Bố cục một phần ba
Một phần ba (1/3) là một trong những quy tắc phổ biến và cơ bản nhất trong kỹ thuật bố cục cho nhiếp ảnh. Kỹ thuật này được xác định bằng cách thông qua những đường lưới ngang và dọc. Ở đó các giao điểm của những đường ngang dọc này sẽ là những “điểm nhấn” trong khung hình mà người chụp nên khai thác.
Đối với bố cục cho chụp ảnh chân dung, khi căn bố cục, bạn nên đảm bảo rằng đôi mắt của mẫu chụp sẽ nằm ở điểm giao một phần ba trên cùng của khung hình. Bên cạnh đó khi chụp theo khung ảnh ngang, cần lưu ý nên dành ra một khoảng không gian cho tầm nhìn của mẫu chụp.
Khi sử dụng bố cục ⅓, nó sẽ đem đến lợi ích đó là đem đến sự năng động và tạo được điểm nhấn cho chủ thể. Bên cạnh đó trong một số trường hợp nhất định thì bố cục 1/3 có thể giúp cho người chụp có cơ hội để dẫn dắt thêm về hành trình tiếp theo của chủ thể. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tạo nên các ý tưởng mới.
Bố cục đường dẫn
Bố cục đường dẫn là kiểu kỹ thuật bố cục tận dụng các yếu tố tiền cảnh hoặc hậu cảnh để tạo thành một đường thẳng dẫn mắt người xem hướng đến chủ thể chính. Nhờ vậy mà nó sẽ giúp ảnh tạo được hiệu ứng thị giác ấn tượng và giúp hút mắt nhìn. Cũng nhờ đường dẫn mà người xem sẽ xác định được đối tượng chính trong bức ảnh.
Bên cạnh đó, cũng nên nhớ rằng đường dẫn là một dạng bố cục mà trong chụp ảnh chân dung sẽ cần đến sự nhạy bén, tinh tế và khéo léo của người chụp để xác định những yếu tố có trong bối cảnh thành phù hợp tạo nên đường dẫn cho chủ thế. Có điều hãy lưu ý và xem xét kỹ đến mức độ nổi của các đường dẫn và không để chúng khiến ảnh nhìn bị mất cân đối.
Bố cục chụp ảnh chân dung theo quy luật khoảng trống
Đối với nhiều trường hợp khi chụp ảnh, nhất là với ảnh chân dung sẽ cần tạo một khoảng không gian cho mẫu nhìn. Không nên đặt mặt mẫu ở vị trí gần với rìa ảnh, dễ tạo cảm giác chật hẹp, khó chịu và tù túng.
Vì vậy nên nó cũng có nghĩa là, bố cục trong nhiếp ảnh sẽ cần khoảng trống và nên để ở phía trước vật thể. Nếu để tình trạng ở phía sau mẫu bị bỏ trống, nó sẽ dễ khiến người xem có xu hướng bị dẫn ra khỏi khung hình và không tập trung vào trọng tâm bức ảnh.
Bố cục về sự đơn giản
Đôi khi sự đơn giản cũng chính là một yếu tố giúp cho bố cục chụp ảnh chân dung nhìn nét hơn, mạnh mẽ hơn. “Đơn giản” ở đây là khi chụp ảnh, ta ưu tiên chụp trên nền giản dị để không tạo sự phân tán của người xem ra khỏi chủ thể của bức ảnh.
Trong lúc chụp mẫu, bạn còn có thể tạo ra bố cục đơn giản bằng cách zoom ở một mức độ nào đó với đối tượng và chỉ tập trung vào một hoặc vài chi tiết cụ thể. Lúc bạn có thể lược bỏ đi các chi tiết thừa, nó sẽ giúp bạn lược bỏ bớt đi những vấn đề trong việc lấy nét và căn chỉnh bố cục.
Bố cục trung tâm
Đây là kiểu bố cục hình ảnh khá phổ biến và được ưa thích, kể những người không chuyên về chụp ảnh cũng có thể sử dụng khi kỹ thuật chủ chốt đó là đưa mẫu vào vị trí trung tâm bức hình. Ở bố cục này, nó sẽ không mất quá nhiều thời gian để tạo ra một bức ảnh chất lượng và toàn diện. Nhưng đây chỉ nằm trong phương án cuối cùng.
Bởi người chụp ảnh chuyên nghiệp sẽ tìm ra những góc đẹp nhất để mẫu xuất hiện trong bức ảnh. Bên cạnh đó bố cục trung tâm cũng thường được ứng dụng trong nhiều thể loại nhiếp ảnh, nhất là trong chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp.
Bố cục lấp đầy khung hình
Đối với vấn đề về các chi tiết thừa ở hậu cảnh hoặc tiền cảnh, dễ tạo ra sự mất tập trung cho chủ thể chính trong ảnh thì cách giải quyết đơn giản nhất cho vấn đề chính là lấp đầy khung hình.
Dạng bố cục chụp ảnh chân dung này khá dễ hiểu, vì điều bạn làm để có thể lấp đầy khung hình đó chính là bạn chỉ cần đưa máy ảnh đến gần chủ thể để loại bỏ tiền cảnh và một phần hậu cảnh.
Nếu muốn có được một bức ảnh chân dung đẹp hơn, bạn có thể căn sao cho khung hình chụp từ vai đến đỉnh đầu và chừa một khoảng trống nhỏ ở phía đỉnh đầu. Còn nếu muốn thể hiện rõ về cảm xúc của nhân vật tốt hơn, bạn có thể chụp với khoảng cách cận từ vai đến trán của nhân vật. Thậm chí có thể tập trung vào các chi tiết trên gương mặt như đôi mắt hay đôi môi.
Bố cục đóng khung
Bố cục đóng khung sẽ yêu cầu người chụp biết tận dụng các yếu tố, chất liệu có tính hình khối để có thể tạo thành khung bao quanh chủ thể trong khu vực tiền cảnh. Nó sẽ giúp bức ảnh cuốn hút hơn, tạo được hiệu ứng thị giác ấn tượng giống như bố cục đường dẫn. Dễ nhận thấy ở bố cục đóng khung đó là các khung cửa sổ, hang động,…
Bên cạnh đó, điểm đặc biệt hơn so với bốc cụ đường dẫn đó là đóng khung giúp xác định rõ hơn chủ thể trong bức hình. Nhờ vậy người chụp có thể dễ dàng sáng tạo theo nhiều hình thức khác nhau.
Bố cục lặp lại
Các vật thể có hình dạng, màu sắc giống hệt nhau và cách nhau một khoảng nhất định có thể trở thành bố cục lý tưởng cho ảnh chân dung. Thông thường, sẽ có một vài vật thể được chọn làm điểm nhấn. Khi được nhân bản lên, chúng sẽ khiến bức ảnh trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết.
Nguồn tham khảo: studiovietnam, bhasia, binhminhdigital