Phong trào “chơi film” từ lâu đã được coi là một làn sóng mang đậm phong cách vintage được giới trẻ ưa chuộng. Trong thú vui đó, có một yếu tố cực kỳ quan trọng: Có nhiêu loại máy film? Vậy film máy ảnh là gì mà lại đặc biệt đến vậy? Và vì sao người mới bắt đầu lại cần nắm được những thông tin về film máy ảnh?
Chọn máy film thế nào cho phù hợp?
Máy ảnh film là gì? Có mấy loại máy film cơ bản ở thị trường?
Máy ảnh film hay được còn được gọi với cái tên khác là máy ảnh cơ. Đây là một trong những mẫu máy ảnh có từ rất lâu rồi. Chiếc máy hoạt động nhờ những cuộn film và không liên quan gì đến điện. Với những chiếc máy ảnh film điều quan trọng nhất để tạo nên một bức ảnh đẹp chính là nguồn ánh sáng. Tuy nhiên việc này cũng còn phải phụ thuộc thêm vào cuộn phim phù hợp thì bạn mới có một tấm hình ưng ý.
Hiện trên thị trường có những loại máy ảnh film cơ bản sau:
MÁY FILM SLR (bao gồm dòng máy full cơ, bán cơ và máy film điện):
+ Dòng máy full cơ: là dòng máy hoạt full cơ khí hoàn toàn, hoạt động độc lập không cần điện, nếu có pin thì chỉ để dùng cho đo sáng, không có pin hoặc hết pin thì các chức năng cơ khác vẫn hoạt động bình thường (trừ đo sáng).
+ Dòng máy bán cơ: là dòng máy cải tiến của máy full cơ, có thêm các chế độ như AUTO (tốc độ, khẩu độ), bù trừ sáng (tăng giảm EV). Khác với dòng full cơ, dòng bán cơ hoạt động gần như phụ thuộc vào pin, nếu không có pin máy sẽ không hoạt động hoặc chỉ chạy được ở 1 tốc độ duy nhất.
+ Dòng máy film điện: đây là dòng tiệm cận của DSLR với ngoại hình và chức năng y hệt các dòng máy DSLR hiện đại bây giờ, khác biệt duy nhất là vẫn dùng film.
*Lưu ý: Có nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa máy cơ và DSLR, máy cơ ở đây để chỉ các dòng máy full cơ hoặc bán cơ sử dụng film, còn DSLR hay còn gọi là máy KỸ THUẬT SỐ (KTS).
MÁY FILM RANGEFINDER (bao gồm dòng full cơ và bán cơ):
Là dòng máy lens liền, phần lớn là không thay lens được (trừ 1 vài dòng máy cao cấp). Sử dụng lấy nét bằng điểm vàng (các dòng SLR sử dụng lấy nét cắt hoặc lấy nét hoa dâu). Đặc điểm của dòng máy này là khá nhỏ gọn, tiêu cự của lens theo máy thường là tiêu cự phổ thông từ 35-50, tương đối dễ sử dụng và lấy nét nhanh hơn.
MÁY FILM COMPACT (hay còn gọi là máy film PNS):
Máy ảnh point-and-shoot hay còn được gọi tắt là máy ảnh pns và hiểu đơn giản là dòng máy chỉ việc đưa lên và chụp, gần như không cần chỉnh các chức năng.
Các dòng máy point-and-shoot thường có phong cách thiết kế nhỏ gọn vừa tay, cùng một ống kính cố định ở phía trước. Mẫu máy film này từng được rất nhiều nhiều ưu thích bởi cách thức sử dụng đơn giản cũng như kích thước nhỏ gọn dễ dàng mang theo khi đi du lịch. Nhược điểm là dễ hỏng và gần như không thể sửa (hoặc phí sửa bằng giá 1 chiếc máy mới).
Chọn film thế nào cho phù hợp?
Film máy ảnh nào dành cho người mới chụp?
Nếu bạn không tìm hiểu trước khi bước vào con đường này thì chắc chắn bạn sẽ không chọn được đúng loại film mình cần. Sau đây là 2 loại film tốt nhất để bạn khởi đầu chụp máy film:
1. Kodak Colorplus
Kodak colorplus là loại film máy ảnh có giá “hạt dẻ” nhất và cũng vô cùng phổ biến, minh chứng là bất kì lab bán film nào cũng có và đặc biệt là một số lab còn tặng kèm combo film + tráng scan với giá vô cùng ưu đãi.
Film cho ra màu sắc ám vàng đặc trưng, thích hợp chụp ngoại cảnh.
2. Fujicolor C200
Khác với Kodak, Fujicolor mang nét đặc trưng là ám màu xanh lá. Yếu tố này giúp ảnh có phần trong treo, nhẹ nhàng hơn.
Nước ảnh của film có độ tương phản không quá gắt, white balance vừa đủ, thích hợp hơn chụp chân dung.
Cách lắp cuộn film vào máy
- Mở máy ảnh và chuẩn bị film
Bước đầu tiên là mở phía sau của máy film ra. Trên hầu hết các máy, có 1 nút vặn tua lại dùng để mở máy ra khi nhấn vào. Nâng nút vặn đó cho đến khi nó phát ra tiếng click, mặt sau của máy sẽ mở ra.
Khi lấy film ra khỏi hộp nhỏ bạn sẽ thấy 1 cuộn film dài khoảng 1 inch được gọi là phần đầu. Đặt film lên buồng chứa film ở bên trái thân máy, sao cho đầu film nhô ra về bên phải. Khi bạn đặt film đúng vị trí, kéo nút tua lại hoặc đẩy film vào buồng film để tải film. Đừng chuyển sang bước khác nếu bạn không chắc nó được đặt đúng cách chưa. Bạn nên nghe rõ tiếng click và ổn định trong buồng film.
