.
.
.

Tìm hiểu tất tần tật về nhiếp ảnh trừu tượng

Nhiếp ảnh trừu tượng là gì?

Nhiếp ảnh trừu tượng là thể loại chụp ảnh cho phép các nhiếp ảnh gia sáng tạo những khung hình độc đáo và vượt ra khỏi những tiêu chuẩn thông thường. Đối với những nhiếp ảnh gia yêu mến nghệ thuật, nó giúp họ tìm kiếm niềm vui cùng những góc nhìn mới lạ có được từ việc trải nghiệm những kỹ thuật chụp ảnh mới. 

tt anh 1

Vậy nên nhiếp ảnh trừu tượng là 1 phạm trù thú vị, khiến cho những người mới cảm thấy có hứng thú hơn với lĩnh vực nhiếp ảnh. Về cơ bản nhiếp ảnh trừu tượng là việc tạo ra hình ảnh không hướng đến vẻ ngoài đời thực mà đem đến cái nhìn trực quan hơn, tự do sáng tạo hơn khi dùng các “chất liệu” sẵn có trong thực tế để biến nó thành bức ảnh trừu tượng đầy tính nghệ thuật. 

Những lưu ý cần quan tâm khi tạo một bức ảnh trừu tượng 

Góc nhìn

Đối với nhiếp ảnh trừu tượng, góc nhìn quyết định đến cách thể hiện đối tượng trong hình ảnh. Việc chọn góc nhìn phù hợp sẽ giúp cho việc tìm kiếm điểm chụp tốt nhất, bổ sung cho chủ thể của bạn và ngăn sự phân tâm ra khỏi khung hình.

 

anh bs ev 4

Ngoài việc chụp ở góc khác biệt, đôi lúc có những ảnh trừu tượng được thêm bước lật hoặc xoay trong quá trình xử lý hậu kỳ để tạo ra các góc nhìn và hướng khác nhau. 

Ánh sáng

Ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng trong hầu hết mọi phong cách nhiếp ảnh. Tùy vào mục đích và cách sử dụng, ánh sáng có thể giúp nhấn mạnh, tạo sự nổi bật hay bổ sung thêm tính nghệ thuật cho các dạng chủ đề, các chi tiết, khu vực trong hình ảnh. Việc sử dụng ánh sáng ra sao cho “nghệ” còn phụ thuộc vào tài năng của người chụp.

anh flare

Mặt khác, hướng và công suất của nguồn sáng cũng đóng góp quan trọng trong việc định hướng bố cục trình bày của chủ thể và thiết lập tông màu cho ảnh. Đôi lúc bạn sẽ thấy rằng có nhiều hình ảnh trừu tượng bí ẩn, cuốn hút thường có các yếu tố như bóng, đèn nền và bóng đổ.

Tiền định

Tiền định trong nhiếp ảnh được hiểu là kỹ năng mà một nhiếp ảnh gia có thể “mường tượng” kết quả ảnh  trước khi nó được thực hiện. Từ việc tưởng tượng ra hình ảnh tiềm năng trong đầu, bạn có thể phân tích, phá vỡ cấu trúc thường nhật để hướng đến các kết quả trực quan khác.

Khi tiền định hình ảnh, nó sẽ giúp bạn tận dụng tối đa bất kỳ cơ hội chụp ảnh nào có tiềm năng. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn gặp phải một bức tường, ngôi nhà, phong cảnh hay bất cứ chủ thể nào. Nếu chỉ đơn giản là chụp lấy hình có chủ thể, bạn có thể dễ dàng chụp, có điều bức ảnh của bạn trông không đủ sự hấp dẫn hay đặc biệt. 

Nếu đi theo hướng chụp trừu tượng , bạn có thể phân tích cấu trúc của chủ thể, phá vỡ nó thành các loại trừu tượng (màu sắc, đường kẻ, hình dạng, hoa văn,…) để tận dụng được tối đa lợi thế của khung cảnh và khai thác tốt nhất tiềm năng chụp ảnh của chủ thể.

Kết cấu

Kết cấu trong nhiếp ảnh là một trong những yếu tố tổng hợp chưa được tận dụng nhiều. Một điều rất đặc biệt khi bạn tận dụng kết cấu tạo ra hình ảnh đó là thông thường, con người ta có thể “cảm nhận” và hình dung ra kết cấu mọi thứ bằng tâm trí. 

