.
.
.

Khám phá những kiến thức thú vị về nhiếp ảnh 3D

Nhiếp ảnh 3D là gì?

Để hiểu rõ về nhiếp ảnh 3D, trước hết bạn cần hiểu rằng khi mắt người nhìn thế giới ở dạng 3D, nó có thể tiếp nhận những góc nhìn về chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Khi đó, bộ não sẽ xử lý các thông tin tiếp nhận từ đôi mắt, qua đó cung cấp cho ta thị giác lập thể. Nhờ đó mà khi quan sát, chúng ta có được nhận thức về phương diện chiều sâu hình ảnh, đồng thời có thể đánh giá khoảng cách. 

anh 3D 2

Theo đó, bạn có thể hiểu hình ảnh 3D cũng dùng chung nguyên tắc như vậy đối với hai bức ảnh cùng một chủ thể. Trong đó, một phần sẽ được bù với phần còn lại và cuối cùng là được kết hợp lại tạo ra bức ảnh ba chiều.

Nếu chỉ nhìn một bức ảnh thông thường, người xem chỉ nhận thấy được phần “phẳng”, chiều cao và chiều rộng và không thể thấy được chiều sâu, mất đi những hiệu ứng thị giác độc đáo và cảm giác mới lạ. Do đó nhiếp ảnh 3D là một mảng khá thú vị trong việc giúp hình ảnh thu hút hơn. Nó góp phần giúp hình ảnh có được chiều sâu tốt hơn, chủ thể trở nên sống động, “kỳ ảo” hơn với hiệu ứng thị giác ấn tượng.

Lịch sử của nhiếp ảnh 3D

Cuộc sống hiện đại với cuộc đua công nghệ hiện nay khiến cho lĩnh vực nhiếp ảnh 3D trở thành xu hướng nổi bật và ngày càng được ưa chuộng. Nhất là với những ai yêu thích sự đột phá, mới lạ và đầy nghệ thuật trong chụp ảnh. Thực tế, từ những năm 1800 của thế kỷ trước, đã có những chi tiết cho thấy kỹ thuật 3D đã bắt đầu xuất hiện. 

Vào năm 1839, kỹ thuật 3D từng được dùng để soi lập thể, khi đó người xem có thể nhìn thấy 2 bức ảnh khác nhau từ mỗi mắt. Sau đó não bộ tiếp nhận thông tin và kết hợp lại để tạo ra khái niệm chiều sâu khi nhìn vào ảnh. Được biết, người phát hiện ra lý thuyết này là Charles Wheatstone.

anh 3D charles

Tiếp đó đến năm 1939, sự xuất hiện của máy View-Master (do Edwin Eugene Mayer và William Gruber phát minh) được xem là một thiết bị có thể tạo ra ảnh 3D. Và cho đến khi máy ảnh Stereo Realist ra đời vào những năm 1950, nó đã giúp tạo ra cuộc cách mạng cho việc chụp ảnh 3D.

Đến hiện tại, nhiều máy ảnh kỹ thuật số hiện đại ngày nay với các trang bị tân tiến,  cùng điện thoại thông minh và các thiết bị chỉnh sửa càng giúp cho nhiếp ảnh 3D trở nên phổ biến hơn.

Kỹ thuật chụp ảnh 3D trên máy ảnh

Phương pháp Rocking

Phương pháp Rocking là kỹ thuật chụp mà tại đó, người chụp chỉ cần đứng yên tại một vị trí và di chuyển máy ảnh. Lưu ý rằng 2 bức ảnh được chụp cần xuất phát từ một vị trí, nhưng ở dưới những góc nhìn khác nhau.

Cụ thể cho việc thực hiện phương pháp Rocking này, đầu tiên đó là khi đã xác định được vị trí đứng, bạn có thể chụp bức ảnh đầu tiên với việc nhắm mắt phải để ngắm. Tiếp đó, chụp bức tiếp theo bằng cách nhắm mắt trái và đảm bảo bối cảnh chụp vẫn không thay đổi.

anh 3D 1

Sau khi chụp xong, bạn cần đặt 2 bức hình vừa chụp được vào trong một bức ảnh. Đến công đoạn này, bạn có thể dùng Photoshop hay Stereo Photo Maker, AutoPano chỉnh sửa lại ảnh để có được kết quả ưng ý nhất.

