.
.
.

Quá trình tiếp nhận ánh sáng và xử lý trên máy ảnh

Tổng thể về máy ảnh

Xin chào tất cả mọi người, có lẽ một khi đã bước vào sân chơi nhiếp ảnh thì ít nhiều ai cũng phải biết máy ảnh là gì và hiệu quả của máy ảnh. Tuy nhiên hầu hết chúng ta chỉ biết cầm máy lên và nhấn chụp là có ảnh. Ít ai quan tâm đến cơ chế hoạt động của nó, đơn giản vì chúng ta thực dụng chỉ quan tâm đến thành phẩm sau cùng mà thôi.

Nguyên lý hoạt động của máy ảnh

Máy ảnh đơn giản là 1 chiếc hộp kín với 1 chiếc lỗ để nhận ánh sáng và 1 chiếc lỗ để nhìn thấy ánh sáng. Đó là cách hiểu nôm na đơn giản nhất, còn cấu tạo bên trong chiếc hợp đó là gì mới là phần phức tạp và ăn tiền. Chiếc lỗ đầu tiên thu nhận ánh sáng đó là ống kính của chúng ta, chiếc lỗ thứ 2 đó là lỗ ngắm live view. Còn bên trong phần quan trọng nhất chúng ta có cảm biến của máy ảnh.

Sự ra đời của máy ảnh - KhoaHoc.tv

Tuy nhiên theo cảm quan của mình, việc sử dụng 1 thiết bị có nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả của nó. Việc hiểu được nguyên lý hoạt động của máy ảnh sẽ giúp bạn có 1 cái nhìn tổng quát hơn về thiết bị của mình, từ đó hiểu được cách vận hành của nó và đón nhận những diễn biến từ chiếc máy ảnh. Bài viết này Hoangphucphoto xin phép chia sẻ đến các bạn cách vận hành của 1 chiếc máy ảnh. Cùng theo dõi nhé.

Cấu tạo chính của 1 chiếc máy ảnh

Để hiểu về nguyên tắc vận hành của máy ảnh, đầu tiên chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành nên 1 chiếc máy ảnh. Để bài viết hiệu quả hơn mình xin phép chia sẻ cấu tạo chính của 1 chiếc máy ảnh kỷ thuật số DSLR, dòng thông dụng nhất của anh em nhiếp ảnh gia. cùng đến với cấu tạo của 1 chiếc DSLR nhé.

may anh DSLR la gi nguyen ly hoat dong BinhMinhDigital(1)
Thành phần cơ bản của 1 máy ảnh

Dựa vào ảnh trên chúng ta có thể quan sát cấu tạo của 1 chiếc máy ảnh bao gồm :

  • Ống kính – Bộ phận rời của máy ảnh.
  • Gương phản xạ – còn gọi là gương lật.
  • Màn trập – cửa chập
  • Cảm biến – là cảm biến quan, bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh.
  • Màn mờ lấy nét – là tấm màn trung tâm máy ảnh giúp máy ảnh lấy nét.
  • Kính Condenser – Là thấu kính hội tụ, 1 gương cầu lồi giúp hội tụ ánh sáng đi vào màn hình ngắm.
  • Lăng kính 5 cạnh – hay gọi là gương ngũ giác, hệ thống phản chiếu hình ảnh
  • Lỗ ngắm – màn hình live view.

Chúng ta cùng phân tích cấu tạo và nhiệm vụ của 1 số bộ phận quan trọng nhất trên máy ảnh nhé.

1 Ống kính

Ống kính là tập hợp của rất nhiều thấu kính với hình dạng khác nhau, mang mục đích là đưa ánh sáng theo cách chủ động của người dùng tới gương phản xạ, từ đó tạo ra hình ảnh chúng ta có thể quan sát từ màn hình live view. Những thấu kính này được thiết kế và tính toán quang học rất kỹ lưỡng trước khi đưa vào sản xuất.

Bên trong ống kính ngoài các thấu kính chúng ta có 1 thành tố rất quan trọng đó là khẩu độ. Là bộ phận cho phép người dùng tính toán lượng ánh sáng được phép vào tới gương phản xạ.

Cấu trúc quang học ống kính

Khẩu độ đóng vai trò là 1 cánh cửa tiếp nhận ánh sáng. Độ mở khẩu độ càng lớn thì ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại.

khẩu độ máy ảnh

2 Gương phản xạ

Gương phản xạ đúng như tên gọi của nó với mục đích duy nhất là phản xạ. Ánh sáng từ môi trường khi đi qua ống kính sẽ bị đảo ngược và gương phản xạ sẽ phản xạ ánh sáng đó trợ lại và đi về bộ phận gương ngũ giác. Ở gương ngũ giác ánh sáng sẽ phản xạ thêm vài lần ở các cạnh trước khi đi ra kính ngắm.

