.
.
.

Các dạng ánh sáng và hướng chiếu ánh sáng phổ biến trong nhiếp ảnh

Các dạng ánh sáng cơ bản trong nhiếp ảnh

Ánh sáng tự nhiên 

Ánh sáng tự nhiên được hiểu là dạng ánh sáng được tạo ra bởi các nguồn sáng trong tự nhiên. Ví dụ như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng tự nhiên từ các vật thể, sinh vât trong môi trường tự nhiên. 

Có lẽ ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng phổ biến, dễ tìm nhất và cũng là loại ánh sáng đủ tốt để có thể tận dụng cho việc chụp ảnh. Những bức ảnh sử dụng ánh sáng tự nhiên thường đem lại những sự khác biệt và tính nghệ thuật cao. Nếu biết tận dụng chúng tốt, không khó để bạn có được những bức ảnh đẹp để đời mà không tốn quá nhiều chi phí.

anh sm tia sang

Điều quan trọng đó là bạn cần biết cách tận dụng nguồn sáng tự nhiên sao cho tối ưu để tạo ra những bức ảnh có chất lượng ảnh đẹp. Ánh sáng tự nhiên sẽ rất có ích đối với những phong cách chụp ảnh chân dung ngoài trời, hoặc chụp ảnh dựa theo độ tương phản của ánh sáng giữa hai môi trường có độ sáng chênh lệch 

Ánh sáng nhân tạo

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh hiểu đơn giản là dạng ánh sáng được tạo ra từ các nguồn sáng nhân tạo. Chẳng hạn như đèn điện, đèn flash, đèn LED và rất nhiều nguồn sáng khác. Ánh sáng nhân tạo rất đa dạng và có nhiều loại khác nhau.

Loại ánh sáng này thường được sử dụng trong những trường hợp ánh sáng yếu hay trong những trường hợp cần phải có nguồn sáng đặc biệt để hỗ trợ. Ví dụ như trong lúc chụp hình, quay phim,…Ánh sáng nhân tạo có thể đảm bảo bối cảnh đủ sáng hoặc chúng cũng có thể là 1 phần quan trọng trong việc tạo ra những bức ảnh, shoot quay ấn tượng.

anh as ntao

Ánh sáng nhân tạo là do con người tạo ra và rất đa dạng. Nhiều loại được chế tạo để ứng dụng cho mỗi phương diện đặc thù khác nhau, như ánh sáng đèn sinh hoạt đời thường, ánh sáng sân khấu, ánh sáng để chụp hình. Ta có thể điều khiển hay điều hướng nguồn sáng nhân tạo để có được sắc độ ánh sáng và màu sắc phù hợp cho bức ảnh cũng như cách chụp ảnh riêng.

Ánh sáng mờ

Ánh sáng mờ là loại ánh sáng được tạo ra từ các bộ lọc (thường giảm cường độ sáng) hoặc giảm độ sáng từ các nguồn sáng đèn flash. Những bức ảnh có cường độ ánh sáng mờ trong nhiếp ảnh giúp tạo ra độ mềm mại và bí ẩn cho bức ảnh. Nó giúp làm tăng thêm phần nào tính nghệ thuật thị giác cho bức ảnh. 

anh as mo

Ánh sáng định hướng

Ánh sáng định hướng trong nhiếp ảnh được hiểu là kiểu ánh sáng được dùng để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng chạy dọc theo chủ thể mà người chụp muốn tập trung lấy nét. Đây là kiểu kiểm soát ánh sáng sẽ giúp định hướng ánh sáng mà người chụp muốn hướng tới để làm nổi bật chi tiết quan trọng trong bức ảnh và chủ thể của bức ảnh. Qua đó tạo ra những sản phẩm chỉn chu, cuốn hút và mang chất riêng nhiều hơn.

Ánh sáng u ám

Nhiều người nghĩ rằng vào những ngày u ám sẽ không thể chụp ảnh đẹp vì nguồn sáng không tốt. Bởi các đối tượng chụp không phải khó nổi bật lên và tất cả mọi thứ có vẻ hơi u ám và nhạt nhẽo.

Tuy nhiên trong thực tế, đôi lúc những ngày u ám là những thời điểm khá tuyệt dành cho việc chụp ảnh. Nhất là nếu bạn ra ngoài vào giữa ngày khi mặt trời vừa lên cao trên bầu trời và bị mây che phủ ở mức độ vừa phải, bạn sẽ thấy ánh sáng được khuếch tán tốt.

anh as u am

Những đám mây hoạt động như một chiếc softbox khổng lồ, chiếu ánh sáng xuống toàn bộ cảnh quan. Điều này dẫn đến màu sắc được bão hòa sâu sắc. Đương nhiên trường họp “u ám” này diễn ra được trong trường hợp trời không ua ám theo kiểu mịt mù và tối tăm hoàn toàn. 

