.
.
.

Những tips cần chú ý để lấy nét ảnh hiệu quả nhất

Lấy nét thủ công

Với thao tác lấy nét, đa phần những người mới chụp sẽ chọn cách an toàn đó là thiết lập chế độ “tự động lấy nét” trên máy ảnh. Dù việc này không có gì xấu nhưng nếu muốn đảm bảo chất lượng ảnh và nâng cao tay nghề, bạn cũng đừng nên quá phụ thuộc vào máy ảnh. 

anh ln 2

Trong một số trường hợp đặc thù như môi trường ánh sáng yếu hay xuất hiện nhiều vật thể khiến máy khó xác định chủ thể lấy nét, bạn nên chuyển sang phương pháp lấy nét bằng tay (Manual focus). Hoặc bạn có thể chọn cách zoom ảnh lớn hay có thể sử dụng tính năng Peaking (phần chấm đỏ sẽ xuất hiện cho vùng nét).

Bên cạnh đó, có nhiều máy sẽ có tốc độ lấy nét không nhanh. Vậy nên nếu như bạn có thể chọn cách bấm trước nửa cò rồi nghỉ một nhịp (khoảng 1 giây), sau đó bấm tiếp nửa cò còn lại để chụp.

Lau sạch ống kính để lấy nét ảnh tốt hơn

Đây là chi tiết mà nhiều người thường không để ý trong việc tăng hiệu quả lấy nét ảnh. Nhưng có thể những dấu vân tay hay bụi bẩn bám trên ống kính có thể làm bức ảnh trở nên mờ nhoè, mất nét.

anh ln lau

Vậy nên bạn cần đảm bảo ống kính luôn phải thật sạch sẽ trước khi bạn sử dụng nó. Có thể dùng một miếng vải vi sợi để làm sạch kính hoặc dùng bóng thổi để có thể thổi những hạt bụi nhỏ li ti. Bên cạnh đó những lúc không sử dụng ống kính, bạn nên đóng nắp cẩn thận và cất vào túi.

Cầm vững máy ảnh

Đối với những ai mới tập chụp và chưa vững kỹ năng thì việc chưa biết cách vững tay cầm máy thường là nguyên nhân khiến bức ảnh thiếu mất đi sắc nét. Vậy nên để lấy nét ảnh tốt hơn, đầu tiên bạn cần học cách cầm vững máy, thường chụp bằng khung ngắm sẽ đạt độ vững chắc tốt hơn so chụp qua màn hình LCD. Vì khi đó, mặt người chụp sẽ áp sát vào máy giúp có thêm điểm tựa.

anh ln cam vung

Còn nếu bạn chọn chụp qua màn hình LCD, cần lưu ý rằng không nên đưa máy ra quá xa. Bên cạnh đó, giữ cho khuỷu tay áp sát vào thân người nhằm tạo điểm tựa. Khi bạn giữ máy ảnh càng gần cơ thể, sự rung lắc sẽ càng giảm bớt. Ngoài ra có một chi tiết cần chú ý đó là hơi thở. Vì nhịp thở của bạn hoàn toàn có thể tác động đến sự di chuyển của cơ thể, qua đó ảnh hưởng đến độ vững khi cầm máy.

Chọn đúng độ mở

Nếu như khung hình bạn chụp cần độ sâu màu lớn, khi đó bạn có thể giảm khẩu độ xuống càng thấp càng tốt. Trong trường hợp khẩu độ quá nhỏ, nó có thể sẽ khiến tốc độ chụp ảnh bị chậm lại. Khi đó bạn có thể chỉnh ISO hoặc khẩu độ tăng nhẹ lên để bù lại.

Có điều, thực chất nếu một bức ảnh mà bất cứ vùng nào nhìn cũng sắc nét lại khiến mọi thứ phản tác dụng, thiếu tiêu điểm, độ cuốn hút và hình ảnh trở nên bị loãng. Trong thực tế, sẽ cần có thứ mờ nhạt để làm nổi bật thứ khác lên Vì thế, bạn hãy chọn một hoặc một vài điểm muốn lấy nét và lùi độ mở xuống f/5,6 để hạn chế trường nét lại. Cách này sẽ giúp tạo ra sự tương phản giữa vùng nét và vùng không nét. Qua đó giúp cho vùng nét lại càng nhìn sắc nét rõ ràng hơn.

