.
.
.

Cách thiết lập ánh sáng chụp chân dung và những lỗi dễ gặp

Những lỗi dễ gặp khi thiết lập ánh sáng chụp chân dung

Nguồn sáng chính được đặt quá thấp hoặc quá cao

Nguồn sáng chính (hay còn được gọi là main light / key light) được hiểu là nguồn sáng chủ yếu của bức ảnh. Một bức ảnh có thể có nhiều dạng ánh sáng và cách sáng tạo ánh sáng khác nhau, nhưng luôn sẽ chỉ có một nguồn sáng chính. 

Với nguồn sáng chính này, có 2 lỗi dễ gặp khiến bức ảnh trở nên kém chất lượng. Một là, khi đặt nguồn sáng này ở vị trí thấp sẽ dễ khiến phần bóng đổ nhiều tại cánh mũi của chủ thể và làm cho gương mặt trở nên góc cạnh, nhìn thiếu sắc nét.

keylight cao

Còn nếu nguồn sáng chính được đặt quá cao sẽ khiến cho bóng đổ nhiều ở những vùng như mũi, hốc mắt, gò má dưới. Điều này làm cho gương mặt nhìn tối đi và đương nhiên với chụp ảnh chân dung thì đây là lỗi khiến ảnh gần như bị hỏng.

Để tránh lỗi này, bạn có thể đặt nguồn sáng chính hướng xuống chủ thể theo góc 45 độ. Lưu ý rằng máy ảnh và nguồn sáng chính cũng nên hợp thành một góc 45 độ ở vị trí của chủ thể.

Nguồn sáng phụ đặt sai vị trí và công suất

Nguồn sáng phụ có công dụng làm giảm những phần bóng đổ trên khuôn mặt chủ thể, đồng thời không gây ảnh hướng đến nguồn sáng chính. Nếu nguồn sáng phụ đặt sai vị trí, nó sẽ tạo ra 2 điểm sáng catchlight (điểm sáng trong mắt chủ thể, làm mắt của chủ thể nhìn không tự nhiên và kém thu hút. 

Bên cạnh đó, nếu nguồn sáng phụ đánh sáng với công suất quá mạnh cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến nguồn sáng chính. Lúc đó bức ảnh sẽ đem lại hiệu ứng thi giác trông bị “phẳng” và không rõ đường nét trên mặt, nhấn mạnh vào các đường khối và trông thiếu tự nhiên.

anh sang nguonansg phu sai cs

Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng việc đặt nguồn sáng phụ phía sau máy ảnh hoặc nằm trong khu vực bên phải giữa máy ảnh và nguồn sáng chính. Lưu ý nên điều chỉnh công suất của nguồn sáng phụ này thấp hơn so với nguồn sáng chính.

Nguồn sáng phụ sau tạo hiện tượng “nose light” và quá mạnh

Nguồn sáng phụ sau được sử dụng để tách chủ thể nổi bật so với nền bằng cách tạo nên ánh sáng viền bao quanh chủ thể. Có điều nếu đặt nguồn sáng này không đúng cách, nó sẽ tạo nên hiện tượng “nose light” – tức là một vùng sáng nằm trên mũi chủ thể và tạo ra bóng đổ ngay phần mắt.

Bạn có thể đưa nguồn sáng này ra phía xa chủ thể cho đến khi hiện tượng “nose light” giảm ở mức phù hợp và dễ nhìn.

anh sang tao nose light

Bên cạnh hiện tượng “nose light”, còn 1 vấn đề khác liên quan đến nguồn sáng phụ sau đó là công suất quá mạnh. Dù tạo đường ven làm cho chủ thể nổi bật hơn nhưng nếu công suất quá cao sẽ dễ khiến chủ thể mất chi tiết. Vậy nên cần điều chỉnh công suất nguồn sáng phụ sau cho phù hợp.

Nguồn sáng phụ sau gây hiện tượng “flare” và nền bức ảnh quá sáng

Hiện tượng flare (loé sáng) có thể xuất hiện do nguồn sáng phụ sau đặt chưa đúng vị trí. Nếu chụp với phần nền quá sáng sẽ làm mất chi tiết cũng như tương phản của ảnh. Chủ thể trong ảnh cũng không còn được nổi bật. Vậy nên cầ phải điều chỉnh lại vị trí sao cho không còn dính phải hiện tượng flare trong ảnh.

Những cách setup ánh sáng chụp chân dung trong studio

Paramount Lighting

Paramount Lighting (còn được gọi là Butterfly Lighting) là kiểu đánh sáng cơ bản. Trong đó có một nguồn sáng chính đặt ở phía góc trên đối tượng. Đây là kiểu đánh sáng tạo ra phần bóng có hình dạng bướm xuất hiện ở phía dưới mũi của chủ thể. Ngoài phần mũi ra, Paramount Lighting còn giúp nhấn mạnh vào gò má và khiến đường nét trên khuôn mặt trở nên sắc nét hơn.

paramount li 1

Rembrandt Lighting

Rembrandt Lighting (hay còn được gọi là bố cục ánh sáng 45 độ) là kiểu ánh sáng tạo ra một hình tam giác nhỏ trên phần gò má của chủ thể. Dạng thiết lập ánh sáng này có tên được lấy từ tên của họa sĩ Hà Lan nổi tiếng – Rembrandt. Ông là người đã sử dụng ánh sáng từ cửa sổ để chiếu sáng mẫu của mình khi sáng tác ra các tác phẩm tranh vẽ.

