[toc]
BỐ CỤC – KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Trong thời đại ngày ngày, cụm từ “Nhiếp Ảnh” không còn xa lạ với chúng ta nữa. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như :khoa học, sản xuất, kinh doanh, nghệ thuật, truyền thông.. Hay đơn giản là phục vụ sở thích cá nhân, thể hiện cá nhân. Chính vì sự ứng dụng rộng rãi đó làm cho những kiến thức về nhiếp ảnh trở nên linh hoạt hơn, thay đổi theo từng giai đoạn và mục đích. Hãy nhìn ra bên ngoài và quan sát những tòa nhà, chúng đã thay đổi theo thời gian như thế nào.
Tuy vậy, dù thiết kế có thể thay đổi, nhưng yếu tố quyết định 1 tòa nhà đẹp, vững chắc vẫn bắt đầu từ nền móng, nơi những viên gạch đầu tiên được sắp đặt. Để xây dựng 1 tư duy về nhiếp ảnh, chúng ta cũng phải bắt đầu từ đó. Bố cục chính là 1 trong những nền tảng đó. Hãy cùng Hoangphucphoto đi qua những nền tảng then chốt của bộ môn nhiếp ảnh này nhé.
PHẦN 1-BỐ CỤC
Đã bao giờ các bạn nghe đến từ bố cục chưa, trong nhiếp ảnh bố cục là 1 khái niệm cơ bản. Một bố cục tốt sẽ tạo ra sự khác biệt giữa 1 Newbie và 1 Professional.
Vậy bố cục là gì?
Bố cục chính là sự sắp xếp các yếu tố khác nhau trong 1 khung hình.

Ví dụ trong khung hình trên , việc di chuyển camera để sắp xếp vị trí kim tự tháp, tòa nhà phía sau và các đường thẳng liên kết các yếu đố ấy chính là bố cục. Hãy xác định đâu là yếu tố chính và phụ trong bức ảnh, từ đó hãy chọn cho mình 1 bố cục phù hợp nhất nhé.
1. Quy tắc kinh điển 1/3
Đây là 1 bố cục kinh điển với mật độ sử dụng và hiệu quả cực kỳ cao. Sử dụng thành thạo bố cục này sẽ giúp kỹ năng nhiếp ảnh của bạn tăng lên đáng kể.
Quy tắc một phần ba rất đơn giản. Bạn chia khung ảnh thành 9 phần với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang, từ đó sẽ tạo ra 4 giao điểm( gọi là điểm vàng). Khi chụp ảnh bạn hãy tinh tế đặt chủ thể chính vào 1 trong 4 điểm vàng ấy. Không nhất thiết phải chính xác, tương đối là đủ. Bức ảnh của bạn sẽ cuốn hút và đẹp hơn.

Bố cục này cực nổi tiếng bởi sự thông dụng và an toàn. Cốt lõi của nó là ứng dụng theo quan sát của mắt người. Thông thường mắt người có thói quen nhìn từ trái sang phải hoặc từ phải sáng trái theo thói quen đọc và viết. Việc đặt chủ thể tại các điểm vàng sẽ tạo ra sự nhịp nhàng trong chuyển động của mắt người.

Hãy rèn luyện khả năng nhìn của đôi mắt bạn, đôi khi cảnh vật rất chi bình thường nhưng đôi mắt biết sắp xếp sẽ làm mọi thứ cuốn hút hơn.
2. Bố cục trung tâm
Trái ngược với quy tắc 1/3 phía trên, bố cục trung tâm đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình, canh sao cho cân xứng giữa 2 bên và trên dưới. Tất nhiên là tương đối hoặc nếu bạn là 1 người kỹ tính hãy cho nó cân bằng tối đa.

Bố cục trung tâm thực sự sẽ đem lại hiểu quả cao cho các shot chụp cận cảnh, hoặc khi chúng ta muốn tạo hồn cho chủ thể, nó tạo ra hồn của chủ thể rất rõ ràng. Bố cục trung tâm tạo ra sự cân đối, hài hòa. Định hướng người xem ảnh.

Lợi dụng bokeh làm mờ hậu cảnh, bố cục này phát huy tối đa khi chỉ mỗi chủ thể chính được thể hiện rõ ràng nhất tại trung tâm bức ảnh
3. Bố cục đối xứng
Đây là 1 bố cục cực kỳ thông dụng trong nhiếp ảnh kiến trúc, trang trí. Lấy cảm hứng từ những công trình vĩ đại thế kỷ XVII, bạn có thể hình dung ra bố cục này khi xem các công trình như: lâu đài Versailles, Kim tự tháp Louvre, Nhà thờ Hohenzollernplatz hay thư viện Jacob and Wilhelm Grimm Center của Đức.


Bố cục này cơ bản là tạo ra 2 mảng đối xứng trong khung hình, có thể là đối xứng theo chiều ngang, hoặc theo chiều dọc. Các phần của bố cục đối xứng phải liên kết chặt chẽ với nhau, không thừa không thiếu, 2 mảng đối xứng phải là 2 mảng đối xứng hoặc tương phản nhau.

Ví dụ như khi chụp 1 mặt hồ thì ranh giới giữa mặt hồ và ảnh phản chiếu chính là đường chia 2 mảng đối xứng ngang. Ngoài ra trong nghệ thuật bố cục đối xứng còn thể hiện sự tương phản giữa sáng và tối, đậm và nhạt, thô cứng và diệu dàng, màu nóng và màu lạnh..

Bố cục này tạo ra sự yên tĩnh, trang nghiêm, lộng lẫy đầy vĩ đại. Một cảm giác hài hòa mỹ thuật.
4. Bố cục khung trong khung
Khung hình không chỉ là những kiến trúc, sản phẩm do con người tạo nên mà có thể là các yếu tố tự nhiên như cành cây hay cửa sổ, mái vòm, những đám mây.. Những yếu tố tự nhiên ấy liên kết với nhau tạo ra 1 ” cái khung” hết sực đặc biệt. Tất nhiên bên trong cái khung tự nhiên ấy chính là chủ thể chính mà bạn chụp. 1 bức hình chụp theo bố cục “khung trong khung” sẽ tạo ra 1 sự đặc biệt dành cho sự đặc biệt.

Có rất nhiều cái khung tự nhiên bên ngoài tự nhiên. Bạn chỉ việc tinh tế để nhận ra chúng. Đặt ảnh bạn muốn chụp trong những cái khung ấy sẽ tạo hiệu ứng chiều sâu cho ảnh. Mang lại tự nhiên và sáng tạo, bức ảnh sẽ bớt đơn điệu và đặc biệt hơn rất nhiều.


Bài viết này giới thiệu đến các bạn những khái niệm cơ bản, kiến thức nền của nhiếp ảnh nói chung và bố cục nói riêng. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ cùng các bạn điểm qua những bố cục tiếp theo trong nhiếp ảnh. Tất nhiên sẽ không có bố cục xấu hoặc đẹp. Đúng hoặc sai. Nhiếp ảnh là nghệ thuật và nó không có sự ràng buộc, không có biên giới. Sức sáng tạo của con người là vô hạn vì vậy đôi khi sẽ có những bức ảnh không theo 1 bố cục nào. Chúng ta không thể gọi đó là 1 bức ảnh xấu. Nhưng nếu nắm vững những kiến thức cơ bản về bố cục, các bạn sẽ nắm đến 70% tỉ lệ cho ra 1 bức ảnh đẹp.
Bài viết được tham khảo từ Nhiếp ảnh gia Nat Eliason và kinh nghiệm cá nhân của mình
Nguồn hình ảnh : pexel.com