Bằng phương pháp kết hợp kết cấu thành một bức ảnh trừu tượng, bạn có thể kết nối với kiến thức của người xem về cách thế giới được “cảm thấy” qua bức ảnh dưới từng cái chạm và họ có thể cảm nhận nó theo cách riêng của họ. Bởi vì hầu hết mọi thứ, mọi vật đều mang trong mình nhiều “cảm nhận” như vậy nên có rất nhiều cơ hội cho nhiếp ảnh trừu tượng nếu biết cách tận dụng kết cấu. 

Màu sắc 

Không nói đến nhiếp ảnh thì màu sắc trong đời thường là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ và có thể tác động đến tâm lý, cảm xúc của người nhìn. Chẳng hạn như về mặt tâm lý, màu vàng đem lại niềm vui và năng lượng, màu đỏ đem lại sự nhiệt huyết và rực lửa. Hoặc màu xanh lá cây có liên quan đến thiên nhiên, giúp ta bình tĩnh.

anh pg thumb

Vậy nên với nhiếp ảnh trừu tượng, màu sắc có thể “kết nối” với người xem về mặt tâm lý, cảm xúc. Nếu sự chú ý của bức ảnh hướng về màu sắc trung tâm sẽ tiết lộ vấn đề trừu tượng mới và lạ thường. Các đối tượng vốn nhàm chán sẽ trở nên sống động, có sức sống hơn khi được tô điểm thêm chút màu sắc. Từ đó những bức ảnh trừu tượng cũng trở nên độc đáo và hút mắt hơn.

Chú ý các đường kẻ

Đường kẻ là một trong những yếu tố cơ bản nhất của cấu tạo nên đây được xem là công cụ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác. Nó như các đường dẫn ( hay cụ thể hơn là đường hướng mắt của người xem đến một hình ảnh) cũng là một cách để hướng tới một chủ đề cụ thể hoặc làm nổi bật hình dạng của một cảnh. 

Qua các dạng đường kẻ,  ảnh trừu tượng có những cảm giác đặc biệt cho người xem. Chẳng hạn cảm giác cấp bách, bất ngờ và đột ngột với những đường thẳng. Hoặc cảm giác bình tâm, yên bình với những đường cong mềm mại. Nếu bạn  tập trung vào các đường kẻ, nó sẽ giúp bạn có những cơ hội để nắm bắt khoảnh khắc trong bất kỳ không gian chụp nào. Điều bạn cần làm là nhìn ra chúng và chụp lại dưới góc nhìn độc đáo.

Các kỹ thuật chụp ảnh trừu tượng

Motion Blur chủ động

Với kỹ thuật này, thay vì để máy ảnh tự động phơi sáng như thường thì bạn sẽ di chuyển máy ảnh với mục đích làm mờ hình ảnh. 

tt motion blur

Bằng cách thiết lập cài đặt giảm tốc độ màn trập, khép khẩu độ và di chuyển máy, bạn đã có thể tạo hiệu ứng ánh sáng mềm mại hoặc gây các biến dạng thay đổi đối tượng trong khung hình. Các đối tượng trong khung hình sẽ bị bẻ cong theo chuyển động của máy có chủ đích, tùy theo ý muốn của người chụp

Lấy nét mềm 

Dù việc lấy nét được chú trọng và đem đến những bức ảnh có chất lượng tốt nhưng đôi khi, một hình ảnh mất nét sẽ giúp bạn chụp được hình ảnh ấn tượng hơn. 

Nếu biết cách tận dụng sự mất nét, nó sẽ làm mềm đối tượng và để lại hiệu ứng nhòe mờ độc đáo và đậm chất nghệ thuật. Bằng cách sử dụng một khẩu độ rộng và đặt máy ảnh ở chế độ lấy nét thủ công, bạn có thể thử nghiệm việc làm mờ đối tượng ảnh. 

Không chỉ với đối tượng cảnh, bạn cũng có thể sử dụng kỹ thuật này để thử nghiệm với ảnh chụp chân dung. Nó có thể nhìn nhận, khám phá ra bản chất của một người hoặc hình dáng con người theo cách nhìn độc đáo. 