Rembrandt Lighting thể hiện rõ sự tương phản giữa các phần sáng – tối đối lập trên đối tượng hình ảnh. Cần lưu ý 1 điểm đó là phải đảm bảo phần mắt phía vùng tối của khuôn mặt luôn bắt sáng được nếu không muốn mắt của chủ thể sẽ trông vô hồn. Dạng thiết lập ánh sáng này có thể được áp dụng bằng cách sử dụng một đèn và tấm hắt sáng hoặc hai đèn khác nhau. 

remlight

Split Lighting

Split Lighting một trong những cách thiết lập ánh sáng độc lạ và đầy nghệ thuật. Nó sẽ tách khuôn mặt đối tượng chụp ra làm hai phần khác nhau với nguồn sáng chính chiếu phía bên cạnh mẫu để đánh sáng lên một nửa khuôn mặt. Và nửa còn lại thì sẽ không được chiếu sáng.

split li

Với kiểu thiết lập này, ánh sáng khi tách ra sẽ thường được dùng nhằm tạo cảm giác huyền bí và đậm tính nghệ thuật hơn trong ảnh chụp chân dung

Loop Lighting

Loop Lighting là cách thiết lập ánh sáng chính đặc trưng đối với chụp ảnh chân dung trong studio. Ánh sáng sẽ được đặt cao hơn một chút so với tầm mắt của đối tượng, đồng thời lệch trục 45 độ. 

Đây là kiểu ánh sáng nhằm hướng ánh sáng về phía hơi nghiêng sang một phía mà vẫn đảm bảo ánh sáng vẫn chiếu lên mặt đối tượng chụp. Kiểu đánh sáng này sẽ tạo ra bóng đen ở gần mũi và theo hướng vòng xuống một góc ở phần gò má, tạo nên độ nét và sự cuốn hút.

lop li

Nếu muốn phần bóng đen nhìn mềm mại hơn, hãy dùng một tấm phản xạ vào hoặc một chiếc đèn khác, đặt ở phía đối diện đối tượng chụp để tạo ánh sáng bổ sung. Đối tượng càng gần nguồn sáng phụ thì phần bóng càng mềm mại hơn.

Side lighting

Side Lighting (còn gọi là Profile Lighting) là kiểu thiết lập ánh sáng cho phép nhấn mạnh đến phần mặt nghiêng của đối tượng chụp thay vì chụp hướng chính diện. Nó thể hiện rõ đường nét trên mặt, các góc cạnh rõ nét các bộ phận đến đường hàm trên mặt.

Có thể thiếp lập Side Lighting bằng cách chiếu đèn ở một góc 45 độ so với mẫu. Khi đó ống kính máy ảnh đồng thời sẽ ở vị trí cạnh bên 90 độ so với khuôn mặt chính diện của đối tượng chụp. Với kiểu chụp này, nó sẽ làm nổi bật lên sự sang trọng, thanh lịch của mẫu chụp. 

side light

Broad Lighting

Broad Lighting là nhìn chung có thể hiểu là kiểu tập hợp của các kiểu thiết lập ánh sáng khác, miễn là nó phù hợp và xử lý được các vấn đề cụ thể cho ảnh chụp.

Với kiểu thiết lập ánh sáng này, bạn căn chỉnh đối tượng chụp sao cho phần khuôn mặt nhận được nhiều ánh sáng nhất và cũng gần máy ảnh nhất. Nó cũng đồng nghĩa với việc đối tượng chụp của bạn cần phải ở vị trí một góc nhỏ so với bạn. 

broad ligh

Broad Lighting khá phổ biến đối trong chụp ảnh chân dung trường học và công ty, phục vụ cho hình ảnh trên giấy tờ, vì nó khá hữu ích với những ai đeo kính nhờ khả năng tránh góc phản xạ lên vùng đeo kính khi đang chiếu ánh sáng vào chủ thể. Có điều nó cũng có thể làm cho khuôn mặt trông rộng hơn bình thường.

Short Lighting

Short Lighting là kiểu thiết lập ánh sáng với việc đánh tối một phần góc mặt của đối tượng chụp. Phần tối của khuôn mặt sẽ chiếm nhiều hơ, tạo cảm giác có chiều sâu và lắng đọng, giúp bức ảnh chân dung thể hiện đúng tâm trạng của đối tượng. 

Có điều Short Lighting cũng dễ làm lộ những khuyết điểm trên phần da như các nếp nhăn, vết sẹo hay lỗ chân lông chẳng hạn. 

Fill Lighting

Fill Lighting được hiểu là kỹ thuật dùng nguồn sáng thứ hai chiếu theo hướng phía đối diện đèn chính, có tác dụng cản phần bóng đổ và cân bằng độ phơi sáng ảnh. Đôi lúc trong một số trường hợp sẽ cần sử dụng đến nguồn sáng phụ làm mất đi các phần tối trên khuôn mặt của đối tượng chụp. 

fill light

Để làm được việc này, bạn có kiến thức cơ bản về tỷ lệ chiếu sáng. Khi tỷ lệ giữa 2 đèn càng lớn thì độ tương phản giữa hai vùng sáng – tối càng rõ và khi đó, ảnh sẽ càng có chiều sâu tốt hơn. 

Ngoài ra, thay vì dùng thêm nguồn sáng thứ hai, bạn có thể dùng ánh sáng từ đèn chính của mình từ một tấm hắt sáng và dùng nó làm lớp nền của bạn, giúp làm mềm phần tối trên đối tượng chụp đi.

Nguồn tham khảo: kyma, VJ shop.

Leave a Comment