Tìm hiểu khung ngắm máy ảnh SLR và RF | iZdesigner - Thư Viện Đồ Họa Và Ý  Tưởng Sáng Tạo
Gương phản xạ là phần màu xanh lá

3 Kính ngắm

Tiếp theo đó là đầu ra của ánh sáng, đó là kính ngắm, nơi mà ánh sáng được phản chiếu bên trong máy ảnh và hình thành hình ảnh cho chúng ta quan sát. Có 2 loại kính ngắm thông dụng nhất đó là ống kính quan học trên dòng DSLR và kính ngắm điện tử của dòng Mirrorless. Chúng ta sẽ cùng phân tích kính ngắm quang học.

kính ngắm

Chúng ta có thể thấy sơ đồ đường đi của ánh sáng đến kính ngắm như thế nào, nó khá phức tạp bởi có khá nhiều đơn vị tiếp xúc trên quá trình duy chuyển. Tuy nhiên có thể tóm lượt lại 1 cách đơn giản như thế này.

Ánh sáng đi qua ống kính bị đảo ngược lại ở gương phản xạ. phần chính ánh sáng sẽ được phản xạ đi vào hệ thống gương ngũ giác và phản xạ thêm 1 lần nữa để đi đến kính ngắm live view. 1 phần nhỏ ánh sáng sẽ di chuyển xuống cảm biến lấy nét.

4 Màn chập

Màn chập là 1 bộ phận nằm trước cảm biến, là nơi bảo vệ cảm biến cũng như cho phép ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh. Chúng ta thường sẽ có 2 màn chập bên trong máy ảnh. 1 màn chập mở ra đón ánh sáng khi nhấn nút chụp và 1 màn chập đóng lại khi quá trình phơi sáng kết thúc.

hoạt động màn trập cơ học

Tốc độ đóng mở màn chập phụ thuộc vào máy ảnh cho phép. Với máy ảnh có tốc độ màn chập cao bạn sẽ có khả năng đóng băng khung hình nhanh và ngược lại.

5 Cảm biến

Và đây là phần quang trọng nhất của 1 chiếc máy ảnh. Cảm biến là bộ phận nằm sau màn chập. Khi chụp mà chập mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến. Ở đây sẽ diễn ra quá trình chuyển đổi ánh sáng thành điện năng.

Cảm biến được cấu tạo bởi các điểm nhạy sáng gọi là pixel. Các điểm nhạy sáng này có khả năng chuyển đổi ánh sáng thành điện năng. Thông thường người ta sẽ dùng cảm biến CMOS bởi các pixel trên đó có thể chủ động chuyển hóa tại mỗi đơn vị pixel.

cảm biến máy ảnh

Các pixel tổ chức sắp xếp theo hình thức khảm, mỗi khảm sẽ gồm các khối pixel, mỗi khối pixel sẽ gồm 4 pixel mang 2 màu xanh lá, 1 đỏ và 1 xanh dương. 3 màu này sẽ tạo ra vô vàng màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Mỗi pixel sẽ chỉ nhạy sáng với màu tương ứng với nó mà thôi. Để màu sắc được diễn đạt chính sát các phần mềm trên máy ảnh sẽ phải hoạt động liên tục để hỗ trợ quá trình này.

Cách vận hành của máy ảnh

Thông qua các bộ nhận cũng như nhiệm vụ của chúng mà mình vừa phân tích, có thể mọi người cũng có thể thấy được cách vận hành của máy ảnh như thế nào rồi. Mình sẽ tóm tắt lại quá trình hoạt động của chúng nhé.

Đầu tiên ánh sáng đi vào ống kính, chúng đi qua các thấu kính bên trong và qua khẩu độ của ống kính, tại đây độ mở khẩu sẽ quyết định số lượng ánh sáng đi vào bên trong.

Ánh sáng đi vào sẽ gặp gương phản xạ, 1 phần ánh sáng sẽ phản xạ lên kính ngũ giác và đưa hình ảnh ra khung ngắm live view, phần nhỏ ánh sáng còn lại sẽ đi vào cảm biến lấy nét của máy ảnh.

Tiếp theo khi nhìn nhận được hình ảnh từ live view, chúng ta nhấn nút chụp gương lật sẽ mở ra cho phép ánh sáng đi trực tiếp tới màn chập. Ở đây tùy vào tốc độ màn chập mở ra và đóng vào sẽ quyết định lượng ánh sáng đi vào cảm biến. Cảm biến với các khảm pixel sẽ xử lý ánh sáng và chuyển hóa chúng thành điện năng. Tới đây mọi thứ đã hoàn thiện. Các bộ phận khác sẽ tiếp nhận điện năng ấy và xử lý tạo ra hình ảnh và lưu chúng vào máy ảnh.

may anh DSLR la gi nguyen ly hoat dong BinhMinhDigital2

Tổng kết

Và trên đây là cấu tạo và cách vận hành của 1 chiếc máy ảnh. Nắm bắt được cấu tạo và nhiệm vụ của chúng sẽ khiến bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thiết bị của mình. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người. Xin cảm ơn.

Nguồn tham khảo : dienmayxanh, vitutomedia, binhminhdigital

Nguồn ảnh : dienmayxanh, vitutomedia, binhminhdigital

Leave a Comment