.
.
.

Những cách chụp ảnh phơi sáng ban đêm hiệu quả

Thời gian phơi sáng

Với chụp ảnh ban đêm, thời gian phơi sáng càng lâu thì ánh sáng càng lọt vào khung hình nhiều, khiến cho những hiện tượng lạ, huyền ảo xuất hiện nhiều hơn. Dễ nhận thấy trong buổi đêm, ánh đèn xe khi được ghi lại qua ống kính sẽ tạo thành những vệt sáng dài. Đó là nhờ thời gian phơi sáng lâu nên giúp thu về nhiều ánh sáng, nhìn rất hút mắt.

anh ps 4

Ngoài xe cộ ra thì bất cứ vật nào có ánh sáng nhân tạo đều có thể cho ra những bức ảnh phơi sáng rất đẹp. Nếu thời gian phơi sáng ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra kết quả cuối cùng cũng đều khác nhau. Giả dụ như khi thời gian phơi sáng không quá lâu, các vệt sáng trải dài sẽ cho thấy có sự đứt quãng rất rõ. Còn nếu thời gian phơi sáng lâu hơn, các vệt sáng sẽ được nhìn thấy dưới dạng tạo thành một vệt dài liên tục trên bức ảnh.

Chụp vệt sáng

Như đã đề cập ở trên, thời gian phơi sáng lâu có thể tạo ra các vệt sáng thú vị. Để làm được điều này, đầu tiên, dễ nhất đó là bạn hãy đến một nơi có lượng xe cộ qua lại nhiều và đặt máy ảnh lên chân máy. Tốt nhất là bạn nên chọn một địa điểm thoáng đãng, ở cao để cho phép bạn có thể quan sát toàn cảnh. 

anh ps vet

Với thiết lập máy ảnh, bạn nên chọn chế độ chụp là Shutter-priority AE hoặc Manual Exposure,  tốc độ cửa trập ở khoảng 15 giây và độ nhạy sáng ISO thấp (từ 100 – 200). Còn với cân bằng trắng, bạn nên chọn tính năng Daylight vì nó giúp ích hơn trong viêc tái tạo màu sắc đèn đường đẹp đẽ.

Chụp ảnh đêm chất lượng cao với định dạng RAW

Nếu bạn muốn có được những bức ảnh ban đêm đẹp nhất thì nên cân nhắc chọn định dảnh ảnh RAW, vì nó sẽ cung cấp đến cho bạn chất lượng hình ảnh tốt nhất. Với định dạng ảnh RAW, bức ảnh sẽ giữ lại được nhiều chi tiết nguyên bản nhất, giúp cho người chụp có nhiều lựa chọn chỉnh sửa lại hơn với một dãy các tùy chọn qua phần mềm chỉnh ảnh.

Ngoài ra, RAW còn rất có ích trong khi chụp ban đêm vì nó cho phép người chụp điều chỉnh linh hoạt hơn trong trường hợp muốn thay đổi những yếu tố như nhiệt độ màu, cân bằng trắng – WB), tăng (sáng) hoặc giảm (tối) phơi sáng cho bức ảnh.

anh ps cbt

Sử dụng chân máy

Chụp ảnh ban đêm rõ ràng sẽ có nhược điểm đó là có ít ánh sáng và làm chậm tốc độ màn trập. Dù tốc độ màn trập ở bất cứ mức nào, từ 1 – 30s cũng đều được xem là thời gian quá dài để người chụp có khả năng giữ chắc máy bằng tay. 

Vì vậy nếu muốn đảm bảo chất lượng ảnh, bạn nên mang theo chân máy ảnh nếu muốn có được bức ảnh thu được đầy sắc nét. Nếu bạn phải di chuyển nhiều trong thời gian dài và ngại mang theo chân máy vì nó lỉnh kỉnh thì hãy cố gắng tìm một điểm đăt máy ổn định và vững chãi để kê máy cho phơi sang lâu.

Điều chỉnh khẩu độ

 Nếu để khẩu độ quá nhỏ, ánh sáng được thu vào ít khiến cho ánh đèn có thể biến thành các tia sáng có sự sắc nét cao với cường độ sáng mạnh. Nếu khẩu độ lớn, các tia sáng sẽ có hình dạng lớn hơn và độ nét cũng như độ sáng có vẻ mềm hơn. Ngoài ra, số lá khẩu trong ống kính cũng quyết định tới kết quả cuối cùng.

