.
.
.

Nắm trọn bí kíp chụp ảnh thể thao cực hiệu quả

Lên ý tưởng

Muốn tạo ra những bức ảnh thể thao thật đẹp thì điều đầu tiên cần làm đó là lên ý tưởng thật tốt. Bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn như tạp chí, ngắm ảnh những nhiếp ảnh gia khác chụp, chiêm nghiệm từng cảnh quay qua video clip hay đơn giản là quan sát khung cảnh thực tế từ các cuộc thi thể thao. Miễn là những nguồn ý tưởng ấy đem lại cảm hứng sáng tạo cho bạn. Có điều bạn cần phải nhận thức rằng, lấy ý tưởng ở đây không đồng nghĩa với “sao chép”. 

anh tt yuru

Hiểu biết về môn thể thao bạn chụp

Việc bạn có kiến thức về môn thể mà bạn muốn chụp sẽ là điều cần thiết, có hiểu biết về thứ bản thân sắp chụp thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho bạn trong quá trình làm việc. 

anh tt 6

Qua việc có tìm hiểu trước, bạn có thể đoán trước được những hành động có thể xảy ra và nó xảy ra ở đâu. Điều đó sẽ giúp bạn có thể biết vị trí chính xác nhất để thiết lập máy ảnh. Nếu nghiên cứu trước và lên kế hoạch chụp, bạn sẽ có tỷ lệ chụp thành công cao hơn.

Làm việc trước cùng chủ thể chính trong ảnh

Nếu có thể, bạn nên trao đổi với đối tượng chụp (thường là các vận động viên) trước và cho họ biết mục đích, ý tưởng chụp của bạn là gì. Bên cạnh đó có thể cho họ xem một vài ảnh mẫu bạn tìm được trong quá trình lên ý tưởng hoặc chính những sản phẩm của chính bạn trước đó để tạo niềm tin. 

Việc này sẽ giúp công việc hợp tác giữa bạn và đối tượng chụp chính trở nên dễ dàng hơn, và bức ảnh bạn mong muốn càng dễ chụp được hơn. Tuy nhiên cách này có thể dùng hoặc không, tuỳ mục đích chụp ra sao. 

anh tt qc 1

Nếu bạn muốn bắt trọn khoảnh khắc hoạt động tự nhiên nhất của các vận động viên, bạn vẫn nên tự nắm bắt để chụp từng chuyển động đẹp nhất của họ. Còn nếu như trong trường hợp việc chụp đã lên kịch bản sẵn, ví dụ như phục vụ cho việc quay video/ chụp ảnh quảng cáo thì bạn có thể làm việc và trao đổi trước với vận động viên.

Chuẩn bị kỹ càng mọi thứ

Bạn cần tập trung chuẩn bị cho việc chụp ảnh thể thao một cách kỹ lưỡng,  từ góc chụp về hình ảnh đến cả về thể chất. Vì không dễ để theo kịp chuyển động của các vận động viên nếu bạn không đủ sức khoẻ hay sự tinh mắt, khả năng nắm bắt tình huống. Ngoài ra việc thiết lập các góc chụp, đặt máy ra sao để cho ra bức ảnh đẹp cũng cần nhiều sự rèn luyện và cả nhanh nhạy. Đừng quên mang theo quần áo cho các điều kiện thời tiết, nên mang theo áo mưa phòng khi trời trở mưa đột ngột.

anh tt cbi

Ngoài ra, khi bạn chuẩn bị một buổi chụp thì việc sắp xếp hậu cảnh trước cũng có vai trò rất quan trọng. Trước buổi chụp 1 thời gian, bạn có thể đến nơi chụp trước để tìm hiểu, chụp thử trước vài bức ảnh và chọn ra một góc chụp đẹp nhấn. Còn nếu địa điểm chụp ở quá xa, bạn có thể tìm hiểu qua về địa điểm chụp ở trên mạng.

Chọn ống kính chụp phù hợp

Đối với các môn thể thao như đua xe, bóng đá, đua ngựa, điền kinh, bơi… Khi chụp ảnh ở góc xa, bạn chắc chắn phải sử dụng đến ống kính Tele để chụp ảnh hiệu quả và rõ nét. Nên tránh dùng ống Fix vì nó có thể không theo kịp chuyển động của chủ thể khi ở quá xa hay quá gần, hoặc thay đổi góc ảnh. Thay vào đó, bạn nên dùng ống kính Zoom khẩu lớn để dễ thay đổi tiêu cự ống kính và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn góc cận hay toàn cảnh.

anh tt may

Thay đổi định dạng ảnh

Khi nói đến nhiếp ảnh thể thao, bạn nên ưu tiên sử dụng các định dạng nén như JPEG. Vì nếu file ảnh nặng sẽ khiến máy mất nhiều thời gian xử lý và kéo dài thời gian chờ đến khi có thể chụp bức ảnh tiếp theo. Hầu hết các dòng máy ảnh compact sẽ chỉ chụp ở định dạng JPEG, nhưng với các dòng máy ảnh SLR kỹ thuật số, nó có thể sẽ chụp dưới định dạng RAW. 

anh tt

Vậy nên bạn có thể lựa chọn dòng máy cùng định dạng ảnh phù hợp với nhu cầu. Bạn có thể chụp ở chất lượng cao nhất nếu có nhiều thời gian cho mỗi bức ảnh. Nếu không thì có thể chọn giảm chất lượng ảnh xuống, đổi lại bạn có thể chụp nhanh hơn.

