiếc lens có hoạt động hoàn hảo trên máy chụp ảnh hay không. Các bạn hãy kiểm tra bề mặt tiếp xúc xem có bị xây xước hay không, các ốc vặn còn đầy đủ hay không, các chân tiếp điểm điện tử có bị cong, xô lệch hoặc thiếu chỗ nào không. Nếu có những đặc điểm trên các bạn nên bỏ qua chiếc máy ảnh đó nhé.
10 Kiểm tra lấy nét
Vấn đề lấy nét bị sai trên 1 chiếc máy ảnh sẽ do khá nhiều yếu tố quyết định, vì vậy nếu bạn test thấy máy ảnh lấy sai nét thì hãy bỏ qua chiếc máy ảnh đó. Để test bạn hãy gắn 1 chiếc lens không có lỗi, nếu được hãy dùng lens mới. Hãy mở khẩu độ lớn nhất là lấy nét vào chủ thể ở khoảng cách tầm 4 đến 5 mét. Bạn hãy lấy nét nhiều vị trí nhất có thể và lập lại thêm vài lần chụp khác nhau.
Tổng kết
Và trên đây là những lưu ý còn lại trong quá trình mua máy ảnh 2nd mà các bạn cần lưu ý. Hãy trang bị cho mình những kiến thức để lựa chọn được 1 chiếc máy ảnh cũ 2nd chất lượng với giá thành tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Hoangphucphoto nhé.
Nguồn tham khảo : mayanh24h, freetuts, mayanhcudaklak, tinhte.
Nguồn ảnh : mayanhcudaklak, Google, mayanhjp, tinhte.