Khái niệm
“Standee” (hoặc “standy”, “stendy”) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “khung treo quảng cáo”. Ngoài ra, Standee còn được hiểu là các tấm banner được thiết kế theo chiều dọc để ở rạp phim, cửa hàng. Hiểu đúng chuyên môn, Standee là sản phẩm của công nghệ in ấn và thiết kế phổ biến hiện nay và có vai trò quan trọng đối với ngành quảng cáo; nó thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện, hội chợ, buổi khai trương…
Standee thường gồm có 2 bộ phận chính là giá đỡ làm bằng nhựa hoặc kim loại và phần bạt gắn phía trước để người sử dụng in nội dung muốn quảng cáo lên. Trong đó, phần bạt được in theo dạng offset hoặc kỹ thuật số. Còn giá đỡ có chất liệu từ hiflex hoặc PP và có dạng chữ X. Thông thường, hai thành phần này đều gọn nhẹ để tiện cho việc di chuyển, tháo, cuộn và xếp gọn.
Standee không có kích thước cố định mà thay đổi tùy vào mục đích sử dụng. Một tấm Standee thường có hình chữ nhật với kích thước chuẩn là 6×16 (60cmx160cm), 8×18 (80cmx180cm) và 8×20(80cmx200cm). Lý do Standee được sử dụng nhiều vì sản phẩm có giá thành thấp và có tính ưu việt hơn các loại hình khác.
Công dụng
Standee được tạo ra để sử dụng cho mục đích marketing, quảng cáo chứ không phải nó được thiết kế để trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật. Là một sản phẩm của thiết kế đồ họa và công nghệ in chất lượng cao, Standee trông có vẻ như mang tính nghệ thuật nếu thiết kế đủ đẹp. Vì vậy, bạn dễ dàng thấy Standee ở các sự kiện trưng bày, triển lãm
Có điều dù cho sự thật là nó đích thực là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được tạo ra bởi bàn tay tài hoa của các designer nhưng suy cho cùng nó vẫn là một sản phẩm dùng để quảng cáo thương hiệu và truyền tải thông điệp đặc biệt tới người xem.
Standee còn được sử dụng cho một mục đích khác là giới thiệu và thông báo cho người xem về các sự kiện, hoạt động quan trọng sắp diễn ra. Trong trường hợp này, nó có tác dụng tương đương với biển chỉ dẫn hoặc công cụ hỗ trợ thông tin để khách có thể an tâm mua hàng vậy.
Standee đem lại hiệu quả cao cho mục đích quảng cáo và các chiến lược marketing vì nó có khả năng truyền tải các thông điệp một cách súc tích và dễ hiểu. Nhờ không chiếm nhiều diện tích và dễ thu xếp nên bạn có thể Standee đặt ở bất kỳ đâu. Standee còn có tác dụng thông báo, giới thiệu, bản chỉ dẫn tại các hội nghị, sự kiện, hội chợ, lễ hội…
Bên cạnh đó, Standee thu hút sự chú ý người đọc qua các thiết kế ấn tượng, nội dung đơn giản. Do đó, người đọc ghi nhớ nhanh các thông điệp trên thiết kế.
Kích thước Standee và các loại Standee phổ biến
Kích thước tiêu chuẩn
Kích thước của standee có thể thay đổi tùy vào mục đích của người sử dụng. Nhìn chung, nó có 2 kích thước chính là: 60 cm x 160 cm (còn gọi là tỉ lệ 6×16) và 80 cm x 180 cm (còn gọi là tỉ lệ 8×18). Trong một vài trường hợp, người ta còn thiết kế standee với kích thước 80 cm x 120 cm (tỉ lệ 8×20).
Các loại standee
Standee có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung phân theo cấu tạo thì nó sẽ gồm 3 loại chính dưới đây:
Standee chữ X
Đây được gọi là loại standee phổ biến nhất, hay được sử dụng nhất. Nó là một khung hình chữ X, làm từ nhựa hoặc kim loại. Ở 4 góc khung có thêm phần móc để người sử dụng treo banner lên. Standee chữ X được sử dụng nhiều trong các bữa tiệc, sự kiện, hội thảo… Nó thường được đặt trong hội trường hoặc trước cửa của nơi tổ chức sự kiện.
Standee cuốn
Loại Standee cuốn hay còn được gọi là Standee treo. Sở dĩ có cái tên này vì Standee loại này được thiết kế để treo chứ không phải đặt dưới mặt đất như loại chữ X. Nó sẽ có đầu gắn vào một thanh kim loại, nhựa hoặc gỗ. Nó cũng có sẵn móc hoặc dây treo. Loại standee đặc biệt này thường được treo trên các cột đèn giao thông hoặc trên cây cao để thu hút sự chú ý của người đi đường.