Hãy xem bạn muốn tạo ra bao nhiêu tia sáng từ những ánh đèn cố định. Nếu ống kính bạn có số lá khẩu là số chẵn thì số tia được tạo ra bằng với số lá khẩu. Nếu số lá khẩu là lẽ thì số tia sáng sẽ tăng gấp đôi so với số lá khẩu.

Thiết lập các cài đặt chụp đêm

Nhìn chung về việc thiết lập cài đặt chụp ảnh đêm, nếu muốn có thể kiểm soát độ phơi sáng tốt nhất thì bạn nên chụp ở chế độ Manual để có thể chọn được độ mở ống kính hẹp tốt nhất. Nó sẽ phù hợp với khẩu độ vàng và tốc độ màn trập chậm để có thể thực hiện chụp ảnh ban đêm hiệu quả. 

Bằng cách căn khung bố cục và đo sáng, hãy thiết lập khẩu độ hẹp trong khỏng f/8 – f/16, tiếp đó bạn cần chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi thấy điểm phơi sáng đã nằm ở giữa của dải “chỉ số phơi sáng”.

anh ps 5

Bên cạnh đó bạn cũng có thể chụp thử nghiệm vài bức ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD. Ngoài ra dù những gì

bạn cần từ máy ảnh của mình đó là đem đến khả năng phơi sáng tốt nhất, nhưng nếu thấy những bức ảnh trở nên quá sáng, hãy giảm 1-2 stop để nhìn thuận mắt và đẹp hơn.

Cân bằng trắng

Ánh sáng ban đêm mà bạn có thể tận dụng được cho bức ảnh đa phần sẽ là ánh sáng nhân tạo. Vì vậy nên nó sẽ có vô số màu sắc khác nhau. Nó không như ánh sáng tự nhiên, ví dụ như ánh sáng mặt trời chỉ một màu duy nhất. Vậy nên bạn có thể dùng các chế độ Cân bằng trắng để điều chỉnh ra những màu sắc mà bạn yêu thích. Bên cạnh đó nếu như máy ảnh của bạn có hỗ trợ chụp ảnh định dạng RAW thì cân nhắc sử dụng nó.

Lựa chọn vị trí đứng tốt nhất và quan tâm đến bố cục

Lựa chọn, nghiên cứu trước bối cảnh chụp phù hợp trước khi bắt đầu chụp ảnh cũng là một điều khá quan trọng. Đừng quá né tránh bóng tối mà hãy hiểu rằng nó là cũng một phần của khung cảnh chụp. Hãy tìm cách khiến cho bức ảnh trở nên thú vị hơn với những ánh sáng, màu sắc rực rỡ trên nền bóng tối và làm nổi bật những điểm sáng đó trên ảnh chụp. 

Có thể dùng ống kính zoom góc rộng để phóng to tốt hơn hoặc tự zoom bằng sức người – tự di chuyển đến gần đối tượng chụp hơn. Măyj khác, bạn cũng nên đặt những yếu tố như ánh sáng, kiến trúc vào trung tâm ảnh hoặc căn chỉnh sao cho chúng chiếm tỷ lệ lớn trong khung hình chụp.

Sử dụng dây bấm mềm để không chạm vào máy ảnh

Khi chụp phơi sáng ban đêm, đôi lúc chỉ cần một tác động chạm nhẹ vào máy ảnh khi nhấn nút màn trập cũng đủ để tạo ra rung động, khiến cho chất lượng ảnh bị mờ nhoè. Nếu có thể, bạn hãy cân nhắc dùng dây bấm mềm để điều khiển mà không chạm trực tiếp vào máy. Còn nếu không có điều kiện mua hay sử dụng dây bấm mềm, bạn có thể sử dụng chế độ hẹn giờ để kích hoạt màn trập sau khi đã nhấn nút chụp để tránh rung lắc. Hoặc cũng có những máy ảnh có remote có khả năng nhấn nút chụp.

Nguồn tham khảo: vuanhiepanh, vuinhiepanh, binhminhdigital

Leave a Comment