Một ưu điểm khác để chụp vào những ngày u ám là tương tự như ánh sáng bóng mờ ở chỗ các đối tượng dễ phơi bày tốt hơn. 

Nó sẽ không dính phải những lúc có ánh sáng mặt trời quá chói để tạo ra luồng sáng quá mạnh và phần bóng đổ nổi bật khó chịu, nhất là với những vật vốn đã có màu nổi bật. Với những người chụp thích sự hài hoà và dịu mắt, đây không phải kiểu họ ưa thích. Do đó, những ngày u ám có thể là một lựa chọn tuyệt vời để chụp các đối tượng có màu sắc rực rỡ

Các hướng chiếu sáng phổ biến

Ánh sáng trực diện (Front lighting)

Đây là dạng ánh sáng chiếu từ sau lưng nhiếp ảnh gia, chiếu thẳng vào chủ đề. Ánh sáng này sẽ soi rõ vào các chi tiết. Ánh sáng trực diện cũng được gọi là ánh sáng phẳng vì khi chiếu vào vật thì không có bóng đổ.

Hơn nữa, hướng chiếu sáng này còn giúp cho các chi tiết trên chủ thể hoặc các chi tiết của vật mà người chụp muốn lấy nét trở. Qua đó giúp hình ảnh trở nên rõ ràng hơn trong bức ảnh. 

Ánh sáng hướng từ trên xuống (Top lighting)

Kiểu chiếu sáng hướng từ trên xuống này thường được sử dụng để tạo hiệu ứng ánh sáng nhằm làm nổi bật chủ thể theo ý muốn của người chụp. Loại ánh sáng này thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nhiếp ảnh chân dung, phong cảnh. 

as tu tren

Với việc ánh sáng đi từ trên xuống, người chụp ảnh có thể tạo ra những bức ảnh với sự phân chia bố cục rõ ràng giữa ánh sáng và bóng đổ của chủ thể, tạo ra hiệu ứng không gian ba chiều (3D). Qua đó giúp bức ảnh có được chiều sâu và độ sâu trường ảnh bề mặt của chủ thể.

Ánh sáng ngược (Back lighting)

Đây là dạng ánh sáng chiếu từ sau lưng chủ thể đến ống kính. Cách chiếu sáng này cần nhiều kinh nghiệm về khẩu độ và tốc độ khi chụp ảnh. Nếu biết cách điều chỉnh, hình chụp thường rất đẹp. 

Trong trường hợp chủ đề chụp là chân dung thì cách đánh ánh sáng này sẽ khiến cho độ sáng trên mặt dịu lại, mái tóc có viền sáng và mắt không bị hấp him, cơ mặt cũng không nhăn nhó như lúc được chụp bằng ánh sáng phẳng.

anh as nguoc

Lối chụp ảnh này rất được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ứng dụng. Ánh sáng ngược còn được dùng để tạo nên những bóng đen khi mà hậu cảnh là bình minh hoặc hoàng hôn.

Ánh sáng tạt ngang (Side lighting)

Ánh sáng tạt ngang hay còn gọi là ánh sáng chiếu theo phương ngang là loại ánh sáng ngang được tạo để giúp phân bổ vùng sáng tối trong bức ảnh. 

Ánh sáng ngang sẽ tạo hình tranh tối tranh sáng, nhờ đó chúng ta có thể trông thấy độ sâu, hình thể, vân thể và bóng đổ. Nói tóm lại, ánh sáng này tạo ra không gian ba chiều.

anh as tat ngang

Nếu sử dụng ánh sáng tạt ngang, người chụp ảnh sẽ cần lưu ý tới hướng ánh sáng. Hướng ánh sáng tạt ngang sẽ tạo ra những hiệu ứng ánh sáng bất ngờ cho chủ thể của bức ảnh

Ánh sáng chếch

Đây là dạng ánh sáng chiếu trên chủ đề với góc xiên 30-60 độ. Chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio, nguồn sáng thường được xếp đặt cỡ 45 độ.

Ánh sáng tổng hợp

Với dạng ánh sáng này, bạn có thể phối hợp nhiều nguồn sáng khác nhau để sáng tạo những hình ảnh như ý muốn khi chụp ảnh chân dung ngoài trời hoặc trong studio.

Ngoài những ánh sáng căn bản trên, ta có thể dùng ánh sáng ngược từ dưới lên hoặc từ trên xuống để diễn đạt những sắc thái đặc biệt của chủ đề.

Nguồn tham khảo: tokyocamera, websonhiepanh, hoichieusangvietnam.org.vn

Leave a Comment