.
.
.

Tìm hiểu về HDR và kỹ thuật chụp ảnh HDR

HDR là gì?

HDR – là viết tắt của từ High Dynamic Range (dải tương phản động cao), là phương pháp chụp ảnh được hiểu quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (khoảng dải chênh lệch giữa sáng và tối), giúp thể hiện cảnh vật chính xác hơn và khiến cho bức ảnh trở nên sắc nét hơn.

jpeg 5 1

Để hiểu một cách cụ thể, đây là tính năng giúp cho bức ảnh có độ tương phản màu sắc giữa các chi tiết được tăng lên với độ sắc nét chất lượng hơn nhiều so với những bức ảnh bình thường khác. Đây chính là sự chênh lệch giữa vùng sáng và tối trong một bức ảnh. HDR chính là kỹ thuật mở rộng dải tương phản động của tấm hình vượt qua mức giới hạn của chiếc máy ảnh, nhờ đó ta giữ lại được tất cả các chi tiết trong tấm hình muốn chụp.

Tính năng HDR trên máy ảnh

Trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay, một số mẫu đã trang bị thêm tính năng HDR, giúp ta dễ dàng lấy ảnh ở những khung cảnh có độ tương phản cao. Nếu bạn bấm chụp, máy ảnh sẽ tự động chụp liên tục 3 tấm ảnh bao gồm: 1 tấm thiếu sáng, 1 tấm đủ sáng, 1 tấm dư sáng (đôi lúc cũng có thể sẽ chụp nhiều hơn ba tấm) 

Kế tiếp, cả 3 tấm ảnh sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành một tấm ảnh với sự cân bằng giữa độ tương phản các chi tiết và vẫn đảm bảo không bị thừa sáng hay thiếu sáng. Có điều ngoại trừ một số máy có trang bị sẵn HDR, vẫn có những máy không thể tự ghép ảnh mà vẫn phải dùng đến chỉnh sửa hậu kỳ để ghép chúng lại với nhau.

hdr

Về mặt kỹ thuật, khi máy hoạt động ở chế độ HDR thì độ mở ống kính sẽ ở các độ mở khẩu khác nhau, qua đó thu được những lượng ánh sáng khác nhau. Vậy nên hình ảnh cuối cùng có được chính là kết quả tổng thể từ những lần phơi sáng khác nhau ở mỗi chi tiết. Vì vậy nó sẽ có độ chân thật cao và mức tương phản gần giống với những gì ta thấy trong thực tế.

Những thiết bị cần cho chụp ảnh HDR

Trước tiên, bạn cần trang bị với một chiếc máy ảnh có tính năng chụp AEB (Auto Exposure Bracketing tự động chụp nhiều hình với thời gian phơi sáng khác nhau). Nếu không có AEB, bạn phải tự thiết lập các thông số máy ảnh với mỗi lần chụp.  

Ngoài ra, một phụ kiện cần thiết nữa, đó  là chân máy ảnh. Chân máy ảnh sẽ giúp bạn giữ khung hình ổn định, vì HDR không áp dụng cho những cảnh chuyển động. Dù phần mềm xử lý HDR cũng có chức năng căn chỉnh hình ảnh, nhưng vẫn nên đảm bảo cho các bức hình có thể giữ ổn định, tránh rung lắc trong khi chụp.

gxx anh

Cách chụp ảnh HDR

Để tiết kiệm thời gian hoặc với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn vẫn có thể sử dụng những dang máy có tính năng chụp ảnh HDR. Tuy nhiên, kể cả có tính năng HDR trên máy ảnh thì đây vẫn chưa thể là giải pháp tối ưu cho những bức ảnh thật sự chất lượng. Nếu muốn có được thành quả là những bức ảnh với độ HDR hoàn hảo nhất, bạn vẫn cần phải có kinh nghiệm khi chụp.

