Khái niệm không gian nhiếp ảnh
Không gian nhiếp ảnh được hiểu là khoảng không gian nơi thị giác được mở rộng về phía trước, về hướng mà chủ thể trong bức ảnh đang di chuyển. Đó có thể là hướng mà đối tượng có ngụ ý chuyển động hoặc đang nhìn. Không gian trong nhiếp ảnh có thể định hướng người xem chú ý đến đối tượng đó.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian nhiếp ảnh tức là đảm bảo việc khoảng không gian thị giác mở rộng về phía trước hướng mà đối tượng đang di chuyển, đang nhìn hoặc để ngụ ý chuyển động có thể dẫn dắt ánh mắt của người xem theo hướng của đối tượng đó.
Mặc dù quy tắc không gian giống như một hướng dẫn hơn là một quy tắc khô khan cứng nhắc, nhưng áp dụng nó vẫn là một cách tuyệt vời để tạo cho người xem cảm giác có một không gian lớn hơn, tăng chiều sâu hay có thể thêm chuyển động vào bức ảnh.
Hiểu về không gian dương và không gian âm
Để hiểu được quy tắc không gian nhiếp ảnh, trước tiên bạn cần hiểu rõ không gian trong nghệ thuật được chia thành 2 loại, bao gồm: Không gian dương và Không gian âm.
Không gian dương
Không gian dương tức là không gian chứa đối tượng với hình dáng, đường nét và màu sắc của nó. Ví dụ như con người, cây cối, vật thể… Ngược lại, không gian âm là không gian trống xung quanh chủ thể, hay nói cách khác nó là background của khung hình.
Vì vậy, không gian dương thường được coi là trọng tâm của bức hình, trong khi đó không gian âm là khu vực bối cảnh, giúp làm nổi bật đối tượng chính.
Để nói theo cách dễ hiểu hơn, không gian dương đề cập đến chủ thể cụ thể để thu hút sự chú ý của người xem. Mặc khác, không gian âm chính là điểm nghỉ của mắt, chúng làm nổi bật cho sự xuất hiện của chủ thể chính.
Không gian âm
Không gian âm trong nhiếp ảnh có thể hiểu đơn giản là khu vực bao quanh các chủ đề chính trong các bức ảnh của bạn để thu hút sự chú ý của người xem cũng như khắc họa cảm xúc nhân vật.
Tác dụng của không gian âm chính là dựa vào không gian xung quanh đối tượng nhằm xác định tiêu điểm chính của bức ảnh. Qua đó, người chụp có thể tạo mối quan hệ liên kết phù hợp giữa điểm lấy nét với phần nền.
Không gian âm không phải là luôn luôn là một màu đồng nhất, một sự tương phản của nó để tác động chất lượng cao của đối tượng. Khi được sử dụng đúng cách, không gian âm sẽ cung cấp một sự cân bằng tự nhiên, giúp chống lại các không gian tích cực (dương) trong một khung cảnh.
Cách hoạt động của quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian tạo thêm cảm giác chuyển động
Bằng cách đặt không gian vào phía trước một vật thể chuyển động, bạn có thể thêm chuyển động và hướng cho khung hình, hướng mắt người xem tập trung vào hình ảnh hiệu quả hơn.
Ví dụ như với bức ảnh có bố cục là chiếc xe được đặt ở bên phải khung hình, nhưng xe lại được hướng về bên trái, điều này tạo cảm giác xe đang chuyển động và cũng hướng người xem vào chuyển động đó.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh với bố cục giúp điều hướng mắt người nhìn
Để một hình ảnh chất lượng về mặt bố cục, người chụp cần sử dụng quy tắc không gian kết hợp với các quy tắc bố cục khác như quy tắc một phần ba hoặc quy tắc cân bằng.
Quy tắc không gian không phải là quy tắc chính thức về bố cục, nó chỉ là quy tắc giúp bạn biết vị trí đặt chủ thể của mình trong hình ảnh để tạo ra một bức tranh đẹp, đồng thời giúp dẫn dắt mắt người xem theo hướng mà bạn mong muốn.
Dù ở bất kỳ bức ảnh nào, nếu đối tượng chính có thị giác, người xem sẽ luôn nhìn vào ánh mắt của đối tượng đó đầu tiên. Sau đó sẽ điều hướng theo vị trí ảnh mắt của đối tượng. Vậy nên bạn nên biết tận dụng kĩ thuật này để thu hút ánh mắt của người xem. Tác phẩm của bạn sẽ trở nên cực xịn sò và thú vị.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh giúp kể chuyện qua hình ảnh
Bức ảnh sẽ biết kể chuyện chi tiết nếu nhiếp ảnh gia sử dụng hiệu quả quy tắc không gian. Đây là một đặc điểm rất đặc trưng của quy tắc không gian nhiếp ảnh. Vậy nên bạn hãy cố gắng sử dụng nó hiệu quả nhất có thể.
Tạo chiều sâu khung hình bằng một số yếu tố kết hợp cùng quy tắc không gian nhiếp ảnh
Quy tắc không gian nhiếp ảnh kết hợp với góc nhìn điểm tụ
Hệ thống đồ họa dùng để tạo hiệu ứng chiều sâu và kích cỡ trên mặt là góc nhìn điểm tụ. Các vật càng lùi xa, kích cỡ của nó sẽ càng nhỏ dần. Từ đó thu về một điểm tụ ở đường chân trời.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với góc nhìn điểm tụ sẽ tạo được hiệu ứng xa dần. Điểm tụ này có thể nằm ở bất kỳ hướng nào mà người xem có thể nhìn vào.
Quy tắc không gian nhiếp ảnh kết hợp với các đối tượng chắn lấy nhau
Các đối tượng chắn lấy nhau sẽ tạo không gian 3 chiều cho tác phẩm của bạn. Khi đường viền của khối này được chen ngang bởi các khối khác sẽ tạo hiệu ứng này. Hiện tượng này tạo ra cảm giác đối tượng này đang ở trước đối tượng kia.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với việc thay đổi kích cỡ và vị trí các đối tượng liên quan
Để tạo chiều sâu cho tác phẩm, các nhiếp ảnh gia có thể thay đổi vị trí và kích cỡ của các đối tượng liên quan. Khi hai hình có kích cỡ giống nhau trong cùng khung hình sẽ không tạo cảm giác về chiều sâu. Tuy nhiên, nếu kết hợp cả quy tắc không gian và thay đổi vị trước sau, bức ảnh sẽ hoàn hảo.
Kết hợp quy tắc không gian nhiếp ảnh với việc thay đổi độ sáng và màu sắc
Để tạo không gian 3D, thay đổi màu sắc và độ sáng là một kĩ thuật có hiệu quả. Việc này sẽ giúp cho người xem có cảm nhận rõ hơn về khoảng cách các đối tượng trong hình.
Thông thường, những màu lạnh thường lùi phía sau còn màu ấm tiến gần với người xem. Các vật đứng gần thường có màu sắc đậm đà, tương phản mạnh. Ngược lại, những vật ở xa thường có màu sắc tương tự hoặc trung tính, nghiêng về màu xám nhiều hơn.
Những màu sắc có tính tương phản mạnh được nhìn như ở các mặt phẳng khác nhau. Đối với những màu sắc có đặc tính giống nhau thường được nhìn như trên cùng một mặt phẳng. Nắm được kỹ thuật này kết hợp với quy tắc không gian nhiếp ảnh, tác phẩm của bạn sẽ trở nên thu hút, xịn sò.