Cho đến thời điểm này, bạn đọc Hoangphucphoto có lẽ đã hiểu rõ màu sắc có vai trò quan trọng như thế nào trong nhiếp ảnh. Hoangphucphoto đã có ít nhất 4 bài viết về tầm quan trọng của màu sắc, các bạn có thể tìm đọc lại tại ĐÂY
Bài viết này mình sẽ nói về nguồn gốc của màu sắc, tìm hiểu sâu hơn về các thành tố của nó, từ đó giải quyết câu hỏi tại sao từ 3 màu cơ bản lại tạo ra hàng triệu màu sắc như chúng ta biết bây giờ.
Các thí nghiệm về sự thay đổi màu sắc cổ đại
Ngược dòng thời gian chúng ta sẽ cùng đi về những năm 380 TCN. Nơi mà một nhà triết học, khoa học của Hy Lạp cổ đại ra đời đó là Aristotle ( 384tcn – 322tcn) đã từng có 1 nghiên cứu về màu sắc. Ông đã phát hiện ra việc hòa trộn 2 màu sắc khác nhau sẽ tạo ra màu thứ 3. Đó là thí nghiệm kinh điển mà nhờ đó sau này người ta đã vận dụng nó và tìm ra những màu sắc khác.
Tiếp theo là vĩ nhân của thế giới không ai không biết đến Issac Newton (1642 – 1727). Ông đã thí nghiệm việc tia sáng bị phân tán và tạo ra 7 màu sắc cầu vồng. Ông gọi đó là ánh sáng quang phổ. Trong những năm 1672 ông đã có những phán đoán gây tranh cãi về màu sắc.
Cho đến khi Jacob Christoph Le Blon (1667 – 1741) phát minh ra kỹ thuật in chồng màu từ 3 màu cơ bản thì sự phọng phú của màu sắc mới bắt đầu phát triển, ông cũng là người đưa ra sự khác nhau của việc 1 màu sắc được thêm hoặc bớt 1 màu sắc.
Quay lại với hiện tại, trong seri bài viết ” Sáng nắng chiều mưa” của màu sắc mình đã nói những yếu tố làm thay đổi màu sắc. Các bạn có thể xem lại tại ĐÂY . Hầu như chúng đều là những yếu tố bên ngoài màu sắc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những thành tố của màu sắc khiến chúng thay đổi. Tại sao lại có hàng triệu màu sắc được tạo ra chỉ từ 3 màu cơ bản RGB. Cùng điểm qua 3 thuộc tính cơ bản nhất của màu sắc nhé.
Những thuộc tính của màu sắc
Thuộc tính của màu sắc là những đặc trưng, đặc tính riêng vốn có của 1 sự vật, Ở đây là màu sắc. Khi những thuộc tính này thay đổi thì màu sắc cũng sẽ thay đổi. Tùy vào loại thuộc tính thay đổi mà có sự thay đổi khác nhau từ màu sắc. Trong màu sắc có 3 loại thuộc tính cơ bản, chúng ta sẽ tìm hiểu về nó.
HUE
HUE là đặc tính đặc trưng nhất của màu sắc, nó nắm vai trò quan trọng và cơ bản nhất trong việc thay đổi màu sắc. Chúng ta thường nhầm HUE = COLOR nhưng thật tế HUE rộng hơn nhiều. Nó là tổ hợp của 12 màu sắc khác nhau. Nói 1 cách đơn giản có thể ví dụ HUE là họ của 12 màu sắc kia, trong mỗi họ sẽ có những màu sắc khác do sự thay đổi của HUE. Ví dụ họ của màu đỏ gọi là HUE RED, thì khi HUE trong RED thay đổi sẽ tạo ra các màu , Burgundy, Ruby, Garnet, Rose..vv
Vậy chính sát HUE thay đổi những gì. Bên trong HUE sẽ có những thành tố khác, mỗi thành tố thay đổi sẽ tạo ra 1 màu sắc riêng. Bây giờ thì bạn hiểu vì sao có hàng triệu màu rồi chứ. Màu sắc rộng lớn như 1 đại dương vậy đó.
Bên trong HUE sẽ có 3 thành tố sau :
- Tint – là sự thay đổi khi thêm 1 tỉ lệ màu trắng vào màu gốc, nó làm cho màu sắc dịu lại, cân bằng lại màu sắc.
- Shade – là sự thay đổi khi thêm màu đen vào màu gốc, ngược lại với tint, shade làm cho màu sắc nổi bậc hơn, tạo độ tương phản mạnh và điểm nhấn cho bức hình.
- Tone – là sự thay đổi khi thêm 1 tỉ lệ màu xám vào. Nó cân bằng hình ảnh nhất, đó là lý do màu xám luôn là sự lựa chọn khi cân bằng trắng ở máy ảnh.
Saturation
Đặc tính này thì mọi người gặp nhiều và ít nhiều cũng biết công dụng của nó, Saturation là cường độ của màu sắc, mạnh hoặc yếu như cường độ của ánh sáng vậy. Nó quyết định độ rực , đậm của 1 màu sắc. KHi tăng Saturation lên cao màu sắc sẽ đậm đà tươi sáng, và ngược lại khi giảm màu sắc sẽ nhợt nhạt.
Value/Brightnes
Value chính là giá trị của 1 màu sắc, nó là thước đo độ sáng tối của 1 màu. Như chúng ta đều biết, ánh sáng được tạo ra từ vô vàng màu sắc và được hiển thị khi tương phản vào mắt người. Value sẽ quyết định hàm lượng ánh sáng mà màu sắc đó phản chiếu tới mắt người.
Ngoài ra còn 1 thành tố phụ nữa của màu sắc mà mình cũng muốn nói đến với các bạn đó là Chromaticity. Nếu các bạn thấy xa lạ thì hãy thử cái tên Chroma xem có quen thuộc hơn không nhé. Chromaticity hay còn gọi là Chroma là đặc tính kết tủa của màu sắc, nó thể hiện độ tinh khiết của 1 màu. 12 màu sắc cơ bản trên bánh xe màu là những màu hoàn toàn tinh khiết không chứa thêm bất kỳ màu nào, Chromaticity sẽ thể hiện hàm lượng màu trắng, đen và xám trong 1 màu. Cùng xem hình bên dưới để hiểu về Chromaticity.
Tổng kết
Mình và các bạn đã đi qua các thành tố chính của màu sắc, mỗi thành tố đều có công dụng riêng của nó. Sự thay đổi đó khiến cho hàng triệu màu được sinh ra làm phong phú hơn hiểu biết về màu sắc của chúng ta. Nó cũng góp phần làm cho những bức ảnh của chúng ta có thêm nhiều màu sắc. Hy vọng bài viết này hữu ích với tất cả các bạn. Bài viết sau mình sẽ tiếp tục bàn về màu sắc, cách phối màu sắc trong nhiếp ảnh. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn bài viết tham khảo : vjshop, quantrimang, dohoa3dkid, itplus-academy, cgarchitects
Nguồn ảnh: Pixel , itplus-academy, dohoa3dkid, vjshop, quantrimang, cgarchitects