Trước hết, như đã nhắc đến ở phần trên, bạn cần trang bị một chiếc máy ảnh có chức năng Auto Exposure Bracketing cùng một chân máy để có thể cố định máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn không có AEB, bạn có thể tự điều chỉnh thông số sau mỗi lần chụp khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn thực hành chụp ở những nơi có độ chênh sáng tối cao để có thể nâng cao tay nghề chụp ảnh.

lens tieu cu

Mặt khác, bạn cần lưu ý rằng ảnh HDR chính là sự ghép nối các hình ảnh với đầy đủ chi tiết. Vậy nên hãy chụp ảnh ở định dạng ảnh RAW cho từng bức ảnh thô dùng để ghép lại. Vì nếu dùng định dạng ảnh JPEG, bức ảnh sẽ không thể giữ lại nhiều chi tiết có giá trị ở các vùng sáng tối. Từ đó dẫn đến bức ảnh kết quả khó đạt được độ HDR như ý.

Cuối cùng, bạn cần thực hiện khâu chỉnh sửa hậu kỳ và sử dụng các phần mềm để ghép các bức ảnh lại với nhau. Phần mềm Photoshop sẽ là một gợi ý phù hợp cho trường hợp này.  Bên cạnh đó, vẫn còn một phần mềm chuyên dụng để tạo ảnh HDR khác, đó là Photomatix Pro. Phần mềm này có khá nhiều công cụ cho phép ghép nối và cả tăng thêm độ sáng, độ tương phản của các chi tiết mà không làm chúng bị mất đi.

Những trường hợp nên sử dụng HDR

Chụp trong điều kiện ánh sáng gắt: Với những môi trường, hậu cảnh có ánh sáng quá mạnh, chụp ở chế độ HDR sẽ giúp làm giảm ánh sáng cho hậu cảnh và cũng giúp tăng sáng chủ thể của bức ảnh.

Trong phong cảnh ngoài trời và ngược sáng: Ảnh HDR sẽ trở nên sống động hơn với mức ánh sáng mạnh không bị chênh quá nhiều khi chụp ngoài trời với ánh sáng mạnh. Mặt khác, những bức ảnh phong cảnh cũng thường sẽ có sự tương phản về màu sắc khá tốt khi có nhiều vùng màu sắc và sáng tối đa dạng trong cùng 1 khung hình.

anh hdr

Môi trường có nhiều nguồn ánh sáng: Khung hình có nhiều nguồn ánh sáng sẽ tạo ra nhiều hiện tượng bóng đổ với nhiều hướng khác nhau. Từ đó gây nên sự nhiễu loạn ảnh. Thông qua việc chụp ảnh HDR, nó sẽ giúp cân bằng các bóng đỏ, đồng thời cũng làm nổi bật chủ thể.

Môi trường thiếu sáng: dùng chế độ chụp HDR trong không gian thiếu sáng sẽ giúp bức ảnh đạt được độ sáng tự nhiên và làm rõ nét hơn các chi tiết trên bức ảnh. 

Những trường hợp không nên chụp ảnh HDR

Không gian chứa nhiều màu sắc rực rỡ: chế độ HDR trong môi trường có nhiều màu sắc rực rỡ sẽ khiến màu sắc cơ bản ban đầu bị thay đổi. Nó thường dẫn đến hậu quả khiến màu của bức ảnh có xu hướng trở nên gắt hơn và gây khó chịu cho mắt nhìn.

Khung cảnh có độ tương phản cao: Việc sử dụng chế độ chụp HDR trong cảnh có độ tương phản cao sẽ làm giảm ất độ tương phản. Đồng thời cũng khiến hiệu ứng không còn rõnhư ban đầu.

anh hdr 3

Môi trường có đèn Flash: Chụp ảnh HDR trong môi trường có đèn Flash dễ khiến ảnh bị dư sáng hay cháy sáng.

Môi trường với nhiều vật chuyển động: Chụp ảnh HDR sử dụng đến phương pháp ghép nhiều ảnh khác nhau thành một ảnh. Vậy nên, việc giữ nguyên vị trí máy và giữ nguyên bối cảnh chụp càng giúp tăng sáng độ nét của ảnh và ngược lại.

Nguồn tham khảo: binhminhdigital, vn.alongwalker.co

Leave a Comment