Chọn đúng tốc độ chụp

Nếu như tốc độ chụp bị quá chậm, nó có thể dẫn đến việc ảnh sẽ bị mờ nhoè do sự rung lắc từ tay. Vậy nên bạn cần biết cách chọn đúng tốc độ chụp cho từng thể loại ảnh chụp. Nếu như chụp những sự vật di chuyển nhanh thì bạn phải điều chỉnh tốc độ chụp nhanh để có thể bắt kịp được chuyển động. Còn nếu như chủ thể chụp là vật tĩnh thì bạn có thể dùng chân máy và chọn tốc độ chụp chậm hơn.

anh ln shutter

Bên cạnh đó, có thể tăng ISO (độ nhạy sáng của máy) nếu muốn có tốc độ chụp phù hợp. Dù vậy, lưu ý việc tăng ISO sẽ làm bức ảnh có thể bị hiện tượng nhiễu hạt (noise) nhiều hơn. Tuy nhiên nếu biết các điều chỉnh các thông số phù hợp với nhau thì vẫn sẽ thu được những bức ảnh có giá trị.

Kiểm tra chất lượng quang học ống kính

Khía cạnh chất lượng quang học của ống kính cũng là yếu tố rất quan trọng và có thể tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lấy nét ảnh. Vậy nên nếu có thể, hãy cố gắng đầu tư cho bản một ống kính chất lượng cao (có thể là ống kính có khẩu độ lớn hơn f2.8).

anh ln chat luong qh

Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét thêm việc sử dụng ống kính prime (không đổi được tiêu cự). Thường những ống kính prime có cấu trúc đơn giản. Vậy nên đa phần chúng có khẩu độ lớn và chất lượng quang học tốt.

Sử dụng chân máy với đầu nối chắc chắn

Việc sử dụng chân máy chống rung là một phương pháp khá hữu hiệu và phổ biến. Trong đó, bạn nên chú chọn sử dụng những chân máy đạt chất lượng tốt. Nếu có thể hãy đầu tư những chiếc chân máy đắt tiền nhưng chất lượng tương xứng. Thường đây sẽ là những chân máy sử dụng vật liệu sợi carbon. Chúng đảm bảo sự vững chãi, vừa đảm bảo có trọng lượng nhẹ, dễ đem theo khi di chuyển.

anh ln chan may

Dùng máy có hệ thống ổn định hình ảnh (chống rung)

Hiện nay đã có nhiều loại máy ảnh và ống kính cung cấp chức năng chống rung được tích hợp sẵn trong máy. Với những ai sở hữu những chiếc máy này, đặc biệt có những hệ thống có thể cung cấp tính năng giảm rung lên tới 6.5 stops, giúp bạn chụp được những tấm ảnh sắc nét dù cho quá trình chụp có bị rung lắc mạnh. Đương nhiên những chiếc máy này sẽ có giá thành đắt hơn. Có điều nếu bạn có nhu cầu và đủ tài chính thì ngại gì mà không “tậu” hẳn một chiếc về để dùng.

Điều chỉnh độ sâu trường ảnh (Depth of field – DOF)

Độ sâu trường ảnh (DOF) có thể hiểu là khu vực ảnh nét trong 1 bức ảnh. DOF sẽ bị chi phối bởi các yếu tố như tiêu cự, khẩu độ, độ lớn cảm biến và khoảng cách từ người chụp đến vật. Đối với trường hợp chủ thể chụp bị mờ nhoè, bạn nên sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn hơn, khẩu độ nhỏ hơn hoặc di chuyển lùi lại phía sau để toàn bộ chủ thể có thể nằm ở trường ảnh.

anh ln dof

Bên cạnh đó lưu ý rằng, thông thường trường ảnh sẽ nằm ở vùng 1/3 trước điểm lấy nét và 2/3 sau điểm lấy nét. Vậy nên chẳng hạn như bạn đang chụp một đám đông, bạn hãy chia tập thể đó ra làm 3 phần trong khung hình. Tiếp đó bạn cần đặt điểm lấy nét theo đúng tỉ lệ 1/3 trước rồi đến 2/3 sau để có bức ảnh nét nhất. 

Chuyển sang chế độ chụp liên tục

Trong khi chụp, bạn có thể sẽ phải gặp những trường hợp chụp trong điều kiện khó lấy nét. Chẳng hạn như chụp ở tốc độ chậm hay khi không có chân máy để cố định. Hay đó có thể là lúc bạn cần ổn định máy, chụp những đối tượng chuyển động.

anh ln 1

Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể chọn việc chuyển máy ảnh sang chế độ chụp liên tục để đảm bảo thu có thể được những bức ảnh chụp rõ nét trong số những lần bấm chụp. Dù kết quả là tất cả các ảnh có thể không nét nhưng chắc chắn sẽ có 2-3 bức dùng được.

Nguồn tham khảo: camerabox, nguyenkim, lbm.

Leave a Comment