Kỹ thuật chụp ảnh Startrails là gì?
Startrails có thể hiểu là kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng không gian ban đêm trong khoảng thời gian dài, hoặc cũng có thể hiểu là dạng chụp ảnh thành nhiều tấm ghép lại.
Kỹ thuật chụp ảnh Startrails này được thực hiện với mục đích nhằm lưu lại những vệt sao chạy trên bầu trời. Bên cạnh đó, đây cũng là cách các nhiếp ảnh ảnh gia chuyên nghiệp thể hiện sự chuyển động của trái đất khi nó tự quay quanh trục của chính mình.
Hai góc chụp và cách chụp Star Trails phổ biến
*Góc chụp:
Chụp ảnh Startrails ở hướng Bắc và hướng Nam: Đây là 2 hướng chụp sẽ giúp người chụp dễ dàng nhìn thấy được các vì sao trên bầu trời xoay theo hình tròn. Theo đó, tâm sao sẽ là bắc cực hoặc sao ở vị trí chính nam.
Ở vị trí địa lý tại Việt Nam, thường người chụp sẽ chỉ có thể thấy được sao Bắc Cực. Còn đối với sao nam, nó thường nằm ở hướng chính nam trên bầu trời tương tự như sao Bắc Cực. Vì vậy nên nó sẽ khó thấy được.
Chụp ảnh Startrails theo xích đạo trời: đối với góc chụp này, khi bạn đặt máy chụp ở vùng này thì bạn sẽ thấy được các ngôi sao dịch chuyển trên bầu trời theo 2 hướng vòng tròn khác nhau. Nếu tận dụng hướng chụp này hiệu quả, bạn sẽ thu được những bức ảnh đầy ấn tượng và thú vị.
*Cách chụp:
Cách đầu tiên đó là chụp Startrails chỉ với 1 tấm duy nhất: bạn có thể chọn chụp ảnh Startrails chỉ với một bức ảnh duy nhất trong khoảng thời gian từ 5 – 30 phút. Nếu muốn có thể sẽ giữ thời gian lâu hơn để có thể thu được vệt sao như đúng mong muốn.
Tuy nhiên với cách này, trong trường hợp sáng quá lâu khiến ảnh dễ bị nhiễu hạt hoặc đôi khi có thể nhanh hết pin, nó đặc biệt khó chịu nếu bạn đang phải chụp dở và khó kiểm soát được tình hình.
Cách thứ hai để chụp ảnh Startrails đó là bạn có thể chụp với nhiều bức ảnh được ghép lại với nhau bằng cách chia nhỏ thời gian ra và tăng số lượng bức ảnh. Với phương pháp này, bạn sẽ cần áp dụng kỹ thuật chồng ảnh (stacking) để thu được vệt sao.
Có điều cũng với cách chụp ảnh Startrails này, có thể bạn vẫn sẽ tốn không ít thời gian ở bước hậu kỳ. Nhưng dù chọn các chụp nào thì mỗi cách chụp cũng đều sẽ có những điểm mạnh riêng của mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chụp Startrails
Thời gian chụp Startrails
Đối với chụp ảnh Startrails, qua tháng 12 chính là thời điểm săn Startrail đẹp nhất đối với nhiếp ảnh gia. Một mẹo đầu tiên để có thể tìm kiếm được khoảng thời gian chụp một bức ảnh sao chạy tuyệt hảo nhất đó là theo dõi trên các nhóm chụp thiên văn hay trong các hội nhóm chuyên chụp ảnh Startrails, Milkyway để nắm bắt được thời gian phù hợp và học hỏi kinh nghiệm.
Bạn hãy lưu ý, thời điểm thích hợp nhất để chụp thường là vào lúc mặt trời vừa lặn trong khoảng từ 45 phút – 1 tiếng. Đây sẽ là những lúc trời lặn sẽ khiến cho bầu trời có nền ửng màu khá đẹp, giúp cho phông của bức ảnh đẹp và ấn tượng hơn. Nếu không thì sẽ là vào thời điểm tờ mờ sáng (tầm 4-5 giờ sáng).
Bên cạnh đó, từ đêm trở đi, khoảng thời gian chụp sẽ đem về những bức ảnh đẹp từ 1-2h đêm và kéo dài đến 5h nếu bạn đã xác định được ráng trời trên màn hình. Có điều nó sẽ đòi hỏi bạn cần chuẩn bị sẵn vài cục pin dự phòng để có thể thay vì thời gian chụp dài.
Thời tiết khi chụp Startrails
Đối với thời tiết phù hợp để chụp ảnh Startrails, khi nhiệt độ càng cao, thời gian phơi sáng càng lâu thì nó sẽ đồng nghĩa rằng sự nhiễu hạt sẽ càng gia tăng nhanh chóng.
Thời tiết ấm buộc bạn sẽ phải chụp ảnh phơi sáng với quỹ thời gian ít hơn. Ở trường hợp này, bạn có thể cài đặt máy ảnh đến chức năng Bulb và dùng Remote để có thể tự căn chỉnh thời gian cũng như số lần chụp, giảm thiểu tình trạng hình ảnh bị rung, mờ nhoè.
Bên cạnh đó, khi phơi sáng lâu, bạn nên điều chỉnh Remote theo thời gian mà bạn muốn. Chẳng hạn nếu muốn chụp nhiều bức ảnh ghép lại, bạn hoàn toàn có thể chỉnh remote để chụp một số bức cụ thể trong khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như chụp 50 tấm, mỗi tấm 3 phút, thời gian giữa mỗi tấm là 1s để tránh bị đứt đoạn ngắt quãng giữa các hình).
Về cân bằng trắng tự động khi chụp nhiều tấm ảnh: Bạn không nên sử dụng chức năng này nếu không muốn màu sắc giữa các bức ảnh bị thay đổi do máy tự cân bằng khi bầu trời thay đổi.
Chế độ này chỉ áp dụng khi bạn chụp một tấm phơi sáng duy nhất.
Xem xét trước địa điểm khi chụp Startrails
Với những người chụp nghiệp dư mới bắt đầu làm quen với kiểu chụp này, có thể họ sẽ thực sự gặp khó khăn khi lần đầu thử sức. Bởi đôi mắt của người chụp sẽ cần làm quen dần với bóng tối để có thể dễ dàng hơn trong việc kiểm tra trước ánh sáng cho bức ảnh. Bên cạnh đó còn là căn chỉnh bố cục, đường chân trời trong đêm tối.
Các thiết bị cần thiết để chụp ảnh Startrails
Để có thể chụp ảnh Startrails, thiết bị đầu tiên bạn cần có đó chính là một thiết bị chụp hẹn giờ (Intervalometer), bên cạnh đó cũng cần sắm thêm một chân máy vững chắc, đem theo những cục pin dự phòng nếu bạn cần chụp nhiều tấm trong thời gian dài. Ngoài ra, một chiếc lens góc rộng cũng khá thích hợp cho kiểu chụp ảnh startrails này.
Ngoài ra hãy chú ý đi kiểm tra, khảo sát trước khi chụp lúc trời chưa tối hẳn, nhớ đem theo đèn pin, thức ăn, nước uống và chút vật phẩm y tế, thuốc phòng thân nếu cần khi ở ngoài trời lâu.
Bên cạnh đó một mẹo khá hay ho đó là hãy cài sẵn phần mềm Star chart (free) trên điện thoại. Phần mềm này có thể giúp bạn xác định đc ngôi sao Polaris rất dễ dàng và xác định góc chụp rất nhanh.
Nguồn tham khảo: shop.photozone, nexshop, bloganh.com