Để chụp được một bức ảnh nhiều chi tiết hơn đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về dải động của hình ảnh khi cầm máy ảnh lên chụp. Nó quyết định chất lượng của bức ảnh, phụ thuộc vào ánh sáng để có một bức ảnh thật chuẩn.
Phạm vi động trong nhiếp ảnh và quay phim là một nguyên tắc kỹ thuật cơ bản cho phép bạn biến tầm nhìn sáng tạo của mình thành hiện thực.
Trong ngày nắng chói chang, khi cầm máy ảnh lên và nhấn chụp thì khả năng cao một số chi tiết trong bức ảnh đã bị mất có thể trong bóng tối hoặc vùng sáng, thậm chí là cả hai. Trong trường hợp này, không phải là do ảnh hưởng của việc phơi sáng mà ảnh bị như vậy do Dynamic Range hay còn gọi là Dải tần nhạy sáng trong nhiếp ảnh đã khiến ảnh bị vỡ, nhoè.
Dynamic Range là gì?
Dynamic Range hay còn gọi là dải động, dải tần, là sự khác biệt giữa phần sáng nhất và tối nhất của hình ảnh.
Thuật ngữ “Dynamic range” được đề cập, nhiều người sẽ nhanh chóng nghĩ đến HDR, hoặc “High Dynamic Range”. Thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và quen thuộc trong thế giới nhiếp ảnh và có thể hiểu một cách đơn giản Dynamic Range là sự khác biệt giữa tông màu tối nhất và sáng nhất trong ảnh. Ngày nay, thì HDR tính năng không thể thiếu của các máy ảnh để cho ra bức ảnh có độ chi tiết cao, trên các điện thoại thông minh thì tính năng HDR cũng được trang bịd dể kéo lại độ chi tiết cho bức ảnh trong điều kiện chụp ảnh bị thiếu thốn.
Dải tần nhạy sáng của máy ảnh: Với các máy ảnh khác nhau, cảm biến khác nhau sẽ có dải tần lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Để có được bức ảnh phơi sáng hoàn hảo thì dải tần của đối tượng không được vượt quá dải tần của máy ảnh. Nếu dải tần của đối tượng lớn hơn dải tần của máy ảnh, thì một phần của đối tượng sẽ bị phơi sáng dưới hoặc quá mức. Để biết được phạm vi dải tần của đối tượng có vượt quá phạm vi của máy hay không, bạn có thể sử dụng biểu đồ histogram được tích hợp sẵn trong các máy ảnh ngày nay.
Biểu đồ Histogram trong máy ảnh số là một dạng biểu đồ biểu diễn sự phân bố của số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp.
-Trong đó, trục dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh, các đỉnh càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh ở khu vực đó và độ chi tiết càng nhiều.
-Trục ngang tính từ trái qua phải với mốc giá trị từ 0 đến 255 biểu diễn độ sáng của mỗi khu vực ảnh. Gốc giá trị 0 được coi là tối nhất tựa như màu đen tuyền trong khi càng dịch sang phải giá trị này càng tăng, ngọn sáng nhất của ánh sáng ở giá trị 255.
-Khu vực giữa hai giá trị này có độ sáng trung bình. Như vậy, biểu đồ histogram càng có nhiều điểm ảnh ở gần khu vực gốc (giá trị 0) thì ảnh càng tối, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn 255 thì ảnh càng sáng. Những điểm ảnh nằm trên cột dọc của một trong hai giá trị này sẽ bị mất chi tiết (hoặc tối quá hoặc sáng quá). Một hình ảnh vừa đủ sáng và rõ nét thì biểu đồ sẽ có dạng hình quả núi với đỉnh nằm trong khu vực sáng trung bình và thoải dần sang tận gốc hai bên trái phải của đồ thị.
Máy ảnh kỹ thuật số có nhiều mức độ phơi sáng khác nhau tuỳ thuộc vào cách điều chỉnh của người chụp, điều này có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh với các mức phơi sáng khác nhau và trộn chúng lại với nhau sau đó để tạo một hình ảnh duy nhất có dải động lớn hơn nhiều so với từng hình ảnh riêng lẻ.