Phương pháp di chuyển chân máy ảnh

Cụ thể phương pháp này được thực hiện bằng cách linh hoạt di chuyển chân máy ảnh để có thể tạo ra được những bức ảnh 3D tuyệt vời. Phương pháp này thường được áp dụng khi chụp ảnh trong studio.

Trước tiên nếu muốn thực hiện việc ứng dụng chân máy trong nhiếp ảnh 3D, bạn cần phải di chuyển chân máy ảnh sang phía bên trái hoặc sang bên phải trong khoảng cách từ 43 – 58mm. Đồng thời cũng lưu ý rằng chân máy nên di chuyển song song với chủ thể chụp.

anh sp bong 1 ben

Phương pháp gương Splitter

Phương pháp gương Splitter đã được biết đến từ khá lâu. Đây là kỹ thuật rất ích đối với dạng máy ảnh một thấu kính. Có điều nếu muốn áp dụng theo phương pháp chụp này, bạn sẽ phải tốn thêm kha khá thời gian để tự bố trí vật liệu. Về cách vận hành của phương pháp Splitter, nó có nguyên lý là góc nhìn qua camera được chia làm 2.

Trong đó sẽ có một nửa trái và một nửa phải, xuất hiện chỉ trong một lần chụp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể chụp được 2 bức ảnh chỉ trong một khung hình. Nhờ đó mà có thể tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa ảnh ở hậu kỳ.

Mẹo chụp ảnh 3D

Chọn đối tượng tĩnh

Nếu muốn có được bức ảnh 3D đẹp mắt, bạn cần phải chọn chủ thể hoặc bối cảnh một cách cẩn thận. Trong chụp ảnh 3D, đối tượng chụp phải đang ở dạng hoặc trong trạng thái tĩnh lặng do đòi hỏi cần chụp nhiều ảnh của một đối tượng ở những vị trí khác nhau. Tức là chỉ máy ảnh thay đổi vị trí, còn đối tượng cần phải được giữ ổn định một vị trí.

Do đó nếu bạn chọn đối tượng có ít chuyển động, khả năng thu về những bức ảnh 3D chất lượng cũng trở nên dễ dàng hơn. 

anh lay net af s

Giữ nguyên khung hình cho hình ảnh

Do hình ảnh để tạo ảnh 3D yêu cầu phải gần giống nhau nên khi chụp ảnh, bạn sẽ cần giữ nguyên khung hình đối với mỗi hình ảnh. Thêm vào đó, điều quan trọng bạn nên chú ý đó là đối tượng hay điểm mốc ở rìa khung hình cần trùng khớp với nhau để có thể tạo ra bức ảnh 3D hoàn hảo. Nếu bạn muốn xác định chính xác bố cục của hình ảnh, bạn có thể sử dụng các đường lưới vì nó khớp với các điểm nhất định trong khung hình.

anh man hinh LCD cam ung

Xác định vị trí chính xác của đối tượng chụp

Đối với chụp ảnh 3D, đối tượng chụp chính cần được đặt ở trung tâm khung hình. Nếu chủ thể bị lệch ra khỏi trung tâm trong khi chụp, ảnh dễ bị mờ nhoè, không sắc nét và hiệu ứng 3D không như mong muốn. Thêm vài đó, đối tượng cũng cần được đặt ở gần máy ảnh. Bởi nếu đối tượng chụp ở quá xa hay quá nhỏ sẽ dẫn đến việc khó tạo ra hình ảnh 3D bằng máy ảnh.

Chụp nhiều ảnh để có được khung hình tốt nhất

Hình ảnh 3D thường được tạo thành từ hai hoặc ba bức ảnh. Thế nhưng nhiếp ảnh gia cần chụp nhiều hơn hai hoặc ba bức ảnh để mang đến hình ảnh chính xác và chi tiết. 

anh ai cam 2

Vì nhiếp ảnh 3D rất chi tiết và cụ thể nên tốt nhất bạn hãy chụp nhiều ảnh khi máy ảnh đã ở đúng vị trí để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chỉnh sửa ảnh.

Nguồn tham khảo: mayanhhoangto, vj360, studiovietnam.

Leave a Comment