Milky Way – Dải ngân hà của chúng ta
Vũ trụ bao la rộng lớn, đó là điều chúng ta biết về chúng. Đó là tập hợp của hàng tỷ tỷ thiên hà với mỗi thiên hà là tập hợp của tỷ tỷ những ngân hà khác nhau. Khái niệm ‘ Dải ngân hà ‘ chính là để chỉ tập hợp những ngân hà có chứa hệ mặt trời của chúng ta, gọi dải ngân hà đó là Milky Way.
Milky way nhìn từ trái đất sẽ có dạng 1 đường thẳng dẹp với tập hợp hàng tỷ ngôi sao phát sáng, chúng tạo ra 1 vệt dài lấp lánh như 1 dòng sông. Chính vì thế mà nhiếp ảnh gia hay người yêu mến thiên văn đều rất thích chụp dải ngân hà. Nó lột tả hết thảy những vẻ đẹp của 1 bầu trời đêm, tuy nhiên mắt thường chúng ta sẽ không thể nhìn thấy chúng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn cách để chụp được dải ngân hà Milky way bằng máy ảnh từ trái đất của chúng ta.
Chuẩn bị chụp Milky Way
Vì dải ngân hà cách chúng ta rất xa, đến 27000 năm ánh sáng tính từ vị trí mặt trời, vì vậy chúng ta cần rất nhiều bước để chuẩn bị cho 1 buổi chụp milky way. Cùng Hoangphucphoto điểm qua những bước chuẩn bị này nhé.
1 Chọn địa điểm và thời điểm chụp Milky way
Để chụp được dải ngân hà chúng ta cần chọn địa điểm xa khu dân cư và thành phố, chọn những nơi hẻo lánh và thông thoáng không có ánh sáng thì tỉ lệ chụp được milky way sẽ cao lên. Ngoài ra thời điểm chụp để milky way xuất hiện cũng khá quan trọng, phải chọn những ngày ít trăng , có nhiều sao. Đơn cử là những ngày đầu tháng, từ tháng 3 trở đi đến hết mùa hè. Đây là thời điểm mà bầu trời đêm thường thông thoáng không có mây mưa.
Tiếp theo đó là chúng ta cần chọn được hướng để chụp milky way, lúc này chúng ta cần sự hỗ trợ của kiến thức vật lý hoặc đơn giản chỉ cần tải vài cái app trên điện thoại là xong. Các bạn có thể sử dụng app Sky guide, Stellarium mobile, photopills..vv.
2 Chọn thiết bị chụp
Bởi chúng ta sẽ chup trong môi trường bóng tối nên sẽ cần sử dụng giá trị iso cao, chúng ta cần chuẩn bị 1 chiếc máy ảnh đủ khỏe vừa có iso cao vừa không bị noise , các bạn có thể sử dụng những dòng máy full frame để có chất lượng hình ảnh tốt nhất. Các dòng máy DSLR hay Mirorrless đều rất thích hợp để chụp thể loại này. Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn dòng máy crop vẫn được nhé.
3 Lựa chọn ống kính
Về phần ống kính để chụp Milky way, có 2 yếu tố mà các bạn cùng biết đó là cần 1 chiếc lens có góc rộng để lấy được hết dải ngân hả, các tiêu cự 24mm, 16mm hoặc 14mm sẽ lấy được cả vùng trời xung quanh và cả mặt đất bên dưới. Như vậy bức ảnh milky way sẽ đạt hơn rất nhiều. Yếu tố thứ 2 đó là chiếc lens cần có độ mở khẩu độ lớn để có thể thu sáng tốt nhất, hạn chế việc tăng iso trên máy ảnh gay nhiễu, noise. Hãy chọn dòng ống kính có độ mở từ f2.8 trở lên sẽ hiệu quả nhất.
4 Tripod và remote
Thực tế chụp dải ngân hà 1 là kiểu thuộc thể loại phơi sáng, vì vậy 1 chiếc tripod sẽ giúp cho việc phơi sáng hiệu quả hơn, không bị rung lắc trong quá trình phơi. Đồng thời việc sử dụng 1 chiếc remote sẽ giúp bạn ít tác động đến chiếc máy ảnh nhất có thể, giữ được tư thế phơi từ đầu đến cuối bữa chụp.
