Lên kế hoạch chụp hình cụ thể
Thường những buổi hoàng hôn trong ngày thường không kéo dài lâu nên bạn cần phải biết nắm bắt thời cơ. Vậy nên bạn cần chuẩn bị một vài kỹ năng và lên kế hoạch để có thể bắt trọn khoảnh khắc đúng lúc.
Thời gian “vàng” để chụp hoàng hôn sẽ tùy thuộc vào mùa trong năm. Ở Việt Nam, hoàng hôn mùa hè kéo dài và muộn hơn trung bình từ 6 giờ. Còn mùa đông, hoàng hôn đến sớm hơn trung bình từ 5 giờ. Vì vậy bạn cũng nên nghiên cứu kỹ vấn đề thời gian để không bị “hụt” mất thời điểm đẹp.
Ngoài ra nên lưu ý rằng, bạn nên đi khảo sát trước địa điểm mình sẽ chụp hoặc ít nhất ngay trước khi chụp hãy dạo xung quanh và chọn góc chụp trước khi “tác nghiệp”. Hãy chú ý đến yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh và nhân vật trọng tâm.
Tương tự như với chọn thời gian chụp, việc chọn địa điểm chụp cần kỹ lưỡng nhưng cũng phải nhanh chóng. Vì nếu mất nhiều thời gian cho việc tìm chỗ chụp thì bạn có thể bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp nhất của hoàng hôn.
Lựa ống kính phù hợp cho chụp ảnh hoàng hôn
Với ảnh chụp hoàng hôn, bạn không nhất thiết phải dùng một ống kính chuyên dụng mới chụp được bức ảnh tuyệt đẹp. Mỗi loại ống kính sẽ mang lại những bức ảnh thú vị và những góc chụp khác biệt cho bức ảnh hoàng hôn của bạn.
Như ống kính góc rộng, đây vốn là loại ống kính cần thiết đối với bất kỳ nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh phong cảnh. Ống kính góc rộng phổ biến trong concept chụp cảnh hoàng hôn vì chúng có thể thu được nhiều cảnh xung quanh để tạo ra bức ảnh sinh động hơn.
Ngoài ra, ống kính này cũng sẽ thu nhỏ mặt trời so với phần còn lại của khung hình. Điều này sẽ giúp ảnh của bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi dải động hẹp. Thông thường chụp ảnh góc rộng vốn phù hợp với việc chụp những bức ảnh phong cảnh. Nhưng nếu bạn muốn lấy trọng tâm là mặt trời, bạn sẽ cần phải zoom gần.
Bạn cũng cần phải lưu ý rằng khi chụp với ống rộng, mặt trời sẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong bức ảnh. Nếu bạn muốn mặt trời là một điểm nhấn của bức ảnh, bạn sẽ cần phải zoom trên ống kính từ 200mm trở lên. Bởi vậy, bạn cũng sẽ cần sử dụng tới chân máy.
Còn với ống kính tele, nó sẽ làm cho mặt trời trông to hơn. Đồng thời cũng sẽ cô lập một phần nhỏ hơn của phong cảnh và ống kính này có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng hiệu quả nếu bạn muốn tập trung vào một phần cụ thể của cảnh.
Dù có không ít người nhận thấy độ dài tiêu cự cố định của ống kính một tiêu cự sẽ hạn chế đối với chụp ảnh phong cảnh. Nhưng chúng vẫn có thể tạo ra hình ảnh cực kỳ sắc nét. Ví dụ như khi bạn chụp ảnh bóng hoặc chân dung với bối cảnh hoàng hôn, ống kính 1 tiêu cự sẽ biến nền hoàng hôn thành hiệu ứng bokeh khuếch tán vô cùng đẹp mắt.
Sử dụng chân máy
Khi nói đến chụp cảnh hoàng hôn, chân máy chắc chắn là một trong những món phụ kiện cần thiết có thể hỗ trợ cho người chụp. Bởi khi chụp ảnh hoàng hôn, trọng tâm của bạn sẽ dồn vào việc nắm bắt các chi tiết trong một cảnh thay vì chụp hành động chuyển động nhanh. Đây được xem là thời điểm hoàn hảo để lựa chọn sự ổn định của chân máy so với tính linh hoạt của chụp ảnh cầm tay.
