.
.
.

59s tìm hiểu bố cục khung trong khung trong nhiếp ảnh

Khi chụp ảnh chân dung, bố cục là yếu tố quan trọng giúp tạo ra bức ảnh hài hòa và thu hút. Không đơn thuần chỉ cần cầm máy lên và nhấn chụp mà nó còn đòi hỏi sự sáng tạo trong quá trình chụp ảnh. 

Ngày nay, có nhiều kiểu chụp, bố cục chụp phổ biến đạt chuẩn tỉ lệ cân đối như ⅓, ⅔ chụp bố cục trung tâm, bố cục đường dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn đã quá ngán ngẩm những tỉ lệ này thì hãy thử tìm hiểu bố cục khung trong khung đầy cuốn hút và sáng tạo. Vậy để chụp bố cục khung trong khung, bạn cần phải làm gì, chú ý như thế nào để có bức ảnh đẹp, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này.

bo cuc va khung hinh trong dien anh 2

Ngày nay, có nhiều kiểu chụp, bố cục chụp phổ biến đạt chuẩn tỉ lệ cân đối như ⅓, ⅔ chụp bố cục trung tâm, bố cục đường dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn đã quá ngán ngẫm những tỉ lệ này thì hãy thử tìm hiểu bố cục khung trong khung đầy cuốn hút và sáng tạo. Vậy để chụp bố cục khung trong khung, bạn cần phải làm gì, chú ý như thế nào để có bức ảnh đẹp, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này. 

Tại sao chụp ảnh chân dung cần chú ý bố cục?

Đầu tiên, tại sao chúng ta cần nên quan tâm đến bố cục trong nhiếp ảnh. Bởi lẽ, bố cục chụp ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh chân dung, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách người xem cảm nhận chủ thể và thông điệp mà bức ảnh truyền tải. Một bố cục hợp lý không chỉ giúp nhấn mạnh vẻ đẹp, thần thái của chủ thể mà còn tạo ra sự cân đối và hài hòa tổng thể, khiến bức ảnh trở nên cuốn hút hơn.

khung trong0khung

Trước hết, bố cục giúp dẫn dắt ánh nhìn của người xem vào những điểm quan trọng trên ảnh. Ví dụ, quy tắc 1/3, trong đó chủ thể được đặt ở một trong bốn điểm giao nhau của lưới 1/3, giúp thu hút ánh nhìn và tạo cảm giác tự nhiên, hài hòa. Hay khi sử dụng bố cục trung tâm, người chụp có thể nhấn mạnh vào khuôn mặt hoặc ánh mắt của chủ thể, tạo nên sự tập trung tuyệt đối, từ đó làm nổi bật cảm xúc và sự biểu đạt cá nhân. Điều này đặc biệt hữu ích khi muốn khắc họa các đặc điểm riêng biệt của nhân vật trong bức ảnh.

Bố cục cũng ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc mà bức ảnh truyền tải. Sử dụng góc chụp khác nhau cũng tạo nên sự khác biệt lớn. Chẳng hạn, khi chụp từ góc thấp, chủ thể sẽ trông mạnh mẽ và quyền lực hơn; ngược lại, góc chụp từ trên cao mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu. Việc chọn lựa góc chụp phù hợp có thể giúp người chụp thể hiện được cá tính của nhân vật hoặc tạo ra bức ảnh với sắc thái riêng biệt.

Cuối cùng, một bố cục tốt còn thể hiện khả năng sáng tạo và tư duy nghệ thuật của người chụp. Nó cho phép nhiếp ảnh gia phá vỡ những giới hạn cố hữu và tạo ra những tác phẩm mang phong cách độc đáo. Vì vậy, hiểu và sử dụng bố cục một cách linh hoạt không chỉ là kỹ năng quan trọng mà còn là yếu tố then chốt giúp bức chân dung trở nên ấn tượng, truyền tải được ý nghĩa và câu chuyện đằng sau.

Tìm hiểu bố cục khung trong khung 

Bố cục khung trong khung (frame within a frame) là một kỹ thuật nhiếp ảnh sáng tạo, trong đó người chụp sử dụng một yếu tố tự nhiên hoặc nhân tạo để tạo thành khung bao quanh chủ thể chính. Bố cục này giúp thu hút sự chú ý của người xem vào nhân vật hoặc chi tiết quan trọng, đồng thời mang lại chiều sâu và cảm giác không gian cho bức ảnh.