5 Những vật dụng cần thiết
Những bước chuẩn bị cuối sẽ là trang bị dành cho bản thân người chụp, chúng ta sẽ ở trong 1 môi trường tối nơi hẻo lánh vắng ánh đèn và con người. Vì vậy hãy chuẩn bị cho mình trang bị cần thiết :
- Đèn pin
- Thuốc chống muỗi, côn trùng
- Thuốc kháng sinh
- Áo chống lạnh, áo ấm
- Bạn đồng hành
- Pin và thẻ nhớ dự phòng
- Dụng cụ tự vệ
Thiết lập thông số chụp
1 Cài đặt máy ảnh
- Chọn chế độ Raw để có độ chi tiết bức hình nhất có thể
- Chuyển sang chế độ M thủ công để chủ động canh chỉnh thông số.
2 Cài đặt khẩu độ
- Chọn khẩu độ lớn để có thể thu nhiều ánh sáng
- Hạn chế sử dụng khẩu độ lớn nhất để tránh quang sai, viền tím.
3 Cài đặt Iso
- Chọn mức iso từ 1600 trở lên để hỗ trợ phần khẩu độ
- Không chọn mức iso quá cao quá sức của máy ảnh, sẽ gây noise
4 Canh chỉnh biểu đồ Histogram
Biểu đồ histogram sẽ cho ta biết bức ánh có đang đủ sáng hay không, hãy canh chỉnh iso để biểu đồ histogram phù hợp nhất. Có 3 trường hợp histogram như sau
- histogram vượt cạnh trái, tức là bức ảnh đang thiếu sáng, hãy tăng iso
- histogram vượt cạnh phải, tức là dư cháy sáng, giảm iso
- histogram vừa chạm cạnh trái hoặc phải, như vậy là ổn nhất.
5 Cài đặt tốc độ màn chập
Tốc độ màn chập sẽ dựa vào khẩu độ và iso. Tuy nhiên khi phơi sáng do ảnh hưởng bởi chuyển động quay của trái đất, những ngôi sao khi bị phơi sáng sẽ tạo ra vệt nhòe. Do vậy người ta đã tính toán ra 1 công thức để tính tốc độ màn trập như sau.
Tốc độ phơi tối đa = 500/(tiệu cự x hệ số Crop)
Lưu ý đối với full frame thì hệ số crop = 1
6 Canh chỉnh bố cục
Chọn bố cục có cả phần mặt đất và vùng trời bao quanh milky way sẽ rất đẹp. Cách tốt nhất để biết được điều đó là chụp thử. Hãy tăng iso lên max và phơi thử trong vài giây. Bạn sẽ có 1 bức milky way chất lượng kém. Tuy nhiên như vậy là đủ để biết bố cục hiện tại bao gồm những gì.
7 Canh lấy nét
Hãy lấy nét vào 1 ngôi sao nào đó trong bố cục đã định sẵn, hoặc bất kỳ vật phát sáng nào có trong khung hình. Nếu tất cả đều không thể lấy nét, hãy sử dụng 1 nguồn sáng nhân tạo từ đèn pin, soi lên trời và lấy nét vào đó.
8 Hậu kỳ
Đối với mọi bức hình hậu kỳ luôn là điều cần thiết. Điều đó lại càng cần thiết hơn khi chụp milky way bằng file raw của máy ảnh. Chúng ta có thể hậu kỳ để phần noise được giảm bớt, cũng như cảnh chỉnh sáng tối cho 1 bức hình milky way hoàn chỉnh. Hãy chỉnh để lấy nhiều chi tiết nhất từ milky way. Ngoài ra hãy chỉnh nhiệt độ màu từ khoảng 3500 đến 4200 để bức hình có tone lạnh về đêm , hợp với dải ngân hà nhé.
Tổng kết
Và trên đây là những bước để chuẩn bị và chụp được 1 bức hình milky way. Các bạn có thể áp dụng và sáng tạo để có 1 dải ngân hà như ý nhé. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn tham khảo : tiemanhsky, vovankienthuc
Nguồn ảnh : vovankienthuc, tiemanhsky, pexel