Điều này có thể sẽ phá vỡ các quy tắc chụp ảnh chân dùng truyền thống nhưng vốn chụp ảnh trừu tượng là sự sáng tạo và tìm kiếm vẻ đẹp mới lạ. Vậy nên bạn có thể áp dụng kỹ thuật lấy nét mềm này để tạo ra 1 bức ảnh đầy nghệ thuật.

Light Painting

Kỹ thuật này còn được gọi là vẽ tranh bằng ánh sáng khi sử dụng một nguồn sáng để tạo ra các dải sáng trong ảnh. 

tt light pain

Để thực hiện được kỹ thuật này, bạn cần gắn máy ảnh lên chân máy ảnh và thiết lập tốc độ cửa trập xuống 30s. Sau đó di chuyển nguồn sáng liên tục qua khung hình trong môi trường tối hoặc thiếu sáng.

Sử dụng bộ lọc thay thế

Với kỹ thuật này, bạn có thể sử dụng đa dạng các vật dụng để thay thế chứ không nhất thiết phải dùng các bộ lọc trung tính hoặc bộ lọc phân cực. Chẳng hạn như m tấm vải mỏng, tấm màng bọc, tấm thủy tinh,…đều là những thứ bạn có thể tận dụng để tạo ra hiệu ứng độc đáo khi chụp. 

Khi thử nghiệm nhiều vật dụng thay thế, bạn có thể tìm ra những “nguyên liệu” mới có thể tạo ra sự mới lạ, độc đáo cho khung hình của mình. 

Dùng kỹ thuật Montage

Montage là kỹ thuật ảnh ghép đặc biệt khi sử dụng nhiều bức ảnh nhỏ để ghép lại thành một bức ảnh toàn cảnh. Với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ có thể áp dụng hiệu quả kỹ thuật này để tạo ra một bức tranh ảnh ghép đầy lạ mắt và nghệ thuật. Vì kỹ thuật Montage đòi hỏi khả năng biến hóa vô cùng linh hoạt nên người chụp phải có kinh nghiệm, có sự sáng tạo và có tính toán chi tiết cụ thể. 

Phản chiếu đối xứng

Đây là một kỹ thuật sử dụng khả năng phản chiếu hoặc cố tình tạo ra hình ảnh phản chiếu đối xứng với đối tượng cụ thể. Thông thường kỹ thuật này sẽ tạo ra các đường nét lặp lại ở phía đối diện theo trục dọc hoặc ngang tạo ra một bố cục cân đối thú vị. 

pc doi

Dùng hình ảnh phản chiếu

Với kỹ thuật này, bạn cần dùng một bề mặt không bằng phẳng. Bề mặt này có thể là bất cứ thứ gì như từ đồ vật, mặt phẳng bất kỳ hoặc có thể là cả con người.

Có những nhiếp ảnh gia ưa thích sử dụng kỹ thuật chiếu hình ảnh bất kỳ lên nhiều vật thể khác nhau mang đến một bức ảnh cực kỳ trừu tượng. 

tt phan chieu

Một vài nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng máy chiếu để truyền các hình dạng và kết cấu lên người mẫu của mình và điều này sẽ tạo ra ảnh nghệ thuật body art trong nhiếp ảnh. 

Phơi sáng kép

Kỹ thuật phơi sáng kép giúp phân ra làm hai lớp hình ảnh với nội dung khác biệt chồng lên nhau. Hiện nay vẫn còn nhiều máy ảnh kỹ thuật số vẫn giữ lại thiết lập phơi sáng kép này, giúp người chụp có thể tạo nhiều bức ảnh ấn tượng. Mặt khác nếu không thiết lập sẵn khi chụp phơi sáng kép, bạn vẫn có thể chỉnh sửa hậu kỳ lại với phần mềm Photoshop. 

tt phoi sang kep scaled

Chỉnh sửa bằng Photoshop

Để có ra các bức ảnh trừu tượng độc đáo, khâu chỉnh sửa ảnh trên Photoshop là bước cần có. Một số hiệu ứng chỉnh sửa mà bạn có thể thử nghiệm như: Posterize, retro, soft focus, miniature, illustration, polar coordinates và liquify. 

Nguồn tham khảo: idesign, VJ shop, kyma.vn

Leave a Comment