Sử dụng Auto ISO

Auto ISO có thể sẽ rất hữu ích với việc chụp ảnh thể thao, nhất là nếu bạn đang muốn chụp với một tốc độ màn trập nhất định để  có thể đóng băng hành động và liên tục thay đổi ánh sáng. Ví dụ như trường hợp bạn đang ở trong 1 sân vận động, thì khung cảnh bạn thường gặp phải sẽ là một nửa sân ở trong bóng râm và nửa còn lại ở dưới ánh sáng mặt trời. 

anh tt 7 1

Trong trường hợp này, bạn có thể chụp ở mức ISO 400 với tốc độ màn trập là 1/1250 dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng thường chủ thể (hầu hết là các vận động viên) sẽ luôn di chuyển giữa bóng râm và dưới ánh nắng nên khó mà xác định được ISO. Khi đó bạn sẽ có thể cần một ISO ở mức 1600-3200 để duy trì tốc độ màn trập giống nhau. Hãy đặt máy ảnh của bạn ở chế độ Auto ISO và nó sẽ phát hiện những thay đổi như vậy để điều chỉnh độ nhạy phù hợp.

Tốc độ chụp chậm

Việc chụp ảnh thể thao không đồng nghĩa với việc lúc nào bạn cũng phải chụp ở tốc độ cao, khiến cho hình bị đứng hình. Thay vào đó bạn nên thử dùng cách chụp chậm, tập trung vào sự di chuyển và tốc độ của chủ thể. Qua đó bức ảnh của bạn sẽ có được những hiệu ứng đẹp mắt, tùy thuộc vào tốc độ chụp, cách chụp của bạn ra sao hoặc tốc độ của chủ thể.

Tìm background sạch

Trong khi sử dụng độ sâu nông có thể giúp cô lập được chủ đề của mình, bạn vẫn nên thử và tránh những nền làm rối chủ thể đề của bạn. Nếu có thể, bạn hãy đến sớm tìm vị trí cung cấp cho bạn một khung. Điều này sẽ cho ảnh đẹp hơn.

Dùng kỹ thuật Panning (lia máy)

Khi đóng băng hành động với tốc độ màn trập nhanh, chụp bằng kỹ thuật Panning là cách hay để tạo ra cảm giác chuyển động một cách rõ nét và “ảo diệu” cho bức ảnh của bạn.

Thực hiện kỹ thuật này cũng có nghĩa là bạn cần di chuyển máy ảnh của bạn với tốc độ tương tự như đối tượng đang di chuyển. Có thể sẽ mất thời gian rèn luyện kỹ năng này, nhưng nếu bạn thực hiện thuần thục, kết quả nhận được có thể sẽ rất ấn tượng.

anh tt

Khi chụp Panning, tốc độ màn trập sẽ chậm hơn bình thường. Tức là, ví dụ như chụp vận động viên đạp xe đạp ở tốc độ màn trập 1/125 giây, nhưng trong một số trường hợp, bạn nên để tốc độ màn trập chậm hơn. Tiếp đó, bạn cần theo dõi chủ thể qua kính ngắm và di chuyển ống kính theo chủ thể.

Sau đó bạn sẽ chụp một loạt ảnh. Có thể sẽ cần tăng hoặc giảm tốc độ màn trập để chụp hiệu quả, vậy nên bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho việc thử nghiệm và thất bại dể có thể tìm ra tốc độ hoàn hảo cho chủ đề.

Lấy nét và chụp liên tục

Hầu hết các máy ảnh sẽ có sẵn chế độ tự động lấy nét. Trong đó bạn có thể một mẹo hữu ích để chụp ảnh thể thao, đó là tự động lấy nét liên tục, dự đoán vị trí đối tượng sẽ đến và điều chỉnh tiêu cự phù hợp.

Ví dụ để bắt trọn nhưng khoảnh khắc đắt giá trong khung hình khi chụp cuộc đua xe, hãy chuyển sang chế độ chụp liên tục. Điều này sẽ giúp cho máy ảnh dễ nắm bắt một chuỗi các hình ảnh nhanh và có thể xử lý chúng kịp thời.

Dùng chân máy ảnh (tripod)

Để sử dụng ống kính Tele lớn thời gian dài, bạn nên đem theo 1 cái Tripod hoặc Monopod. Điều này không chỉ giúp bạn đỡ mỏi tay mà còn chống rung vì nhiếp ảnh thể thao thường chuyển động rất nhanh.

Nguồn tham khảo: xu.concept, nhiepanh365, binhminhdigital

Leave a Comment