Làm nổi bật chiều sâu của bức ảnh
Đối với việc sử dụng máy ảnh, điều dễ nhận thấy là những đối tượng ở càng xa sẽ càng bị nhỏ và mờ đi. Không chỉ vậy, các đối tượng ở xa còn bị mất độ tương phản và bão hòa màu sắc. Những màn sương mù sẽ làm tăng sự khác biệt của những đối tượng ở xa so với những đối tượng ở gần.
Vậy nên những đối tượng ở xa thường sẽ khó chụp rõ hơn. Thông thường đối với các đối tượng ở xa, chúng ta chỉ nhìn thấy được hình dáng của nó, thậm chí đôi lúc hình dáng đó trông cũng mờ ảo.
![anh-sm anh sm](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm.jpg)
Việc các đối tượng đánh mất đi độ tương phản, đôi khi đó là sự may mắn. Nhưng cũng có những vấn đề khó giải quyết. Mặc dù không có một quy tắc nào cụ thể trong việc chụp ảnh sương mù, nhưng sẽ rất cần thiết nếu có ít nhất một chủ thể nhất định của xuất hiện gần máy ảnh của bạn.
Bằng cách này, hình ảnh của bạn sẽ trở nên có tương phản và nhiều sắc màu. Đó cũng là điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt với những thứ khác trong bức hình. Điều này cũng làm tăng thêm sắc thái khác nhau trong một khung cảnh.
Lấy nét thủ công
Nếu sử dụng chức năng tự động lấy nét, nó có thể sẽ gặp khó khăn khi chụp sương mù. Vì việc lấy nét tự động vốn cần phải tìm ra sự khác biệt về độ tương phản với tiêu điểm.
Nhưng cảnh sương mù thường lại luôn mờ ảo, nhiều vật bị che khuất nên không có nhiều độ tương phản. Điều này sẽ cản trở bạn khi lấy nét tự đông.
Trong khi đó, lấy nét thủ công chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nhưng bù lại, bạn sẽ tự chỉnh được độ tương phản với tiêu điểm. Điều này sẽ giúp lấy nét trước đến một khoảng cách đã định hoặc mở rộng độ sâu trường ảnh của bạn bằng cách dừng ống kính xuống.
Nhấn mạnh vào hình dáng
Sương mù có thể giúp nhấn mạnh hình dạng đối tượng trong bức ảnh của bạn. Màn sương giúp làm giảm độ tương phản và các chi tiết khác trong ảnh. Thường đối tượng chính dễ bị ẩn trong màn sương, bạn chỉ thấy được rõ hình dáng của chúng mà thôi.
Khi đó, bạn phải chỉnh độ phơi sáng dựa theo sương mù chứ không phải đối tượng. Bạn hãy điều chỉnh chức năng trừ sáng để đối tượng chính không bị quá sáng.
![anh-sm-6 anh sm 6](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm-6.jpg)
Nền sương mù sáng sẽ tạo độ tương phản làm nổi bật đối tượng chính của ảnh. Bạn cũng cần phải chú ý đến vị trí của đối tượng. Nếu không đường biên bên ngoài hình dáng của đối tượng có thể bị chồng lên các chi tiết phụ khác
Chọn nơi nằm ngoài vùng sương mù để chụp ảnh toàn cảnh
Điều cần lưu ý ở đây là sẽ rất khó để bạn chụp một khu vực nào đó khi đang đứng bên trong nó trong điều kiện có sương mù. Bạn cần ra khỏi khu vực sương mù để có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh để không bị dính bất cứ vật cản nào khi chụp.
![anh-sm-3-2 anh sm 3 2](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm-3-2.png)
Việc bước ra khỏi khu vực sương mù giúp bạn có thể chụp toàn cảnh hiện tượng sương mù mà không bị ảnh hưởng những vấn đề như giảm độ tương phản. Mặt khác, nó cũng đảm bảo rằng sẽ có ít nhất một đối tượng bên ngoài vùng sương mù. Tuy nhiên khoảng cách sẽ không mang nhiều ý nghĩa trong trường hợp ít sương mù.
