Bù sáng EV là gì?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng hoạt động phơi sáng của máy ảnh bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: khẩu độ, màn trập và độ nhạy của cảm biến. Giá trị này thường được gọi tắt là EV tượng trưng cho một đơn vị, cho ta hình dung được sự thay đổi về lượng của ánh sáng.
EV có nghĩa là Exposure Value mang nghĩa là: giá trị phơi sáng hoặc điểm bù sáng. Bù sáng EV được sử dụng với mục đích biểu đạt, cân chỉnh giá trị độ phơi sáng thông qua sự kết hợp giữa khẩu độ mở và tốc độ của màn trập.
Trước khi xác định mức phơi sáng phù hợp, máy ảnh sẽ tiến hành đo sáng (khu vực ưu tiên đo sáng tùy theo ý đồ của người chụp). Tiếp đó sẽ điều chỉnh các giá trị tương ứng để tạo ra một bức ảnh đúng sáng nhất. Quá trình điều chỉnh này được gọi một cách phổ biến là bù sáng.
Bù sáng ở đây đôi khi không nhất thiết phải thêm sáng vào mà là có thể tăng sáng hoặc giảm sáng thích hợp để đưa bức ảnh trở về đúng với màu sắc cũng như độ sáng thực tế nhất. Với nguồn sáng, trong những trường hợp nguồn sáng nằm phía sau hoặc “vướng” phải những chủ thể có độ tương phản cao, máy ảnh dễ bị nhiễu loạn và cho ra mức phơi sáng sai lệch (có thể tối quá hoặc sáng quá).
Khi dùng bù sáng EV để cân chỉnh độ sáng hình ảnh trong khi chụp cũng giống với chức năng ISO. Nhưng cách hoạt động dễ hiểu và dễ thực hiện hơn. Vậy nên đây có thể xem như là chức năng phù hợp với những ai mới tập chụp ảnh để sớm có được những hình ảnh chất lượng.
Ngày nay nhờ nhiều sự thay đổi, cải tiến hơn trong công nghệ sản xuất máy ảnh mà bù sáng EV cũng đã được cải thiện hơn trước. Dù vậy, thực chất EV không hoàn toàn phù hợp với mọi chức năng chụp có sẵn trên máy ảnh kỹ thuật số.
Máy ảnh ngày nay thường được cài sẵn chế độ tự động bù sáng, được gọi là Auto Exposure Bracketing. Khi cài đặt máy ở chế độ này, nó sẽ tự động chụp khoảng 3 – 5 tấm ảnh ở 3 mức: thừa sáng, thiếu sáng và đúng sáng (theo mặc định của máy ảnh). Người dùng sẽ chọn ra trong số những tấm ảnh đó 1 bức ảnh đúng sáng và đúng mong muốn của mình nhất.
Kỹ thuật bù trừ phơi sáng EV
Trong trường hợp ảnh bạn chụp trở nên quá tối hoặc quá sáng, bạn phải tự điều chỉnh bù trừ EV trên máy ảnh sao cho phù hợp. Dưới đây, là những bước để bạn có thể thực hiện điều chỉnh thông số EV trên máy ảnh.
Bước 1: Chọn chế độ bán tự động
Bước đầu tiên khi điều chỉnh thông số của bù sáng EV đó là chuyển máy ảnh của bạn sang chế độ chụp bán tự động. Tùy vào loại máy ảnh thì cách chỉnh cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như: Đối với máy ảnh Canon thì chỉnh PTv, hoặc Av. Hoặc A, S, P đối với máy ảnh Nikon.
Bước 2: Chọn nút bù trừ EV
Mỗi máy ảnh đều sẽ có nút bù trừ EV. Có điều, nó sẽ không nằm ở một vị trí cố định giống nhau mà tùy vào mỗi hãng thì sẽ có những vị trí khác nhau. Vậy nên bạn nên thử tự tìm kiếm trên chiếc máy ảnh của bạn để xem nút bù trừ EV nằm ở đâu.
Đặc biệt với một số model của máy ảnh chuyên nghiệp. Các nút chức năng sẽ không nằm trên thân máy. Vì vậy nếu đang dùng dòng này thì bạn cần phải điều chỉnh trong mục Menu/Settings.
Bước 3: Chọn giá trị EV theo ý muốn
Khi đã chọn đúng nút thì bạn hãy bắt đầu bù trừ phơi sáng. Để thực hiện việc này, bạn chỉ cần nhấn giữ nút và di chuyển con trỏ qua trái hoặc qua phải:
– Tại vạch số 0, EV=0 (tức là không có bù trừ)
– Muốn ảnh sáng hơn, bạn cần di chuyển vạch về phía bên phải (Brighter).
– Muốn ảnh giảm sáng, bạn cần di chuyển vạch về phía bên trái (Darker).
