.
.
.

BÀI VIẾT NÀY SẼ GIÚP BẠN TỰ TIN VỚI MỌI ĐỊNH DẠNG ẢNH MÀ BẠN MUỐN (PHẦN 2 )

Tiếp nối phần 1, hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn những định dạng ảnh phổ biến còn lại trong phần Raster và Vector. Giúp các bạn tự tin và làm chủ được loại định dạng ảnh cần thiết. Mọi định dạng đều ra đời với những mục đích riêng, vì vậy không có định dạng nào là không hiệu quả. Làm chủ nó bạn sẽ linh động hơn trong việc chọn lựa những định dạng tùy theo mục đích trong trong việc và cuộc sống. Các bạn có thể xem lại phần 1 tại Đây, còn bây giờ chúng ta qua phần tiếp theo.

Tiếp nối phần 1

Ở phần 1 chúng ta đã đi qua định nghĩa cũng như ứng dụng của 3 loại định dạng hình ảnh Raster là JPEG, GIF và PNG. Cùng tóm lược lại 3 loại trên qua những Infographic sau nhé.

NHÓM ĐỊNH DẠNG HÌNH ẢNH RASTER

Định nghĩa ảnh Raster mình đã nêu ở phần 1, các bạn có thể đọc lại để nắm được bài viết nhé. Chúng ta sẽ đi qua loại định dạng phổ biến thứ 4 của hình ảnh Raster.

TIFF

TIFF là 1 loại định dạng hình ảnh chất lượng cao. Nó giống kiểu hàng cao cấp vậy, TIFF là tên viết tắt của cụm từ Tagged Image File Format, ra đời năm 1986 bởi Aldus Corp. Nó được dùng nhiều trong kỹ thuật Scan vì cho dữ liệu ảnh cao. Định dạng này ra đời với mục đích thau tóm hết các loại định dạng khác, Họ không muốn người dùng mất thời gian trong việc lựa chọn định dạng ảnh nên đã cho ra đời siêu định dạng này. Với kiểu nén lossless chất lượng cao, TIFF còn chứa được cả file JPEG hay PSD trong photoshop. Bù lại nó sẽ rất nặng đó nha.

TIFF
TIFF còn gọi là TIF

Ưu điểm

  • Chất lượng dữ liệu cao
  • Không mất dữ liệu dù có nén hay là không
  • Tương thích nhiều loại thiết bị chỉnh sửa
  • Được nhiều người ưa chuộng
  • Chuyên nghiệp với nhiều kiểu nén LZW,ZIP,JPEG
  • Có thể chứa những định dạng khác, TIFF như 1 thùng chứa khổng lồ vậy.
  • Có thể xem và chỉnh sửa được .

Ứng dụng

Với những hiệu năng đỉnh cao phía trên, TIFF được dùng trong những kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp, Scan, sản phẩm thương hiệu, quảng cáo, ảnh artwork. Đảm bảo file gốc luôn tốt nhất khi xử lý, chỉnh sửa.

Infographic

tim-hieu-ve-dinh-dang-anh-5

RAW

Với định dạng này thì anh em chẳng ai xa lạ hết nữa. Nó là 1 file ưa thích của các nhiếp ảnh gia thích hậu kỳ. Đây là 1 định dạng dữ liệu thô từ máy ảnh, thiết bị chụp ảnh, scaner. Hình ảnh thô trong RAW sẽ được chia làm 2 ngăn riêng biệt, 1 là dữ liệu thô nguyên bản chưa xử lý, ( xử lý ở đây là những thứ cơ bản như EV, cân bằng trắng mà máy ảnh xử lý trước khi chuyển nó sang 1 định dạng ảnh) và 2 là hình ảnh đã xử lý. Có rất nhiều định dạng Raw khác nhau đến từ những thiết bị máy ảnh khác nhau, những phần mềm hỗ trợ khác nhau.

RAW

Ưu điểm

  • Chứa đựng dữ liệu thô lớn
  • Đảm bảo dữ liệu nguyên bản
  • Chứa 2 file đã xử lý và chưa xử lý để người dùng lựa chọn.
  • Nhiều phần mềm hỗ trợ
  • Thuận lợi cho việc chỉnh sửa ảnh
  • Mang nhiều thông tin hơn

Ứng dụng

  • RAW được dùng nhiều trong các lĩnh vực chỉnh sửa ảnh
  • Dùng trong nhiếp ảnh và chỉnh sửa ảnh
  • Lưu trữ dữ liệu thô tốt nhất

PSD

Nhắc đến PSD là nhắc đến photoshop, điều đó không thể sai được khi định dạng này đại diện độc quyền cho photoshop. Nó được viết tắt từ cụm từ Photoshop Document. PSD không chỉ là định dạng hình ảnh Raster, nó còn định dạng cả ảnh Vector, là 1 dạng định dạng chứa các layer và cho phép bạn tùy chỉnh bất kỳ thứ gì bạn muốn với nhiều layer trong photoshop. Tuy nhiên nó chỉ ưu việt khi làm việc với phần mềm hỗ trợ nó, ngoài ra PSD không thể xem ở trạng thái bình thường mà phải chuyển sang các định dạng khác.

