Phong cách Motion Blur không còn quá xa lạ với nhiều người yêu thích sự sáng tạo trong khi chụp ảnh. Tuy nhiên, để có bức ảnh với các vệt mờ vừa nghệ thuật, vừa làm tăng sự chú ý đối với chủ thể chính là điều không thể dễ dàng. Buộc người chụp ảnh phải tuân thủ một số nguyên tắc, lưu ý về góc máy, canh chỉnh thông số máy ảnh phù hợp để chụp ảnh hiện tượng MOtion Blur.
Để tìm hiểu về phong cách nhiếp ảnh Motion Blur, bạn có thể tham khảo bạn viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin và có thể sở hữu đẹp nhất có thể.
Motion Blur là gì?
Motion Blur là hiện tượng tạo vệt mờ cho thấy các đối tượng đang chuyển động một cách nhanh chóng trong khi phơi sáng khung hình. Điều này không thể nhầm lẫn với hiện tượng rung máy bởi hiệu ứng tạo các chuyển động mờ của Motion Blur được trải thành các vệt dài nhằm khắc họa cảm nhận về tốc độ đối với đối tượng của ảnh.
Cụ thể hơn, đối tượng (chủ thể) sẽ được ghi lại từng cụ thể chuyển động trong một khung hình duy nhất với một khoảng thời gian độc nhất. Có thể tưởng tượng Motion Blur là hiệu ứng giống như vệt xảy ra khi chụp ảnh tĩnh hoặc quay clip do đối tượng di chuyển nhanh qua khung hình hoặc độ phơi sáng của máy ảnh đặc biệt lâu (tức là chụp ảnh tua nhanh thời gian).
Kỹ thuật chụp Motion Blur
Giảm tốc độ màn trập
Điểm mấu chốt của Motion Blur nằm ở tốc độ màn trập. Khi giảm tốc độ màn trập (thường từ 1/30 giây trở xuống), máy ảnh sẽ ghi lại chuyển động của các đối tượng trong thời gian dài hơn.
Theo đó, màn trập giữ vị trí quan trọng cho phép lượng ánh sáng tiến vào cảm biến. Nó thường đứng trước cảm biến và khả năng hoạt động phụ thuộc vào thông số điều chỉnh trên máy ảnh của bạn. Màn trập nhanh sẽ cho chuyển động bị đóng băng trong khi tốc độ màn trập chậm sẽ cho bạn đối tượng hình ảnh mờ hơn.
Dưới đây là một số gợi ý về tốc độ màn trập cho các tình huống cụ thể mà bạn có thể tham khảo:
- Người đang đi bộ: Tốc độ màn trập khoảng 1/60 giây hoặc thấp hơn sẽ giúp ghi lại chuyển động chân tay, tạo cảm giác động trong khi nền vẫn tương đối rõ ràng.
- Xe cộ đang chạy: Tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của xe, bạn có thể chọn tốc độ màn trập khoảng 1/125 giây. Với xe chạy chậm, giảm xuống 1/60 giây có thể tăng hiệu ứng mờ rõ rệt hơn.
- Dải ánh sáng (light trails): Để ghi lại những vệt sáng dài và đẹp, đặc biệt khi chụp cảnh giao thông ban đêm, tốc độ màn trập cần đạt từ 10 giây trở lên. Trong trường hợp ánh sáng ít, bạn có thể kéo dài thời gian phơi sáng đến 30 giây để thu được kết quả tốt hơn.
- Thác nước: Để tạo hiệu ứng mềm mại, mờ ảo như lụa chảy, tốc độ màn trập nên điều chỉnh ở khoảng 1/6 giây đến 30 giây. Kết quả sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước và ánh sáng xung quanh.
Ngoài việc điều chỉnh tốc độ màn trập, đừng quên sử dụng chân máy (tripod) để giữ cố định máy ảnh, tránh rung lắc ảnh hưởng đến chất lượng khung hình. Với các bối cảnh ánh sáng mạnh, bạn có thể cần thêm kính lọc ND để giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến, giúp kéo dài thời gian phơi sáng mà không làm cháy sáng ảnh.
Sử dụng khẩu độ nhỏ
Đầu tiên, một khẩu độ nhỏ sẽ kiểm soát, cân bằng lượng ánh sáng vào máy ảnh. Theo đó, nếu bạn càng sử dụng khẩu độ rộng thì càng nhiều ánh sáng tiến tới cảm biến, dẫn đến ảnh dư sáng thậm chí là cháy sáng. Thông số của khẩu độ được thể hiện bằng thước đo f-stops. Nếu số stops càng lớn tức là độ mở khẩu càng nhỏ và ngược lại, nếu số stops càng nhỏ tức là độ mở khẩu càng lớn. Vì thế để đạt được độ phơi sáng tốt hơn khi đã giảm tốc độ màn trập thì bạn cần tăng số stops của khẩu độ lên.
