Kiến trúc là nghệ thuật của khoa học
Nếu âm nhạc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng lặng, thì kiến trúc lại là nghệ thuật sắp xếp những khoảng trống. Đó là cách mà kiến trúc định hình và phản ánh lại thực tại của 1 xã hội.
Kiến trúc gắn liền với chiều dài của lịch sử, nó bắt đầu từ những túp lều tranh với những thiết kế đơn sơ chỉ để chống đỡ và tạo ra công năng giúp che nắng che mưa, làm nơi trú ẩn. Theo thời gian với sự phát triển về khoa học, tư duy và những định luật, con người tạo ra những công trình kiến trúc mới vỹ đại không chỉ về mặt thiết kế tối ưu, mà họ còn lồng ghép vào đó sự sáng tạo về nghệ thuật.
Nghệ thuật từ những công trình kiến trúc được tạo ra bởi sự sáng tạo của người thiết kế, trên hết nó vẫn dựa vào các quy tắc của khoa học để bảo toàn công năng của 1 kiến trúc. Cách mà người ta sáng tạo nghệ thuật dựa trên những định luật của khoa học gọi là nghệ thuật triến trúc, nó vừa đảm bảo công dụng thực tế của kiến trúc, vừa tạo ra giá trị thẩm mỹ của thời đại dành cho người xem.
Chụp ảnh kiến trúc cần lưu ý điều gì.
Kiến trúc là 1 sân chơi của bộ môn nhiếp ảnh, có thể gọi chủ đề này khá quen thuộc với tất cả mọi người, bởi kiến khúc có mặt ở tất cả mọi nơi trong xã hội hiện nay. Tuy vậy không phải ai cũng có thể chục 1 bức ảnh kiến trúc đẹp mắt, thể hiện được sự nghệ thuật kiến trúc, vì vậy bài viết này sẽ nêu ra vài lưu ý để bạn có thể chụp tốt hơn ở sân chơi kiến trúc này. Cùng theo dõi nhé.
1 Chuẩn bị thiết bị chụp
Để chụp kiến trúc bạn không cần đến 1 chiếc máy ảnh kèm lens xóa phông mù mịt như mảng chân dung, điều quan trọng đầu tiên khi chụp kiến trúc đó là bạn phải thể hiện được hình dáng của kiến trúc, sau đó diễn đạt được nghệ thuật của kiến trúc thông qua bức hình. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể chụp kiến trúc chỉ với 1 chiếc điện thoại.
Tuy vậy để đạt được mục tiêu khó hơn đó là diễn đạt được nghệ thuật, chúng ta cần sự linh động trong nhiều kiểu kiến trúc. Đa phần chúng ta sẽ cần lens góc rộng để chụp được trong môi trường chật hẹp, bạn không thể chụp được cả kiến trúc bên trong 1 tòa nhà với lens 50mm, hãy chuẩn bị cho mình 1 chiếc lens zoom có tiêu cự nhỏ nhất từ 20mm. Việc chuẩn bị lens góc rộng sẽ giúp bạn lấy được tổng thể của 1 tòa nhà.
Tiếp theo mỗi mô hình kiến trúc luôn có những chi tiết nhỏ được người thiết kế đề cập vào, nó có thể mang giá trị lịch sử hoặc góp phần vào yếu tố nghệ thuật, vì vậy bạn cũng cần chuẩn bị 1 chiếc lens tele để không bỏ lỡ chi tiết ấy.
1 chiếc tripod sẽ là lợi thế để những bức hình của bạn giữ được độ sắc nét trong môi trường thiếu ánh sáng.
2 Quan sát toàn bộ công trình kiến trúc
Khác với những thể loại chụp ảnh khác, đơn cử là nhiếp ảnh đường phố bạn cần chớp thời cơ, cần phản xạ tốc độ chụp nhanh. Chụp kiến trúc đơn giản hơn nhiều khi bạn có rất nhiều thời gian để quan sát tỉ mĩ, chọn góc cạnh, thiết lập chế độ trên máy ảnh..vv Nói chung bạn chủ động về thời gian, vì vậy hãy tận dụng lợi thế này để quan sát tổng thể kiến trúc.