Standee để bàn
Standee để bàn không quá phổ biến nên chắc hẳn sẽ có không ít người thắc mắc “Standee để bàn là gì?”. Nó là một loại standee mini, là phiên bản thu nhỏ của standee thông thường. Do là loại “để bàn” nên kích thước của chúng không thể “khủng” như các loại standee khác mà chỉ ở mức “nhỏ xinh”. Kích thước thông thường của loại để bàn này thường tương đương một tờ giấy khổ A3, A4 hoặc A5.
Tiêu chuẩn tạo nên một Standee đẹp và ấn tượng
Bạn muốn tạo ra standee đẹp, có thể thu hút ánh nhìn của người khác ngay từ lần đầu tiên thì bạn phải nắm được tiêu chuẩn tạo nên standee ấn tượng trước đã! Sản phẩm của bạn cần phải đáp ứng 3 tiêu chí sau:
Màu sắc hài hòa nhưng vẫn đủ ấn tượng: Màu sắc của Standee phải hài hòa với màu chữ và bố cục tổng thể nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí tươi sáng, nổi bật và ấn tượng.
Thông tin ngắn gọn, súc tích: Standee cần có nội dung, có thông tin nhưng những câu chữ ấy phải hết sức ngắn gọn, không thể dài dòng như một bài văn. Phần text nhất định phải ngắn gọn nhưng súc tích, đủ ý và dễ nhớ. Chỉ có như vậy, khách hàng mới nhớ kỹ đặc thù thương hiệu ấy dù chỉ với một ánh mắt lướt qua.
Vị trí ưu tiên: Bạn cần đặt những thông tin quan trọng ở phía trên cùng của Standee – ngang với tầm mắt của người xem để họ có thể dễ dàng nhìn thấy chúng ngay khi hướng mắt vào tandee.
Các nét đặc trưng của Standee
Về thiết kế
Để có được những mẫu standee đẹp và tiện dụng, các designer cũng cần phải bỏ ra nhiều tâm sức. Quá trình thiết kế standee thường bao gồm 2 giai đoạn, đó là khâu thiết kế phần khung và thiết kế đồ họa:
– Thiết kế phần khung: Khâu này liên quan chủ yếu đến cơ khí. Bạn phải tiến hành chế tạo phần giá đỡ của standee thông qua những nguyên – vật liệu sẵn có
– Thiết kế đồ họa: Đây là khâu thiết kế hình ảnh sẽ in lên standee. Khâu này đòi hỏi bạn phải sử dụng óc sáng tạo để tạo ra những hình ảnh và thông điệp thích hợp. Bạn cũng cần phải sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra những sản phẩm sắc nét và ấn tượng.
Ngoài ra những nét đặc trưng của Standee thể hiện rõ qua lối thiết kế như sau:
– Phong cách thiết kế của Standee ưa chuộng theo lối tối giản.
– Standee không có nhiều chữ mà chủ yếu tập trung vào thông điệp chín
– Hình ảnh trên Standee luôn độc đáo, bắt mắt, sắc nét và thu hút.
– Màu sắc thiết kế được ưu tiên là những tone màu đơn giản, hài hòa, trang nhã.ơ
– Standee luôn đặt hình ảnh logo, thông điệp chính ở vị trí trên cùng, tiếp cận thị giác nhanh nhất.
– Với thiết kế dễ tháo ra, lắp vào, bạn có thể tái sử dụng cấu trúc Standee nhiều lần.
Về mặt cấu tạo
Standee thường có cấu tạo gọn nhẹ và đơn giản. Nó dễ tháo lắp, dễ mang theo và có thể dùng cho nhiều dịp, nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, dù chỉ có một bộ khung nhưng người dùng có thể “hô biến” ra nhiều mẫu khác nhau chỉ bằng cách thay đổi phần banner ở bên trên.
Standee được sử dụng vào trong trường hợp nào?
– Quảng cáo ngắn hạn: Nếu mục đích của bạn là quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định thôi thì bạn nên dùng standee chữ X hoặc loại mô hình bởi chúng có giá thành rẻ và cực kỳ phổ biến, dễ tìm.
– Quảng cáo dài hạn: Nếu bạn muốn duy trì việc quảng cáo trong một khoảng thời gian dài thì hãy chọn loại mô hình 3D để tạo được ấn tượng mạnh với khách hàng. Đây cũng là loại mà các nhãn hàng, thương hiệu thường lựa chọn.
– Quảng cáo tại siêu nhỏ ở cửa hàng tiện lợi: Với trường hợp này bạn nên chọn Standee điện tử để thu hút sự chú của khách mua hàng.
– Trưng bày sản phẩm: Sử dụng Standee cuốn/treo hoặc standee hình người và đặt ở phía trước nơi trưng bày hàng hóa.
– Giới thiệu sản phẩm: Hãy chọn loại Standee có kích thước nhỏ, dễ trưng bày, dễ giới thiệu với khách. Đừng quên in những thông tin cần thiết vào standee.
Với tất cả những thông tin trên của Standee mà bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng và biết được đâu là đặc trưng của Standee. Với các đặc điểm cơ bản trên, bạn sẽ biết Standee nên sử dụng chiến dịch quảng cáo nào cho phù hợp.