.
.
.

Lưu ngay những tips chụp ảnh mờ chuyển động hiệu quả

Làm mờ chuyển động với tốc độ màn trập chậm

Để có thể làm mờ chuyển động, bạn nên để màn trập của máy được mở với thời gian dài phù hợp để bộ cảm biến của máy bắt được chuyển động của đối tượng. Nên lưu ý yếu tố đầu tiên để chụp chuyển động đó là cài tốc độ màn trập lâu hơn.

Để giải thích lý do cho phương pháp này, nếu bạn đặt tốc độ màn trập nhanh thì cảm biến sẽ không nhìn thấy hoặc chỉ thấy rất ít chuyển động (trừ trường hợp đối tượng chụp đang di chuyển với một tốc độ rất nhanh). Đổi lại nếu họn thời gian đóng máy lâu hơn thì đối tượng chụp sẽ không cần phải di chuyển quá nhanh mới có thể tạo ra hiệu ứng mờ nhòe.

anh mo cd 2

Tuy nhiên, có một khuyết điểm mà nhiều người hay gặp đó là trong trường hợp đặt tốc độ màn trập lâu, sẽ có nhiều ánh sáng đi vào máy khiến cho bức ảnh dễ gặp hiện tượng bị cháy sáng. Trong trường hợp này, bạn cần biết cách hạn chế ánh sáng đi vào máy và cho phép chỉnh tốc độ màn trập lâu hơn. Do đó, trước khi chụp nên thử nghiệm để có thể thiết lập thông số một cách chính xác và phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Giữ máy cố định

Điều đầu tiên để tạo cảm giác di chuyển cho đối tượng với hiệu ứng mờ chuyển dộng tốt trong bức ảnh đó là đảm bảo 1 trong 2 hoặc cả 2 điều sau: để đối tượng chuyển động hoặc để máy ảnh chuyển động. Dễ nhất và hay được áp dụng nhất đó là để chủ thể chuyển động.

anh mo cd 4

Để chụp được theo kiểu này, bạn phải đảm bảo rằng máy ảnh được cố định vững chắc và đứng yên tuyệt đối. Ở thế này, khi nhìn qua khung hình bạn sẽ nhận rõ hơn sự chuyển động của đối tượng nhờ hiệu ứng từ việc sử dụng tốc độ cửa trập lâu. Có thể dùng chân máy ảnh (tripod) hay bất cứ điểm đặt nào, miễn là đảm bảo chắc chắn máy ảnh phải đứng yên.

Tùy chỉnh tốc độ màn trập

Với việc tuỳ chỉnh màn trập, bạn có 2 hướng để chọn thực hiện. Một là, chuyển máy ảnh sang chế độ Thủ công (M) hoàn toàn . Đặc biệt với các nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm, chế độ này sẽ có ích và hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên ở chế độ Thủ công này, bạn cũng sẽ cần chọn khẩu độ và ISO phù hợp, trong đó cần đảm bảo rằng tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO luôn hỗ trợ nhau hiệu quả nhằm tạo ra độ phơi sáng tốt nhất.

anh mo cd 1

Vậy nên nếu có kinh nghiệm khi sử dụng máy ở chế độ Thủ công, bạn nên chọn một tùy chọn khác. Đó có thể là Chế độ ưu tiên màn trập. Với chế độ Ưu tiên màn trập, bạn chỉ cần chọn đặt tốc độ màn trập (hoặc ISO), chế độ này sẽ cho phép bạn cài đặt tốc độ cửa trập và máy ảnh sẽ tự chọn những tính năng khác để bức ảnh đạt mức phơi sáng phù hợp. Chế độ ưu tiên màn trập sẽ dễ sử dụng hơn, nhất là với những người mới vì nó đảm bảo hiệu ứng của chuyển động và chất lượng phơi sáng trong mỗi bức ảnh.

Sử dụng khẩu độ nhỏ

Bạn có thể giảm lượng ánh sáng vào máy để bù phơi sáng cho việc cửa trập mở đóng lâu qua việc thay đổi kích cỡ lỗ mở hình tròn. Nó sẽ cho phép ánh sáng đi vào, thao tác này được gọi là điều chỉnh khẩu độ máy ảnh.

Nếu như chụp với chế độ ưu tiên cửa trập, khi đó máy ảnh sẽ tự động bù phơi sáng cho ảnh. Có điều nếu chụp ở chế độ thủ công, bạn nên giảm khẩu độ theo tỷ lệ tương ứng với khi tăng tốc độ cửa trập. Việc thiết lập chế độ chụp sẽ không quá phức tạp nhờ tốc độ cửa trập và khẩu độ được thiết lập theo trị số. Tức là khi giảm tốc độ cửa trập một trị số thì đồng nghĩa với việc tăng gấp đôi thời gian cửa trập mở (chẳng hạn tư 1/250 – 1/125).

anh mo cd 7

Tương tự, khi bạn giảm khẩu độ xuống một trị số thì tốc độ cửa trập tăng gấp đôi. Điều này đảm bảo việc không gây ra ảnh hưởng đến độ phơi sáng của máy, đồng thời khẩu độ hẹp cũng giúp cho toàn bộ cảnh trong khung hình trở nên sắc nét trong suốt.

Giảm độ phơi sáng

Một phương pháp có thể giúp bù phơi sáng khi cài đặt cửa trập mở đóng lâu đó là điều chỉnh thông số phơi sáng trong máy ảnh. Lưu ý rằng độ phơi sáng sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của bộ cảm biến máy ảnh. Vậy nên khi bạn chọn cài đặt độ phơi sáng cao, bộ cảm biến sẽ nhạy hơn với ánh sáng và ngược lại. Còn nếu chọn thiết lập độ nhạy sáng thấp, bạn vẫn có thể chọn thiết lập tốc độ cửa trập chậm hơn.

anh mo cd 3

Kính lọc ND

Những loại kính lọc ND sẽ giúp ích trong việc giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính vào máy, mà điều này tạo điều kiện để bạn thiết lập tốc độ cửa trập chậm hơn và góp phần tạo ra hiệu ứng mờ chuyển động ấn tượng hơn.

Đây cũng giống như việc đặt kính râm trước máy chụp ảnh (một số người sử dụng cách này khi không mang theo kính lọc ND). Nhờ sử dụng kính lọc ND mà bức ảnh sẽ có nhiều hiệu ứng nhòe chuyển động khi chụp ban ngày.

anh mo cd 6

Bên cạnh đó, bạn có thể thử có hai kỹ thuật sau để chụp ảnh chuyển động. Một là bạn sẽ dùng đồng bộ chậm đèn Flash (Slow Sync Flash). Kỹ thuật này kết hợp thời gian đóng máy dài cùng với sử dụng đèn flash, một số phần trong bức ảnh vẫn đứng yên trong khi những phần khác lại mờ nhòe. Cách thứ hai đó là kỹ thuật lia máy – dịch chuyển máy ảnh của bạn cùng với đối tượng chụp, bạn sẽ làm nổi bật đối tượng chụp như nền phía sau lại mờ nhòe.

Nguồn tham khảo: media.ycn, binhminhdigital, webnhiepanh

Leave a Comment