Hãy quan sát và chọn lọc những chi tiết của kiến trúc, từ ngoài vào trong, từ những góc cạnh của kiến trúc, các hướng ánh sáng bên trong công trình. Hãy nên chọn chụp từ nhiều góc độ, nhiều phân cảnh khác nhau và nhiều thời điểm khác nhau, như vậy bạn có tỉ lệ chọn lọc ra ảnh đẹp cao hơn.
3 Lựa chọn bố cục và góc chụp
Có rất nhiều loại bố cục để bạn chọn trong nhiếp ảnh, mình đã tổng hợp lại 3 phần seri bố cục ở hoangphucphoto. Trong kiến trúc, bạn sẽ cần để ý đến 1 vài loại bố cục thông dụng nhất của chủ đề này. Đó là bố cục trung tâm, bố cục tương phản và bố cục đường dẫn, cả 3 loại bố cục này mình đều đã chia sẻ, các bạn có thể xem lại tại Đây
Tất nhiên đó là những bố cục thường thấy, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo bằng những bố cục mới nhé.
bố cục đường dẫn bố cục trung tâm bố cục đối xứng
Việc thay đổi góc chụp cũng rất quan trọng, bởi những kiến trúc là vật thể cố định, sẽ không thay đổi trong 1 thời gian dài, vì vậy nếu không thay đổi góc chụp thì những bức hình của bạn chỉ là lập lại bước chân của người đi trước. Hãy tận dụng những góc chụp khác biệt cùng với chiếc lens tele, bạn sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ hơn đây.
4 Thêm yếu tố động vào tĩnh vật
Kiến trúc là những vật thể bất động, chúng đứng yên tạo ra sự bề thế và vĩ đại, tuy nhiên nếu lồng ghép vào những yếu tố động như con người, cây cối, xe cộ thì sẽ làm cho bức ảnh kiến trúc của bạn sinh động hơn, sẽ tạo ra sự tương phản giữa sự to lớn của kiến trúc và sự nhỏ bé của con người, tương phản giữa vật đứng yêu và vật chuyển động.
Việc thêm yếu tố động vào 1 cách chủ động chỉ làm nổi bật bề thế đường nét của kiến trúc chứ không làm sao nhãn việc quan sát của người xem, các bạn nên cân nhắc chủ thể chuyển động cho phù hợp nhé.
5 Chọn thời điểm có nguồn sáng tốt
Vì kiến trúc cũng là 1 bộ môn của nhiếp ảnh nên nó sẽ không thoát khỏi sự ràng buộc với vị thần ánh sáng này, ánh sáng là phần cần thiết nhất của nhiếp ảnh.
Hãy chọn cho mình 1 thời điểm vàng trong ngày để có ánh sáng tốt nhất, có độ phủ sáng vừa phải không quá gắt, các thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn chẳng hạn, bạn sẽ lồng ghép thêm được yếu tố chuyển động và có được nguồn sáng tốt nữa.
Ngoài ra việc lựa chọn luồng sáng cũng sẽ cho bạn lợi thế sáng tạo ánh sáng để làm nổi bật kiến trúc hơn. Hãy lợi dụng nguồn sáng và hướng chiếu sáng của chúng để tạo sự khác biệt nhé.
6 Giữ lại sự chân thật của kiến trúc
1 điều mà ít người để ý đó là gìn giữ lại sự chân thật của kiến trúc, đa phần những công trình kiến trúc sẽ được lưu giữ rất lâu nhưng không có nghĩa chúng không biến mất. Việc tồn tại trong 1 thời gian dài sẽ khiến cho kiến trúc mang lại giá trị lịch sử, văn hóa của nhân loại. Bằng cách lưu lại màu sắc hay thiết kế chân thực của kiến trúc sẽ tạo ra giá trị quý giá sau này. Nó mang tính nhân văn rất nhiều.
bảo tàng tp Hồ Chí Minh Bưu điện tp Hồ Chí Minh Bến Nhà Rồng
Tổng kết
Trên đây là những lưu ý cần thiết cho bạn cần để chụp nhiếp ảnh kiến trúc, hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho các bạn. Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi.
Nguồn bài viết tham khảo: lavenderstudio, snapshot, raimuhome
Nguồn ảnh : Pexel, snapshot, hcmcpv