.
.
.

Top 5 máy ảnh tốt nhất dành cho người bắt đầu chụp ảnh

Bạn đến với nhiếp ảnh vì điều gì ?

Hãy đặt cho bản thân câu hỏi này trước khi bạn xuống tiền để mua bất kỳ chiếc máy ảnh nào. Đơn giản vì máy ảnh dù giá rẻ thì nó vẫn là 1 tài sản có giá trị, bạn nên dừng lại trước những cám dỗ ngọt ngào của máy ảnh và đặt cho mình câu hỏi trên. Nó sẽ giúp bạn chọn đúng được thiết bị bạn cần trong thời điểm đó.

best camera for entry level 1

Tính tới thời điểm hiện tại thì thị trường máy ảnh đã có rất nhiều thay đổi, những gã khổng lồ trong làng nhiếp ảnh như Canon, Nikon.. không còn là độc bá trên thị trường. Không phải vì sản phẩm của họ không tốt đơn giản là những đối thủ cạnh tranh của họ đang tốt lên từng ngày với sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả tối ưu cho người dùng. Thêm 1 thay đổi lớn nữa đó là sự nổi lên của những tân binh mirrorless, với sự linh hoạt của cuộc sống thì kích thước nhỏ gọn của mirrorless đang được người dùng ưu chuộng hơn rất nhiều.

Vì vậy trong top 5 máy ảnh đáng mua nhất dành cho người mới bắt đầu chụp sẽ đa phần là những tên tuổi mirrorless nội trội hiện nay. Cùng xem qua top 5 máy ảnh tốt nhất dành cho người mới bắt đầu nhé.

Top 5 máy ảnh tốt nhất dành cho người mới

1 Fujifilm XT-200

Fujifilm là 1 tên tuổi mới trong làng nhiếp ảnh vài năm gần đây, sức hút của Fuji dành cho người dùng đến từ giá cả vô cùng hợp lý của hãng, đi kèm ngoại hình hoài cổ,sang trọng bắt mắt và hiệu năng cao. Những bộ lọc giả lập màu film của hãng khiến cho những bức ảnh được chụp từ Fuji luôn có sự khác biệt làm tâm hồn người xem phải chững lại vài giây.

Máy ảnh cho người mới - Fujifilm X-T200

Trong phân khúc dành cho người mới bắt đầu đến từ nhà Fuji chúng ta có chiếc Fujifilm XT-200. Với ngoại hình nhỏ gọn cùng trọng lượng nhỏ, rất phù hợp với bất kì duy chuyển nào của bạn. Dù có kích thước khá nhỏ nhưng XT200 lại trang bị cho mình màn hình LCD đến 3,5 inch, lớn hơn đa phần tất cả dòng máy cùng phân khúc, việc sở hữu tấm màn lớn với khả năng xoay lật sẽ giúp người dùng có cảm giác an toàn và linh động trong việc định hình khung ảnh và chụp. Khả năng xoay lật biến mọi góc chụp khó trở nên dễ dàng hơn với XT200.

Tham khảo giá và chi tiết TẠI ĐÂY

Ngoài cấu hình mạnh khi sở hữu cảm biến APS-C độ phân giải 24,2mp, XT200 được trang bị thuật toán nhận dạng khuôn mặt và mắt rất nhanh và chính xác. Nó giúp bạn dễ dàng chụp được những bức ảnh chân dung mà không sợ bị out nét. XT200 cũng được hộ trợ đầy đủ các bộ lọc film đình đám từ hãng.

1 vài thông số cơ bản của Fujifilm XT-200 như sau

  • Cảm biến APS-C
  • Độ phân giải là 24,2mp
  • Khung ngắm EVF 2.36mp
  • Tốc độ chụp liên tiếp là 8 khung hình trên giây
  • Video có thể quay đến 4k30fps
  • LCD 3.5 inch xoay lật.

XT200 hoàn toàn đủ khả năng để làm hài lòng bất kỳ ai khi bắt đầu bước chân vào nhiếp ảnh.

2 Panasonic Lumix G100

Đại diện đến từ hãng Panasonic Lumix lừng danh đó là con G100. Về Lumix họ không quá chú trọng vào bề ngoài nhiều mà chú trọng vào phần mềm của máy ảnh. Nếu nói máy ảnh nào chống rung tốt nhất trong phân khúc, đó là G100, máy ảnh nào thu âm tốt nhất trong phân khúc, hẳn đó vẫn là G100.

danh gia nhanh lumix g100 camera vlog dau tien cua panasonic 1

Đúng vậy, với trang trị chống rung 5 trục cùng bộ cùng nghệ OZO lần đầu tiên được trang bị lên máy ảnh. G100 có khả năng thu âm ấn tượng mà không cần dùng mic rời. Phải nói G100 là lựa chọn hàng đầu dành cho các vloger khi nó còn có màn hình LCD xoay lật 180 độ, dễ dàng thao tác và selfie. Nó còn được trang bị Vlog-L cho khả năng quay video chi tiết và sắc nét lên đến 4k 30fps.