- Cố định đầu film vào vị trí
Bước này rất quan trọng khi tải film vào máy ảnh. Phần đầu cần máy film được cố định đúng cách để máy ảnh cuộn film của bạn qua mỗi lần chụp. Đầu tiên, kéo đầu film hướng về phía khe bên phải, còn được gọi là ống cuốn. Hãy cầm cuộn film 35mm nhẹ nhàng ở phần đầu và cuối của film, vì nếu không tay bạn sẽ làm hỏng thước film.
Đẩy đầu hẹp của thanh dẫn vào ống cuốn. Đồng thời giữ cố định nó bằng các ngón tay. Phải đảm bảo rằng đầu dẫn vào đủ sâu trong trục xoay để nó được đẩy lên.
- Tua film về phía trước:
Bước này cần có sự phối hợp. Bạn cần giữ phần đầu máy film cẩn thận bằng tay trái, đặt bánh xích lên trục quay. Kế đến, dùng ngón tai bên phải tìm cần đẩy film phía trên cùng bên phải của máy ảnh. Bạn cũng có thể cần giữ nút phía trên nút nhả cửa trập hoặc gần cần gạt. Đưa film lên 1 chút để trục quay tiếp nhận film và bắt đầu cuốn nó lên. Lặp lại thao tác này một lần nữa với cần đẩy film để bạn có một đoạn film dài vừa đủ quấn quanh trục xoay, rồi cố định film vào đúng vị trí.
- Đóng máy ảnh và chụp:
Hãy đóng máy film lại nếu bạn chắc rằng đã đặt film vào đúng vị trí. Ngăn sau sẽ kêu 1 tiếng click khi đóng máy lại. Và giờ thì bạn chỉ cần tua film để tránh bị hở ở đầu cuộn film. Bạn có thể làm nó bằng cách đẩy màn trập lên và xoay trong vài lần. Đó là toàn bộ những gì cần làm để tải film. Hãy thực hiện từng bước chậm rãi lần trong đầu tiên.
Lưu ý: Nhớ phải thay đổi ISO để hợp với film bạn bỏ vào.
Cách chụp ảnh bằng máy film
- Film nhựa rất nhạy cảm với ánh sáng. Chỉ một lượng sáng rất nhỏ có thể khiến cho ảnh bị thừa sáng, đôi khi là bị cháy sáng. Để tạo ra một bức ảnh hoàn hảo, bạn phải căn chỉnh chính xác lượng ánh sáng sẽ đi vào cuộn film, đó là phương pháp đo sáng. Đo sáng phụ thuộc vào hai yếu tố: tốc độ màn trập và độ mở của khẩu.
- Tốc độ màn trập được đo bằng giây (có thể từ 1/10.000 giây tới 30 giây). Khẩu độ có một đơn vị riêng là f-stops, ví dụ như f/4 và f/8. Số f càng nhỏ (như 1 hoặc 2) có nghĩa là khẩu độ đang mở lớn, sẽ nhiều ánh sáng lọt vào hơn; số f càng cao (như 16, 22 hoặc 32) có nghĩa khẩu đang mở nhỏ, ít sáng đi vào.
Những máy ảnh tự động, bỏ túi hay pns (point-and-shoot) tạo ra những bức ảnh đã được căn sáng chuẩn chỉ với một nút bấm. Chúng sử dụng photocell (cảm biến sáng điện tử), tự động điều chỉnh tốc độ màn trập, khẩu độ và cũng tự động lấy nét. Mặc dù các máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp hiện nay cũng có chế độ tự động, những người chụp ảnh vẫn ưa chuộng tùy chỉnh thông số thủ công hơn. Nó thể hiện sự sáng tạo, nắm bắt và làm chủ nguồn sáng. Không phải tự dưng người ta nói, chụp ảnh chính là cách chơi đùa với ánh sáng.
- Tốc độ màn trập (thường gọi tắt là tốc): Thời gian màn trập mở, thường được đo bằng giây (ví dụ 1/200s, 1/60s, 5s,…). Tốc độ màn trập càng chậm, ánh sáng lọt vào càng nhiều. Tốc độ màn trập thường ảnh hưởng đến độ nhạy của hành động (ví dụ: tốc độ màn trập nhanh có thể chụp được những hành động cực nhanh, tốc chậm có thể gây ra hiện tượng phơi sáng).
- ISO: Đây là thước đo độ nhạy của cảm biến ảnh với ánh sáng, được đo bằng đơn vị ISO (ví dụ 100 ISO, 400 ISO, 6400 ISO,…). ISO cao cho phép bạn chụp ảnh trong phòng tối hoặc ở điều kiện thiếu sáng, nhưng đổi lại ảnh sẽ bị nhiễu khá nhiều.
- Để chụp được một bức ảnh đẹp, bạn phải biết kết hợp 3 yếu tố trên. Đây không phải là một kỹ năng dễ học, phải chụp thật nhiều mới có kinh nghiệm với từng loại môi trường ánh sáng.
Tua film và mang đi tráng film
Đầu tiên cần ấn nút giữ film, đây là một nút nhỏ nằm ở dưới máy.
Sau đó gạt cần tua film lên và xoay cần tua film theo hướng mũi tên cho đến khi nghe một tiếng “cạch” nhỏ. Khi đó cuộn film đã được tua hết vào vỏ đựng.
Cuối cùng chỉ cần mở nắp buồng film và lấy film mang đến Lab tráng là hoàn thành.