Chụp ảnh close-up là gì?
Chụp ảnh Close-up được hiểu là phương pháp trong nhiếp ảnh với sự tập trung vào việc ghi lại hình ảnh của các chủ thể chụp ở khoảng cách gần. Qua đó giúp làm nổi bật những chi tiết và kết cấu đặc trưng của chủ thể chụp..
Kỹ thuật chụp Close-up khác với chụp ảnh Macro ở điểm không cần phải phóng to đối tượng đến mức tối đa mà chỉ cần nhấn mạnh vào những chi tiết quan trọng nhất.
Hiện nay, chụp ảnh Close-up được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như nhiếp ảnh nghệ thuật lẫn nhiếp ảnh thương mại. Kỹ thuật chụp ảnh đem đến này giúp tạo ra những bức ảnh có tính ấn tượng cao với hiệu ứng thị giác tốt khiến hấp dẫn người xem.
Bên cạnh đó, chụp ảnh Close-up còn giúp hỗ trợ hiệu quả cho các nhiếp ảnh gia trong việc “chạm” vào những chi tiết đặc biệt mà mắt thường khó nhìn ra. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp sắc nét, tinh tế của những chi tiết nhỏ bé mà ta không để ý đến trong cuộc sống hàng ngày.
Chọn máy ảnh
Trên thị trường hiện tại có nhiều loại máy ảnh phù hợp để chụp ảnh close-up, đó có thể là dòng máy ảnh DSLR, Mirrorless hay Compact. Lưu ý là nghiên cứu kỹ từng dòng máy bởi mỗi dòng máy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dù vậy nhìn chung tất cả dòng máy đều có khả năng chụp ảnh close-up nếu nó được trang bị ống kính và phụ kiện phù hợp.
Ống kính
Thông thường, những sự lựa chọn phổ biến cho kỹ thuật chụp ảnh close-up sẽ là ống kính Macro và ống kính tiêu cự cố định. Trong đó, ống kính Macro giúp đem lại khả năng chụp những đối tượng nhỏ với độ chi tiết cao. Mặt khác, ống kính tiêu cự cố định sẽ giúp tạo những ra hình ảnh sắc nét, không bị mờ nhoè và đạt chất lượng tốt.
Dùng phụ kiện hỗ trợ
Trong số những phụ kiện hỗ trợ hiệu quả cho chụp close-up, chân máy (tripod) là thiết bị không thể thiếu trong việc giúp giữ máy ảnh được ổn định, vững vàng trong khi chụp. Qua đó giúp giảm thiểu tình trạng rung lắc gây mờ nhoè ảnh khi chụp.
Bên cạnh đó, đèn flash lẫn các loại đèn chiếu sáng với nhiệm vụ liên tục cung cấp nguồn ánh sáng bổ sung, từ đó giúp cải thiện điều kiện ánh sáng trong những trường hợp thiếu sáng, giúp cho các chi tiết của đối tượng chụp trở nên nổi bật và rõ nét.
Ngoài ra vòng nối dài (extension tubes) và kính lọc (filters) cũng là các phụ kiện có ích nhằm nâng cao khả năng chụp close-up thông qua cách thay đổi khoảng cách giữa ống kính và đối tượng. Bên cạnh đó còn giúp điều chỉnh ánh sáng lẫn màu sắc cho ảnh.
Điều khiển DOF
Để có thể điều khiển được vùng ảnh rõ nét không phải là kỹ năng dễ đối với chụp close-up. Chẳng hạn như khi chụp bông hoa, vùng DOF có thể nằm ở nhụy hoa và khu vực cánh hoa sẽ dễ bị out nét. Ngoài ra DOF mỏng dù là một cách sáng tạo tốt khi chụp ảnh hoa cỏ. Tuy nhiên cũng sử dụng khẩu nhỏ để lấy được vùng sâu hơn và các chi tiết đối tượng được rõ nét hơn.
Kiểm soát chuyển động
Khi chụp close-up những đối tượng chuyển động, có thể người chụp sẽ mắc lỗi khiến ảnh bị mất nét, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Đối với việc chủ thể bị rung lắc do tác động bên ngoài, ví dụ như gió thì bạn có thể sử dụng tấm chắn để giúp bối cảnh chụp yên ả hơn khi chụp. Nhưng với những chủ thể chuyển động nhiều và người chụp không thể kiểm soát hành động này, chẳng hạn như côn trùng, chim chóc,.. thì cách dùng tấm chắn không sử dụng được. Khi đó, người chụp nên dùng flash rời để bắt dính chuyển động dễ dàng hơn.
Lựa chọn chủ thể
Trong quá trình thực hiện chụp ảnh Close-up, việc chọn chủ thể ra sao là yếu tố quan trọng. Bạn có thể tham khảo chọn những chủ thể chụp khá được được ưa chuộng trong kỹ thuật chụp close-up như hoa, côn trùng hay các đồ vật nhỏ. Mặt khác, bạn cũng nên chọn những đối tượng có thành phần kết cấu, ngoại hình có điểm nhấn và nhiều chi tiết hấp dẫn nhằm giúp bức ảnh trở nên ấn tượng hơn.
Cài đặt máy ảnh
Đầu tiên với việc sử dụng khẩu độ, bạn nên chọn khẩu độ lớn, trong khoảng f/2.8 cho đến f/5.6 để có thể tạo ra những hiệu ứng bokeh, qua đó làm nổi bật chủ thể chính trong bức ảnh.
Với tốc độ màn trập, bạn cần chọn tốc độ màn trập nhanh nhằm tránh tình trạng rung lắc, qua đó giúp cho hình ảnh đạt độ sắc nét tốt hơn. Thêm vào đó với cài đặt ISO, bạn nên giữ mức ISO ở mức thấp để tránh lỗi nhiễu hình ảnh để ảnh có chất lượng tốt nhất
Ánh sáng
Với phương diện ánh sáng, bạn hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể. Nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn khi ánh sáng mềm mại và dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đèn flash hoặc đèn chiếu sáng liên tục để kiểm soát ánh sáng, từ đó tạo ra các hiệu ứng mà bạn mong muốn cho bức ảnh.
Phân biệt sự khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up
Để hiểu một cách khái quát thì điều phân biệt rõ nhất giữa nhiếp ảnh macro so với close-up đó là chụp được những chi tiết nhỏ nhất, kỹ đến từng chân tơ kẽ tóc
Bên cạnh đó, nên lưu ý rằng nhiếp ảnh macro được xem là một phần thiết yếu của nhiếp ảnh ‘close up’. Có điều nhiếp ảnh ‘closeup’ không phải lúc nào cũng là nhiếp ảnh macro. Chẳng hạn như nếu bạn có một ống kính không thật sự là ống kính macro mà chỉ có thiết lập chế độ macro (như rất nhiều dòng máy compact ngày nay), thì bức ảnh của bạn thường sẽ được xem là chụp close up, chứ không phải là kỹ thuật macro chính thống.
Nguồn tham khảo: vnexpress, mayanhhoangto, vuanhiepanh