Trên đây là những ưu điểm về phần quay video, tuy vậy G100 vẫn là 1 đối thủ sừng sỏ trong phân khúc máy ảnh giá rẻ với khả năng chụp ảnh sắc nét cùng cảm biến Micro Four Thirds, độ phân giải 20.3mp và khả năng chụp liên tiếp đến 6 khung hình trên giây.

3 Canon 800D

Nếu quay lại thời điểm 3 năm trước thì mình sẽ chia sẻ về con Canon 700D, nhưng hiện tại Canon đã cho ra dòng sản phẩm 3 số Crop cho người mới là 800D quá tốt so với người tiền nhiệm.

Best camera for entry level - Canon EOS 800D

Sở hữu chip xử lý Digic 7 cùng cảm biến APS-C 24.2mp, hình ảnh từ 800D được cải thiện rõ rệt ở phần tương phản và màu sắc mà không bị nhiễu ở iso cao. Điều này giúp cho 800D dễ dàng cân được môi trường chụp đêm, vốn là thử thách dành cho mọi máy ảnh.

Xem thông tin và giá bán tại đây

Với màn hình LCD 3 inch có thể gập lên và xuống và 45 điểm lấy nét theo pha, 800D dễ dàng lấy nét được các đối tượng đang chuyển động nhanh kể cả ở chế độ live view. Máy chụp được liên tiếp 6 khung hình trên giây, điểm trừ có lẽ nằm ở phần quay video khi nó chỉ quay được tối đa full hd 60fps.

4 Nikon D5600

Có lẽ nếu bạn đã xem qua về 800D nhà Canon thì cũng không cần xem qua D5600 của Nikon, bởi chúng là cặp đối trọng bên 9 bên 10 khi so về chất lượng và giả cả. D5600 sở hữu cảm biến APS-C DX với độ phân giải 24.2mp. Dải iso rộng từ 100-25600 cho phép tăng sáng đáng kể khi chụp đêm.

Máy ảnh Nikon D5600 chính hãng, giá tốt tại Bình Minh Digital

Xem thông tin và giá bán tại đây

Hình ảnh được chụp từ D5600 có chất lượng cao và sắc nét. Máy có 39 điểm lấy nét giúp việc lấy nét chuẩn xác và rất nhanh chống. Màn hình LCD với 3.2 inch khá lớn với khả năng xoay lật là 1 lợi thế của D5600. Ngoài ra máy có thể chụp liên tiếp 5 ảnh trên giây và quay video chất lượng fhd 60fps.

5 Sony A6000

Dù được ra đời khá lâu nhưng không thể phủ nhận độ hot của A6000 thời điểm ra mắt. Khi mà nó đã trở thành thương hiệu khi nhắc dòng Mirrorless gọn nhẹ hiệu năng khủng của Sony

Máy Ảnh Sony Alpha A6000 (ILCE-6000 / ILCE-6000L) Chính Hãng - VJShop

Xem thông tin và giá bán tại đây

Được trang bị cảm biến APS-C với độ phân giải 24.3mp và khả năng chụp liên tiếp ở mức 11 khung hình trên giấy. A6000 đã làm người ta phát điên khi mới vừa ra mắt. Sở hữu màn hình LCD 3 inch cùng 179 điểm lấy nét khiến cho việc bắt chuyển động nhanh là vô cùng đơn giản đối với A6000. Điểm trừ duy nhất nếu phải nhắc đến đó là dung lượng pin thấp khi đi kèm thân hình quá nhỏ nhẹ, cùng đó là khả năng quay video tối đa Fhd 60fps.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp 5 mẫu mấy ảnh thuộc 5 hãng máy ảnh khác nhau mà mình chọn lọc để chia sẽ cho các bản, những điều trên dựa vào tham khảo và quan điểm cá nhân nên các bạn không cần lấy nó làm thước đó. Hãy chọn cho mình 1 chiếc máy vừa túi tiền cùng hiệu năng mà mình cần nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Nguồn tham khảo : vjshop, binhminhdigital, Sony

Nguồn ảnh : vjshop, google

Leave a Comment