PSD

Ưu điểm

  • Có thể chuyển đổi sang bất kì định dạng raster nào.
  • Ưu việt cùng Adobe photoshop, ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp
  • Lưu trữ online , tùy chỉnh sâu hơn nhờ có nhiều layer riêng biệt
  • Tiết kiệm thời gian chỉnh sửa
  • lưu lại các dự án trong tương lai

Ứng dụng

  • Retouch, chỉnh sửa hình ảnh.
  • Thêm các layer, các hiệu ứng vào ảnh
  • Tạo banner, Ads, email..vv với kích thước tối ưu theo mục đích
  • Sử dụng ưu việt cùng các tính năng tại Photoshop

Nhóm định dạng hình ảnh Vector

Hình ảnh vector là 1 kiểu digital artwork, được tạo ra từ các điểm, đường thẳng, đường cong với tỉ lệ được tính toán bởi máy tính. Nó là tập hợp của vô số những phương trình tính toán mà mỗi phương trình sẽ được gán 1 màu sắc, 1 độ nét riêng. Vì vậy khác với Raster, Vector không có phạm vi nhất định, bạn có thể phóng to 1 ảnh Vector mà không lo ảnh bị vỡ nét, out nhòe. Thật tuyệt vời phải không, Vector thường được dùng để thiết kế logo, in ấn, làm các biểu tượng hoặc digital illustration.

Vector | Know Your Meme
1 vectoer được tạo ra bởi vô số các phương trình khác nhau

Các định dạng ảnh vector phổ biến gồm :

PDF

PDF là định dạng ảnh dựa trên nền tảng đồ họa vector. Được viết tắc bởi cụm từ Portable Document Format. Nó có thể hiển thị cả đồ họa từ ảnh Rester dưới dạng các sheel hoặc from. Đây là định dạng phổ biến nhất để in ấn. Nói là định dạng cuối cùng trước khi bạn đi in. Ngoài ra nó cũng dễ dàng được xem và tải về. Phù hợp với các nền tảng hiện hành.

Ưu điểm

  • Hiển thị được đồ họa từ Raster
  • Dễ dàng in ấn
  • Xem và tải về nhanh chóng

Ứng dụng

  • Dùng nhiều trong công nghệ in ấn
  • Thiết kế banner, logo, poster,tạp chí..vv

AI

Nếu PSD là định dạng độc quyền của photoshop thì AI là định dạng độc quyền của Adobe Illustrator. AI cũng là viết tắc của cụm từ trên. Nó dựa trên 2 tiêu chuẩn cũng được thiết kế bởi Adobe là EPS và PDF để vẽ 1 vector, là định dạng thường thấy nhất của 1 vector, đôi khi nó vẫn có thể chứa 1 ảnh Raster nào đó bằng linker hoặc embeder. AI cũng có thể xuất ra các định dạng khác để dễ dàng xem và in ấn như PSD, PDS, JPEG..vv

Hướng dẫn toàn tập: Mọi ĐỊNH DẠNG hình ảnh mà bạn cần phải biết!

Ưu điểm

  • Vì được ra bởi Adobe nên AI hoạt động trơn tru dễ dàng trong Hệ sinh thái Adobe
  • Dễ dàng chỉnh sửa 1 vector bất kỳ
  • Có thể zoom phóng tùy ý không bị vỡ ảnh từng chi tiết trong vector

Ứng dụng

  • Nổi bật nhất là dùng trong việc thiết kế, chỉnh sửa vector
  • Làm biển quảng cáo, logo, banner..vv
  • Các thiết kế in trong 1 trang như tờ rơi, danh thiếp..vv

Tổng kết

Mình vừa đi qua xong những loại định dạng cơ bản phổ biến của hình ảnh, tất nhiên còn những định dạng khác nhưng trong giới hạn chủ đề và bài viết, mình xin tạm dừng các định dạng tại đây. Với lượng kiến thức về các định dạng thường gặp trên, bạn hoàn toàn tự tin khi bắt gặp nó ở 1 nơi nào đó. Hiểu được cơ chế tác dụng của các định dạng này là mục đích của bài viết. Hy vọng các bạn sẽ làm được điều đó. Cuối cùng xin cảm ơn mọi người đã theo dõi.

Nguồn bài viết tham khảo : leapcontent, blogchiase

Nguồn ảnh : leapcontent, blogchiase

Leave a Comment