Tận dụng những tia sáng
Sương mù chính là một lý do làm ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn. Hiện tượng này vừa làm dịu ánh sáng, vừa tạo ra những vệt ánh sáng có thể nhìn thấy được từ nguồn sáng. Bạn sẽ thấy được các vệt sáng chiếu xuyên qua màn sương mù rất đẹp. Đó là do sự tán xạ ánh sáng của sương mù vào buổi sáng sớm.
![anh-sm-tia-sang anh sm tia sang](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm-tia-sang.jpg)
Những tia sáng trong ảnh chụp một ngày sương mù thực sự có thể làm cho một bức ảnh trở nên kỳ diệu, bằng cách chiếu xuống một vật thể hoặc một khoảng không gian.
Những tia sáng đi qua sương mù này có thể là từ mặt trời hoặc từ bất kỳ nguồn sáng nhân tạo nào, miễn là nó ở góc với máy ảnh của bạn. Tuy nhiên, bạn phải nhanh chóng chụp để không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp, trước khi mặt trời thiêu đốt sương mù.
Dưới đây làm một vài tips bạn có thể tham khảo để chụp được các tia sáng nổi bật, rõ ràng:
– Đứng chụp gần nơi có thể thấy nguồn sáng sẽ các tia sáng sẽ nổi bật.
– Chọn góc máy chụp đảm bảo ánh sáng tán xạ nhiều nhất và xuyên qua được bóng đêm.
– Lưu ý nếu sương mù dày đặc hoặc nguồn sáng mạnh tập trung lại thì các vệt sáng sẽ rõ ràng hơn dù bạn đứng chụp ở đâu.
Dùng màn trập để tận dụng hiệu ứng sương mù
Với màn trập, bạn hãy điều chỉnh tốc độ màn trập sao cho tạo được sự khác biệt lớn so với ánh sáng. Việc này cần dựa vào từng loại sương mù để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Tùy thuộc vào loại sương mù khác nhau mà sẽ có sự điều chỉnh khác nhau, có lúc nó có thể di chuyển thành từng khối với độ dày khác nhau theo thời gian. Tuy nhiên, những điểm khác biệt này đôi lúc khá khó phát hiện. Nhất là nếu chúng xảy ra với mức độ từ từ thì mắt người không thể phân biệt sự thay đổi rất nhỏ này.
![anh-sm-7 anh sm 7](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm-7.jpg)
Một điều quan trọng quan tâm đến nữa là hình thức bên ngoài của sương mù. Ngay cả khi bạn có thể chụp những lúc sương mù xuất hiện đẹp nhất, nó có thể không duy trì như tình trạng ban đầu trong một thời gian dài.
Có những lúc sẽ xuất hiện sương mù rất đẹp, nhưng hiện tượng này sẽ không kéo dài. Vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội và chỉnh tốc độ chụp rơi khoảng 1s hoặc ít hơn để tránh trường hợp sương mù bị phân tán. Nhưng đôi khi bạn cũng phải chụp với tốc độ chậm để tránh nhiễu ảnh.
Xác định tiêu điểm trong ảnh
Vì sương mù làm giảm độ tương phản và phối cảnh cong, cho nên đôi khi, bạn cãng cần một yếu tố “đủ” để tạo thêm cảm giác về khoảng cách hoặc chiều sâu trong ảnh.
Bạn có thể thử phương pháp là cho các yếu tố đường dẫn xuất hiện vào trong ảnh. Chẳng hạn như hàng rào, tường hoặc con đường thẳng, miễn nó là đường dẫn mắt vào trọng tâm ảnh. Bạn cũng có thể thử tạo khung cho sương mù bằng cách sử dụng các yếu tố tự nhiên như cành cây ở tiền cảnh của hình ảnh.
![anh-sm-tieu-diem anh sm tieu diem](https://hoangphucphoto.com/wp-content/uploads/2023/04/anh-sm-tieu-diem.jpg)
Mặt khác, nếu bạn tập trung vào các đối tượng ở gần bạn, các bức ảnh thu được sẽ tạo ra cảm giác về khoảng cách trong ảnh, vì đối tượng ở tiền cảnh sẽ có nhiều màu sắc và độ tương phản hơn. Độ bão hòa và độ tương phản này sẽ giảm dần khi đối tượng trong ảnh càng xa máy ảnh.
*Nguồn tham khảo: songkhoeplus.vn, thietbiquayphim.com