.
.
.

60s hiểu nhanh về kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu

Chụp ảnh phơi sáng lâu là gì?

Chụp ảnh phơi sáng lâu (long exposure) được hiểu là kỹ thuật chụp ảnh với tốc độ cửa trập thấp, qua đó làm đầy cảm biến hình ảnh của máy ảnh bằng ánh sáng. Thường các kiểu chụp ảnh khác sẽ sử dụng tốc độ màn trập nhanh, nhưng với ảnh phơi sáng lâu thì vẫn cần màn trập mở trong một giây hoặc lâu hơn. 

Để thực hiện được việc này, bạn có thể dùng cách giữ nút chụp, có thể giữ nút chụp thông qua việc sử dụng nút chụp từ xa hay điều chỉnh cài đặt máy ảnh để có thể tự động giữ cửa trập mở lâu.

Riêng với thể loại ảnh phong cảnh, chụp phơi sáng lâu có thể giúp ích nhiều cho việc bắt được và ghi lại chuyển động của những sự vật như sông chảy, sóng biển…, giúp làm mờ và làm mềm bất cứ thành phần nào trong hình ảnh chuyển động. 

Bên cạnh đó, chụp ảnh phơi sáng lâu cũng khá phổ biến trong chụp ảnh ban đêm. Việc phơi sáng lâu sẽ giúp ích trong việc tạo ra các vệt sao lung linh, huyền ảo khi chụp ảnh bầu trời đêm. Còn nếu chụp ảnh đêm thành thị, phơi sáng lâu sẽ khiến những vật chuyển động như ô tô, xe máy,… thành những vệt sáng của đèn phương tiện.

PA LAU 3

Mẹo chụp ảnh phơi sáng lâu

Dùng máy ảnh có chức năng chỉnh tay và chế độ bóng đèn

Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là cần một chiếc máy ảnh có chất lượng tốt. Vì vậy thứ cần thiết nhất mà bạn nên chuẩn bị đó là một chiếc máy ảnh kỹ thuật số phơi sáng lâu. Nó sẽ cho phép bạn có thể tự chỉnh thủ công các giá trị của một số tính năng nhất định. 

Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ cần đến một công cụ cho phép bạn chọn một giá trị cho ISO phù hợp với khẩu độ cũng như chọn ra tốc độ cửa trập cần thiết. Để làm được điều này, một chiếc máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh Mirrorless sẽ có ích cho bạn trong trường hợp này.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng là chế độ bóng đèn (Bulb) như 1 phương tiện hỗ trợ hiệu quả. Hầu như các máy ảnh hiện nay đều có chế độ thủ công. Nó cho phép bạn đặt thời gian phơi sáng lâu nhất là 30s và khiến cho bức ảnh có thêm những điểm nổi bật hơn. Chế độ bóng đèn cho phép màn trập máy ảnh mở lâu hơn. Với những máy DSLR hàng đầu của các hãng nổi tiếng như Nikon, Sony, Canon, Fujifilm đều có chế độ bóng đèn.

PS CHE DO B

Sử dụng chân máy ảnh

Khi chụp ảnh phơi sáng lâu, nó sẽ khiến máy ảnh dễ bị rung, thường làm hình ảnh bị mờ nhoè, biến dạng theo. Vậy nên nếu muốn tránh vấn đề này, hãy đầu tư thêm một chiếc chân máy ảnh khi chụp ảnh phơi sáng để máy ảnh ổn định. Bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa việc có và không có chân máy ảnh khi đang chụp ảnh nhưng lại bị những tác động đến từ  môi trường xung quanh.

Đương nhiên bạn không cần thiết phải mua chân máy quá đắt đỏ. Nhưng hãy lựa chọn và cân nhắc cẩn thận, nên mua một chiếc chân máy chắc chắn và cũng cần phù hợp trong tầm tài chính của bạn. 

