.
.
.

Lưu ngay cách chụp ảnh sân khấu đẹp “xuất thần”

Chọn máy ảnh

Bạn nên sử dụng máy DSLR (lưu ý nên có bao chống ồn cho máy ảnh DSLR do tiếng ồn gương lật gây ra làm ảnh hưởng buổi diễn) để chụp ảnh sân khấu. Về máy PnS, sẽ có một số hạn chế trong trường hợp này như khởi động chậm, thời gian chờ giữa hai ảnh chậm, sự linh hoạt trong điều chỉnh Manual cũng không cao. Tuy nhiên, nếu bạn không còn sự lựa chọn nào thì PnS vẫn dùng được, vì  nó cũng có ưu điểm gọn nhẹ.

anh sp may anh

Chọn góc độ chụp

Với chụp ảnh sân khấu, việc có được những góc chụp đa dạng là điều vô cùng quan trọng để có được những bức ảnh “xuất thần”. Bạn nên cố gắng chụp nhiều góc độ khác nhau để có được những bức ảnh đa dạng hơn, làm tăng khả năng xuất hiện của những bức ảnh “độc nhất vô nhị”. 

anh karrina 1

Khi bạn sử dụng ống kính zoom và đứng yên 1 chỗ sẽ khiến cho những bức hình của bạn trở nên quá nhàm chán vì bị trùng lặp. Vậy nên hãy thoải mái di chuyển thật nhiều để tìm được những góc chụp đẹp. Chẳng hạn như: phía sau cánh gà,  sau lưng nghệ sĩ hoặc từ trên cao xuống.

Điều quan trọng là bạn nên cố gắng di chuyển nhẹ nhàng sao cho không làm ảnh hưởng đến khán giả. Và hãy lịch sự, thân thiện và ưu tiên sự thoải mái của khán giả để có thể thoải mái khi tác nghiệp.

*Lưu ý trong cách chọn vị trí khi chụp ảnh sân khấu: 

– Nếu chụp màn trình diễn về múa, chụp kịch, thời trang (catwalk): nên chọn vị trí chính giữa hoặc gần chính giữa của mình lên phông gì.

– Nếu chụp màn trình diễn về hát: bạn nên chọn ở phía 2 cánh, chếch khoảng 45-60 độ vì nêú bạn ở chính giữa micro sẽ che hết miệng ca sỹ, không còn đẹp.

anh sk 2

Cài đặt thông số ISO

Thường bạn sẽ không được phép sử dụng đèn flash khi chụp ảnh sân khấu vì nó gây ảnh hưởng đến mọi người, vậy nên bạn phải chỉnh máy sao cho có thể chụp trong điều kiện ánh sáng thực tế của sân khấu. Bạn cần phải đặt ISO trong khoảng từ 800 hay 1600 trở lên. 

anh ds iso

Thông số ISO cao thường làm cho ảnh bị noise, nhưng nếu ánh sáng quá yếu thì có lẽ bạn phải chấp nhận điều này. Đôi lúc ánh sáng của sân khấu sẽ làm bạn bối rối vì việc tắt mở liên tục của nhiều loại đèn và cường độ ánh sáng cũng thay đổi theo. Khi có ánh sáng đủ mạnh, bạn có thể chuyển ISO về 800.

Chỉnh lại khẩu độ và tốc độ

Khẩu độ: Với ánh sáng sân khấu thì việc mở tối đa khẩu độ là điều bạn phải làm. Lúc này ống kính có độ mở f/1.8 hay f/1.4 luôn có ưu thế hơn.

Tốc độ: Nếu bạn cài tốc độ chậm thì có thể tạo hịêu ứng vệt nhoè khi chụp nên có thể bạn sẽ cần có chân máy, nhưng chân máy cũng làm cho bạn khó xoay sở trong không gian hẹp. Nếu bạn cầm tay chụp thì tốc độ chừng 1/60s hay đôi khi là 1/40s là an toàn để máy không bị rung.

Mặt khác, nếu bạn cảm thấy phức tạp trong việc cài đặt nhiều thông số quá thì hãy đặt ISO là  1600 và chọn chế độ chụp S (ưu tiên tốc độ – Shutter Priority Mode). Lúc này bạn cứ chỉnh tốc độ là 1/40s, 1/60s… và để máy tự chỉnh khẩu độ và ISO.