Cách đọc biểu đồ dải nhạy sáng
Biểu đồ dải nhạy sáng là biểu đồ hiển thị phạm vi độ sáng của đối tượng, bắt đầu với vùng tối ở bên trái và vùng sáng ở bên phải. Chiều rộng của biểu đồ histogram sẽ thể hiện phạm vi biến động của cảm biến máy ảnh. Một bức ảnh có độ phơi sáng chuẩn nếu vùng hiển thị vừa vặn bên trong biểu đồ thì phạm vi dải tần của đối tượng nằm bên trong máy ảnh của bạn. Nếu biểu đồ bị cắt bớt ở một trong hai đầu thì phạm vi của đối tượng quá rộng, bạn nên thay đổi độ phơi sáng.
Với ví dụ trong ảnh trên có thể thấy, vùng tối nằm ngoài khả năng ghi lại của cảm biến. Phần tín hiệu bị “cắt” khiến cho các chi tiết trong đó không được cảm biến ghi lại. Vùng Shadow có xu hướng bị dồn nén, tập trung quá nhiều điểm ảnh tối khiến cho bức ảnh trở nên thiếu chi tiết.
Vùng Highlight lại thừa khá nhiều khoảng trống, các chi tiết ảnh tại đây được thể hiện rõ ràng hơn. Nhiếp ảnh gia có thể mở rộng iris (lỗ điều tiết ánh sáng) hoặc sử dụng tốc độ cửa trập thấp hơn để thu được nhiều chi tiết hơn trong vùng bóng tối mà không làm mất vật thể trong vùng sáng.
Dynamic Range được đo như thế nào?
Chúng ta có thể đo Dynamic Range trong các điểm dừng (stop), trong đó mỗi điểm dừng bằng gấp đôi hoặc một nửa lượng ánh sáng. Tăng độ phơi sáng lên một lần có nghĩa là tăng gấp đôi ánh sáng. Nếu bạn đang chụp ở tốc độ màn trập 1/100, sáng hơn một điểm dừng sẽ là 1/50, trong khi tối hơn một điểm dừng sẽ là 1/200.
Nếu bạn có một chiếc máy ảnh có Dynamic Range 1 stop, điều đó có nghĩa là nó có thể chụp ảnh một cảnh trong đó phần sáng nhất sáng gấp đôi phần tối nhất.
Tương tự, cảm biến có Dynamic Range 2 stop sẽ ghi lại tất cả chi tiết khi vùng sáng nhất – trong cảnh sáng hơn vùng tối nhất – bốn lần.
Vượt qua các giới hạn này sẽ dẫn đến hình ảnh có các điểm sáng bị lóa hoặc bóng tối đen như mực.
Cho dù máy ảnh của bạn có thể xử lý bao nhiêu điểm dừng của dải động, bạn sẽ gặp phải những tình huống không đủ. Trong những trường hợp này, bạn luôn có thể dựa vào dải tương phản động cao (HDR), một kỹ thuật được sử dụng để chụp ảnh có độ tương phản ánh sáng cực cao.
Về cơ bản, HDR đạt được độ phơi sáng cân bằng trong toàn khung hình. Điều này được thực hiện bằng cách chụp nhiều ảnh ở các điểm dừng khác nhau. Ý tưởng là mỗi bức ảnh sẽ phơi sáng ở các mức độ ánh sáng khác nhau. Tập hợp hình ảnh này được hợp nhất, trở thành một bức ảnh duy nhất được cân bằng ở cả phần sáng và tối.
Dynamic Range thường là một thông số kỹ thuật dễ bị bỏ qua trong thế giới nhiếp ảnh, nhưng nó là một trong những tính năng quan trọng nhất cần lưu tâm.
Tầm quan trọng của Dynamic Range
Khi mua một máy ảnh mới, người dùng nên xem xét dải nhạy sáng của chiếc camera. Thông thường, những máy có phạm vi nhận diện ánh sáng rộng thường đắt hơn tuy nhiên, đây sẽ là lựa chọn tốt cho những nhiếp ảnh gia muốn chụp những cảnh có độ tương phản lớn.
Để duy trì các chi tiết ở cả vùng sáng và vùng tối của hình ảnh, bạn cần đảm bảo độ phơi sáng của bức ảnh không quá tối hoặc quá sáng. Nếu phơi sáng quá mức, hình ảnh sẽ mất các chi tiết trong vùng sáng. Và ngược lại, nếu độ sáng quá thấp, bức ảnh của bạn sẽ mất chi tiết trong bóng tối.
Nguồn tham khảo: kyma.vn và vjshop