Tận dụng khung tự nhiên như cửa sổ, vòm cây, hoặc cửa ra vào để tạo khung cho chủ thể. Điều này giúp bức ảnh trở nên độc đáo và tập trung ánh nhìn vào nhân vật chính.

chup anh trong khung

Một cách để bố cục cho bức ảnh dễ nhìn và cũng dễ thực hành khi học chụp ảnh đó là “khung trong khung”. Bạn có thể sử dụng một hoặc nhiều khung bên trong khung ảnh, bên trong khung nhỏ nhất ấy chứa một nội dung nào đó mà bạn muốn nó xuất hiện ở đó. Khi xem, mắt sẽ hút sự tập trung vào đó, những chi tiết phụ không cần thiết xung quanh sẽ không làm phân tán.

Một trong những ưu điểm nổi bật của bố cục khung trong khung là khả năng tạo điểm nhấn mạnh mẽ và thu hút được ảnh nhìn từ người xem. Khi chủ thể được đặt bên trong một khung, mắt người xem sẽ dễ dàng bị thu hút vào trung tâm của bức ảnh. Nhờ đó, chủ thể được nhấn mạnh hơn, trở thành tiêu điểm mà người xem sẽ chú ý ngay lập tức.

Ví dụ, khi chụp chân dung, nhiếp ảnh gia có thể sử dụng cửa sổ, vòm cây, hoặc hàng rào để tạo khung cho người mẫu. Nhờ vào khung này, sự tập trung của bức ảnh sẽ được dồn vào chủ thể, giúp làm nổi bật nét đẹp, cảm xúc hoặc câu chuyện của nhân vật.

quy tac bo cuc 4

Ngoài việc tạo điểm nhấn, bố cục khung trong khung còn giúp tạo chiều sâu và cấu trúc không gian cho bức ảnh. Khi sử dụng khung trong khung, bức ảnh có thể truyền tải được cảm giác xa gần, làm cho người xem cảm nhận được khoảng cách và sự tách biệt giữa các lớp không gian. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho bức ảnh, đặc biệt là khi chụp trong các không gian có chiều sâu như hành lang, đường phố hoặc rừng cây.

IMG 1144

Bên cạnh đó, bố cục khung trong khung mang lại cảm giác bí ẩn và gợi mở. Các khung hình này có thể tạo ra hiệu ứng như người xem đang nhìn qua một cánh cửa hoặc cửa sổ, từ đó tạo nên cảm giác như họ đang dõi theo hoặc khám phá câu chuyện của nhân vật trong một không gian riêng tư. Điều này giúp bức ảnh trở nên sinh động, lôi cuốn, kích thích trí tưởng tượng và cảm xúc của người xem.

Những lưu ý khi chụp ảnh bố cục khung trong khung

Tìm khung tự nhiên: Tận dụng các yếu tố tự nhiên như cửa sổ, cửa ra vào, nhánh cây, hay bóng đổ để tạo khung. Những khung tự nhiên này không chỉ làm nổi bật chủ thể mà còn thêm phần độc đáo và sâu sắc cho bức ảnh.

Chọn chủ thể rõ ràng: Hãy đảm bảo rằng chủ thể bên trong khung được xác định rõ ràng và nổi bật. Chủ thể có thể là con người, phong cảnh, hoặc bất kỳ đối tượng nào mà bạn muốn hướng sự chú ý của người xem đến.

Tận dụng ánh sáng và bóng đổ: Ánh sáng tốt sẽ làm khung tự nhiên nổi bật và tạo chiều sâu cho bức ảnh. Bóng đổ cũng có thể được sử dụng để tạo khung và mang đến cảm giác bí ẩn hoặc ấm áp cho bức ảnh.

Điều chỉnh độ sâu trường ảnh: Sử dụng khẩu độ lớn (f nhỏ) để làm mờ hậu cảnh bên ngoài khung, giúp tập trung vào chủ thể bên trong. Điều này làm cho khung trở thành điểm nhấn mạnh hơn trong bức ảnh.

Thử nhiều góc chụp khác nhau: Thay đổi góc nhìn hoặc di chuyển xung quanh để tìm góc độ tối ưu, giúp khung và chủ thể hài hòa với nhau. Điều này giúp bức ảnh trở nên sinh động và thú vị hơn.

Leave a Comment