Chế độ đo sáng

Một lời khuyên dành cho bạn là trong trường hợp chụp ảnh sân khấu là bạn nên chuyển chế độ đo sáng thành đo sáng điểm (spot metering) để có thể đo sáng chính xác vào chủ thể mà bạn mong muốn. 

anh ds

Trong trường hợp bạn để các chế độ đo sáng khác, máy ảnh của bạn sẽ có thể đo sáng sai sai vì sự chênh lệch ánh sáng giữa sân khấu và khán đài.

Sử dụng ống kính zoom

Bạn không thể thoải mái di chuyển trong một không gian khá chật hẹp và bị hạn chế nhiều mặt vì để tránh ảnh hưởng đến khán giả. Trong trường hợp này, một ống kính zoom linh hoạt sẽ giúp cho bạn có những cái nhìn toàn cảnh đến tập trung hơn ống kính prime (ống fix). 

anh sk fan tac nghiep

Khi cần, bạn có thể chụp những bức ảnh toàn cảnh, bao quát toàn sân khấu, hay khi muốn tập trung vào ca sỹ, nhạc công, bạn sẽ cần dùng đến những tiêu cự lớn hơn.

Bắt trọn chuyển động

Múa, hát, nhạc hay kịch đều có khoảnh khắc tốt nhất cho bạn chụp, canh đúng lúc và bấm chụp để có được hành động tốt nhất nhé. Lúc nào ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu, lúc nào nghệ sĩ sẽ biểu cảm nhất. Đó là những câu hỏi bạn cần trả lời được để có thể tiên đoán được tình huống cao trào để chụp. 

anh goc chup

Nếu chỉ chụp một lần thì bạn sẽ hơi gặp khó khăn trong việc phán đoán. Vì vậy trở lại chụp lần thứ hai, lần thứ ba cho cùng một buổi biểu diễn sẽ giúp bạn có cơ may thành công hơn.

Cân bằng trắng

Với sân khấu thì nếu không có điều kiện test ánh sáng trước đó để đặt custom WB thì ta có thể dùng K để chỉnh. 

Thông thường các sân khấu ở ta làm đèn chất lượng thấp và cũng có thể do thói quen nên đèn vàng hơi nhiều, nhiệt độ trong quãng 2800K-3400K. Nên set và chụp thử rồi chỉnh cho đến khi vừa ý.

Điểm focus

One-shot là phương pháp hữu hiệu để tìm điểm focus. Vì khi để các chế độ khác, rất dễ xảy ra tình trạng bị trượt, nhất là khi để Ai Servo mà bạn còn di chuyển góc máy để lâý bố cục.

Trong một số trường hợp tối quá, bạn không thể focus được mà vê nét manual cũng khó vì tối. Trong trường hợp này bạn nên tìm 1 vật nào đó ở khoảng cách tương đương rồi lấy nét, sau đó chỉnh qua lấy nét manual và chụp. Cũng có thể ước lượng khoảng cách từ chỗ chụp đến vật thể rồi lấy nét manual, trên ống kính của bạn đều chia khoảng cách 1,5m, 3m, 5m, 10m, vô cực…

Hãy lịch sự khi chụp ảnh sân khấu

Nên nhớ, buổi biểu diễn được tổ chức với đối tượng chính là khán giả nđến để được thưởng thức. Vì vậy bạn nên tránh không che tầm nhìn khán giả và gây ảnh hưởng đến họ với bất cứ hành dộng nào khi chụp ảnh. 

Nếu có nhu cầu, hãy xin phép trước khán giả để được họ giúp đỡ tạo ra như bức ảnh đẹp. Trên máy ảnh của bạn sẽ có một đèn đỏ chớp sáng giúp cho việc lấy nét tự động. Bạn nên đọc lại cuốn hướng dẫn và tắt nó đi để giúp cho nghệ sĩ biểu diễn không bị khó chịu. 

anh fan tac nhiep

Ngoài ra, bạn cũng nên tuân theo mọi yêu cầu của lực lượng bảo vệ vì họ là những người chịu trách nhiệm an ninh cho tất cả mọi người. Nếu máy ảnh của bạn không có chế độ chụp yên lặng Silent Shooting thì tốt nhất bạn nên trang bị phụ kiện bao chống ồn cho máy ảnh để không làm ảnh hưởng đến buổi biểu diễn. 

Bạn cũng có thể tắt đèn hỗ trợ nét trên máy ảnh để không gây khó chịu đến nghệ sỹ biểu diễn trên sân khấu. Bện cạnh đó, một số buổi biểu diễn cũng hạn chế đánh đèn flash, bạn nên tìm hiểu kỹ để không làm ảnh hưởng đến các nghệ sỹ và khán giả đến xem.

Leave a Comment