Tìm kiếm hình ảnh có chuyển động

Sự chuyển động là yếu tố cần thiết để chụp ảnh phơi sáng lâu bởi nếu không có chuyển động thì trong hình ảnh sẽ không có gì để phân biệt việc thời gian trôi qua và cũng không để lại điểm ấn tượng cho ảnh. Về thời gian để chụp ảnh phơi sáng lâu, thường nó sẽ thay đổi từ các khoảng 15 giây – 15 phút – nhiều giờ đồng hồ (đối với ảnh phơi sáng lâu hơn). Điều này còn tùy vào chuyển động bạn muốn chụp ra sao.

anh ps

Điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh

Khi dùng thời gian phơi sáng lâu, nó có thể mang đến nguy cơ khiến cảm biến hình ảnh của bạn bị “ngập” trong lượng ánh sáng nhiều quá mức. Để giải quyết vấn đề này, có những cách sau đây có thể tham khảo:

– Dùng bộ lọc ND: nó sẽ giúp ngăn ánh sáng tiếp cận đến cảm biến máy ảnh và cho phép thời gian phơi sáng lâu hơn. Điều này sẽ hữu ích trong trường hợp chụp phơi sáng lâu vào ban ngày. Vì đây là lúc ánh sáng mặt trời chiếu xuống, đây có thể là nguồn sáng quá mạnh và gắt. Thông qua cách giảm ánh sáng, bộ lọc ND sẽ cho phép mở khẩu nhiều hơn trong khi phơi sáng lâu. Lưu ý rằng những bộ lọc chất lượng thấp có thể gây ảnh hưởng không tốt đến ảnh kết quả cuối cùng bạn chụp. Chẳng hạn như các lỗi biến dạng và đổ màu,. Vậy nên hãy tìm hiểu và nghiên cứu trước khi chọn mua.

– Một cách khác giúp bạn kiểm soát lượng ánh sáng đi vào đó là chụp ảnh vào ban đêm. Vì trong chụp ảnh ban đêm, không như ánh mặt trời hay đèn studio chân dung làm, các nguồn sáng ở ban đêm như các ngôi sao , mặt trăng, đèn pha ở xa sẽ không tác động nhiều cảm biến máy ảnh.

– Cuối cùng đó là hãy hạn chế phơi sáng bằng cách dùng khẩu độ nhỏ trên máy ảnh của bạn.

Chọn nền động cho các đối tượng tĩnh

Trước tiên, hiểu rằng chụp ảnh phơi sáng lâu sẽ vận hành bằng cách ghép nối chủ thể bất động với nền chuyển động và ngược lại. Vì vậy khi chụp một vật thể tĩnh, ví dụ như tòa nhà ở dưới một cơn mưa giông đi qua. Khi đó chuyển động của các đám mây sẽ tạo ra bầu trời mờ ảo, làm nổi bật lên hiệu ứng diễn tả thời gian trôi qua, nhấn mạnh vào vật thể tĩnh là căn nhà.

anh ps lau nha

Áp dụng quy tắc 500

Quy tắc 500 sẽ giúp bạn tính toán được lượng thời gian tối thiểu cần thiết để chụp mờ chuyển động trong ảnh phơi sáng lâu. Cụ thể về quy tắc này, đó là bạn hãy chia 500 cho tiêu cự ống kính và kết quả sẽ là số giây tối đa mà bạn có thể phơi sáng cho hình ảnh trước khi chụp các vệt sáng hay chuyển động mờ khác.

Chụp một vài tấm ảnh thử nghiệm

Đừng nên chụp thật sự ngay khi vừa thiết lập máy mà nên dành thời gian để nghiên cứu, chụp thử trước. Lưu ý hãy cài đặt máy ảnh của bạn bằng cách đặt ở chế độ M (thủ công) hoặc A/Av (ưu tiên khẩu độ). Bên cạnh đó, giá trị khẩu độ cũng nên được đặt phù hợp và nhớ ghi lại kết quả để kiểm tra, đối chiếu.

Chú ý đến thời tiết

Thời tiết sẽ ảnh hưởng đến bức ảnh và quá trình chụp của ban. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ về địa điểm chụp trước khi bắt đầu đến để chụp. Luôn theo dõi thông tin hay tình hình thời tiết, nhất là khi trời đã mưa liên tục hoặc đang vào mùa mưa. Chú ý không nên chọn đi chụp khi bầu trời không có mây hoặc nếu trời mưa như trút nước. 

anh ps pc

Dùng phần mềm chỉnh sửa

Nếu bạn cảm thấy rằng ảnh của bạn đã chụp không ưng ý, không thể chụp trong điều kiện ánh sáng đúng ý thì bạn có thể khắc phục sự cố bằng phần mềm chỉnh sửa. Nhờ các phần mềm chỉnh sửa, bạn có thể tạo ra các hiệu ứng nhất định của chụp ảnh phơi sáng lâu.​​ 

Nguồn: aitop.vn, kyma.vn

Leave a Comment