Khi ánh sáng mờ dần, độ phơi sáng của bạn sẽ lâu hơn và nếu chụp ảnh bằng tay thì một cử động tay nhỏ nhất cũng có thể làm hỏng bức ảnh. Vì vậy, việc sử dụng chân máy nên được thêm vào “to-do list” của bạn khi đi chụp ảnh hoàng hôn.
Lấy nét ở điểm chụp ngược sáng (silhouette)
Một trong những cách khá hay để tạo ra điểm nhấn cho bức ảnh chụp hoàng hôn của bạn là chụp lại một vài mẫu vật bị ngược sáng trong bức ảnh. Bạn có thể lựa chọn bất cứ chủ thể nào, ví dụ một dãy núi, một cái cây hoặc thậm chí là con người.
Điều tuyệt vời về silhouette là chúng vừa tạo ra cảm xúc, vừa tạo ra khung cảnh bí ẩn cho bức ảnh. Do đó, bạn có thể lấy nét tại các mẫu vật bị ngược sáng để tăng sức hấp dẫn cho bức ảnh của mình.
Cài đặt máy ảnh với chức năng Automatic Exposure Bracketing (AEB)
Khi sử dụng chức năng AEB này, bạn sẽ chụp được cùng lúc ba bức ảnh khác nhau mà không cần phải thay đổi bất cứ cài đặt nào để chọn ra bức ảnh đẹp nhất. Điều quan trọng đó là chức năng này có hầu hết trong các máy DSLR.
Sử dụng quy tắc 1/3 trong các bức ảnh hoàng hôn
Quy tắc 1/3 là vốn là quy tắc cơ bản và phổ thông trong nhiếp ảnh. Quy tắc này gần như luôn được áp dụng hiệu quả và được nhiều người sử dụng khi chụp ảnh. Và ảnh hoàng hôn cũng không phải ngoại lệ.
Bạn có thể sử dụng quy tắc 1/3 để có được những bức ảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Lưu ý nên đặt chủ thể bức ảnh ở giao lộ hoặc đường lưới, bức ảnh của bạn sẽ làm nổi bật được chủ thể bức ảnh dưới ánh sáng của hoàng hôn.
Điều chỉnh độ phơi sáng hợp lí
Phơi sáng có thể là một vấn đề khi chụp cảnh hoàng hôn, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn kiểm tra lại thành quả của mình trên màn hình LCD ngay sau khi chụp. Nếu mặt trời vẫn còn khá cao trên bầu trời, màu sắc của hình ảnh sẽ bị quá gắt trong ảnh.
Điều đó đồng nghĩa rằng, nếu bạn muốn đưa mặt trời vào khung hình, bạn sẽ phải đợi cho đến khi mặt trời gần đường chân trời khi đó ánh sáng sẽ bớt gay gắt hơn. Bạn vẫn cần phải theo dõi kỹ mức độ phơi sáng.
Trong điều kiện khắc nghiệt, hệ thống đo sáng của bạn có thể không hoạt động như bạn mong đợi, vì vậy bạn cần xem xét kỹ để điều chỉnh độ phơi sáng. Vì vậy hãy thử ẩn nó sau 1 vật chắn nào đó. Với cách làm này, bạn vẫn có được những màu hoàng hôn tuyệt đẹp mà không bị ánh sáng chói làm ảnh hưởng đến kết quả.
Cân bằng trắng
Nếu bạn đặt cân bằng trắng thành tự động, máy ảnh của bạn sẽ nhận dạng màu sắc và cố gắng cân bằng tốt nhất có thể với những gì nó nhìn thấy là màu sắc. Điều này có thể khiến cho tông màu yếu hoặc bị lệch.
Vì vậy bạn đừng nên sử dụng chế độ cân bằng trắng tự động. Khi để chế độ cân bằng trắng tự động, bạn có nguy cơ mất đi các tông màu ấm áp của cảnh mặt trời mọc hay lặn. Bạn nên thay chế độ cân bằng trắng tự động bằng các chế độ cân bằng trắng khác hay tăng nhiệt độ màu lên để thấy sự khác biệt.
Để ghi lại màu sắc gần giống với thực tế, hãy cài đặt cân bằng trắng ánh sáng trực tiếp. Bạn cũng có thể làm cho màu sắc trong phong cảnh của bạn ấm hơn với việc thay đổi cân bằng trắng trên máy ảnh của bạn từ Daylight sang Cloudy hoặc Shade.
Nguồn tham khảo: VJ Shop, binhminhdigital, vuanhiepanh