Giảm cài đặt ISO
Điểm cần lưu ý tiếp theo trong quá trình bù sáng cho ảnh chụp Motion Blur đó là điều chỉnh cài đặt ISO. Thông số ISO đại diện cho độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. Nó có thể trải dài từ ISO 50 đến 204800 trong một vài mẫu máy ảnh cao cấp. Con số này càng cao tức là độ nhạy sáng của cảm biến càng cao.
Tuy nhiên, để bắt được Motion Blur, bạn cần giảm ISO về mức thấp bởi lẽ trước đó bạn đã ưu tiên giảm tốc độ màn trập rồi. Lúc này, để cân bằng độ phơi sáng, chỉ số ISO thấp sẽ giúp hình ảnh cân bằng sáng, tránh bị mất nét hình ảnh. Đặc biệt, nếu bạn chụp trong điều kiện ánh sáng mặt trời, hãy chụp ở mức ISO 100 cơ bản.
Kết hợp tĩnh và động trong cùng một khung hình
Một kỹ thuật độc đáo khác là tạo sự tương phản giữa các đối tượng tĩnh và động trong một bức ảnh. Điều này thường được thực hiện bằng cách giữ cố định máy ảnh trong khi một phần của cảnh vật đang di chuyển.
- Ví dụ: Một người đứng yên trên đường phố đông đúc, trong khi dòng xe cộ và người đi bộ mờ nhòe.
- Thiết bị hỗ trợ: Tripod để giữ máy ảnh ổn định.
- Tốc độ màn trập: Khoảng 1/4 đến 2 giây, tùy thuộc vào tốc độ của các đối tượng chuyển động.
Kỹ thuật này mang lại một bức ảnh sống động, truyền tải cảm giác chuyển động và tĩnh lặng cùng lúc.
Sử dụng chế độ Ưu tiên tốc độ
Sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ (Shutter Priority Mode – thường được ký hiệu là S hoặc Tv trên máy ảnh) khi chụp ảnh Motion Blur mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc kiểm soát hiệu ứng mờ chuyển động. Dưới đây là những lý do chính:
Chế độ ưu tiên tốc độ cho phép bạn chọn tốc độ màn trập cụ thể để tạo ra hiệu ứng Motion Blur theo ý muốn. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ để đảm bảo ảnh không bị thiếu sáng hoặc thừa sáng. Điều này giúp bạn tập trung vào việc ghi lại chuyển động mà không phải lo lắng về các cài đặt phức tạp khác.
Khi sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ, máy ảnh tự động thay đổi khẩu độ để bù sáng, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong các môi trường có ánh sáng khác nhau. Nếu điều kiện ánh sáng quá sáng, bạn có thể bổ sung thêm kính lọc ND để giảm cường độ ánh sáng mà không ảnh hưởng đến tốc độ màn trập.
Chống rung máy ảnh
Để có bức ảnh Motion Blur đẹp và hiệu quả, bạn nên cố định máy ảnh bằng các thiết bị chuyên dụng như tripod để trong quá trình máy không bị run nhiều.
Kỹ thuật chụp lia máy
Kỹ thuật chụp lia máy (Panning) là cách chụp khi bạn di chuyển máy ảnh trên cùng một mặt phẳng và theo chiều chuyển động của đối tượng.
Để áp dụng hiệu quả kỹ thuật chụp lia máy (panning), trước tiên bạn cần đảm bảo đối tượng có chuyển động rõ ràng, dễ nhận biết. Lý tưởng nhất là đối tượng di chuyển vuông góc với vị trí của bạn, vì góc này giúp tạo ra hiệu ứng mờ nền ấn tượng hơn.
Tiếp theo, hãy thiết lập tốc độ màn trập phù hợp với tốc độ di chuyển của đối tượng. Đối tượng càng di chuyển chậm, bạn cần giảm tốc độ màn trập để đạt được độ mờ mong muốn. Ví dụ, nếu chụp xe đạp chạy chậm, tốc độ màn trập khoảng 1/30 giây có thể phù hợp, trong khi với xe hơi chạy nhanh, bạn có thể chọn 1/60 giây.
Khi đã sẵn sàng, hãy chọn chế độ lấy nét liên tục (Continuous AF) để đảm bảo đối tượng luôn nằm trong vùng nét khi bạn di chuyển máy ảnh theo hướng di chuyển của nó. Động tác lia máy cần mượt mà và đồng bộ với tốc độ của đối tượng. Đây là phần đòi hỏi sự luyện tập, nhưng chỉ sau vài lần thử nghiệm, bạn sẽ dần làm chủ được kỹ thuật này.
Mặc dù cần thời gian để thành thạo, nhưng kết quả sẽ rất xứng đáng. Những bức ảnh Motion Blur với đối tượng sắc nét trên nền mờ ảo sẽ mang lại cảm giác chuyển động đầy sống động và nghệ thuật.