– Cứ mỗi một nấc điều chỉnh EV sẽ được gọi là một “stop”. Khi điều chỉnh EV, nó sẽ đem lại những kết quả như sau:
EV =1 sẽ tăng gấp đôi độ sáng so với EV=0
EV =2 sẽ tăng 4 lần độ sáng so với EV=0
EV=3 tăng 8 lần độ sáng so với EV=0
Mức ánh sáng cũng giảm theo tỷ lệ tương tự nếu như EV=-1, EV=-2, EV=-3
Khi nào nên sử dụng bù sáng EV?
Bù sáng EV không có khả năng giúp bạn trong tất cả tình huống. Với một vài trường hợp, EV sẽ không đủ điều kiện phát huy tác dụng của nó để trở thành điểm bù sáng hoàn hảo được. Do đó lời khuyên dành cho bạn là muốn sử dụng EV hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó nhớ kết hợp bù sáng EV với các thông số khác trên máy ảnh. Khi đó, bạn sẽ có thể dễ dàng cho ra đời những bức hình nghệ thuật tuyệt đẹp được.
Các kỹ thuật bù sáng EV trong nhiếp ảnh
Đo sáng
Hầu hết các máy ảnh hiện này đều đã trang bị thiết bị đo ánh sáng, được thiết kế sẵn ở bên trong máy. Bạn chỉ cần hướng ống kính về phía đối tượng cần chụp và thiết bị đo ánh sáng. Máy ảnh sẽ tự động tính toán mức ánh sáng cho bạn.
Tùy vào ý muốn của bạn mà có thể điều chỉnh mức ánh sáng đó hoặc giữ nguyên thiết lập sẵn có của máy ảnh để chụp. Để nói về nguyên tắc, ánh sáng càng tốt thì các đối tượng trong ảnh sẽ có tông màu đẹp hơn, tự nhiên hơn và rõ nét các chi tiết. Ngược lại, nếu như ánh sáng không tốt thì các chi tiết trong bức ảnh sẽ mờ đi, màu sắc kém tự nhiên và đồng nghĩa với việc bạn đã đo sai ánh sáng.
Midtone
Midtone được hiểu là vùng không quá sáng hay quá tối và tùy vào trường hợp mà nó sẽ có ánh sáng khác nhau. Hiện nay, trong thiết bị đo sáng của máy ảnh đã được thiết lập sẵn để cho ra ánh sáng chuẩn xác của vùng midtone.
Đối với vùng midtone này, có nhiều trường hợp khi chụp ảnh nghệ thuật phong cảnh có người, đối tượng mặc quần áo màu sắc và bầu trời sáng trong thì ảnh chụp sẽ có vùng sáng và tối. Khi đó máy ảnh sẽ tự động đo được ánh sáng rất tốt. Nhưng cũng có những trường hợp mà việc đo sáng của máy không chuẩn xác nên dẫn đến màu sắc ảnh kém chất lượng.
Chẳng hạn như bạn chụp tấm hình trắng/ đen thì thường hệ thống đo sáng của máy ảnh sẽ đưa ra kết quả đúng ý bạn. Tất cả các tông màu trong ảnh trông sẽ không thật và chuyển thành các màu khác, không phải màu vốn có của vật thể trong bức ảnh. Vì vậy với trường hợp này thì bạn không nên dựa vào độ đo ánh sáng trong máy.
Bộ đo sáng trong máy
Đây là thiết bị đo ánh sáng phản chiếu từ vật thể định chụp. Có điều thiết bị này có cơ chế đọc và đo ánh sáng theo nhiều kiểu khác nhau:
Center weighted: là chế độ sẽ đo sáng và đọc ánh sáng ở hầu hết tất cả khung hình. Nhưng favor sẽ tập trung chủ yếu vào phần trung tâm. Qua đó cơ chế đo sáng sẽ lấy ánh sáng trung bình ở 1 vùng khá rộng. Vậy nên phơi sáng của ảnh cũng sẽ khá tốt trong 1 số trường hợp chụp ngoại cảnh.
Spot Meter: đây là phần hiển thị máy ảnh dưới dạng 1 vòng tròn ở giữa trong Viewfinder chỉ ra đó. Đấy chính là khu vực mà thiết bị sẽ đo ánh sáng. Kiểu đo sáng này rất thích hợp chi việc bạn muốn đo sáng trong một khu vực nhỏ.
Evaluative: chế độ đo sáng này có thể đánh giá với các mẫu sáng trong khung hình và thiết lập thông số bằng AI. Chẳng hạn như nó có thể hiểu và bỏ qua những vùng cực sáng trong tấm hình, sau đó chỉnh sáng ở phần còn lại. Chế độ này cũng đo sáng chính xác hơn so với hơn chế độ Center Weighted khi bắn nhanh. Nhờ tính năng ưu việt mà các camera ngày nay đều đo chính xác và biết tự động bù sáng sáng ở chế độ này.
Bracketing Exposure: đây là chế độ bắn cùng một cảnh với 3 tấm khác nhau và mỗi bức sẽ có một mức độ sáng tối khác nhau. Thiết lập chế độ này có thể chuyển từ 1/3, 1/2 , 1 stop..
Nguồn tham khảo: studio.com.vn, sadesign.vn, binhminhdigital