Điều chỉnh tam giác phơi sáng
ISO
Thông số ISO được đo và thể hiện bằng các chỉ số cụ thể như 80, 100, 200,… Số càng cao thì máy ảnh sẽ thu được càng nhiều ánh sáng. Lượng ánh sáng có được trong ảnh tỷ lệ thuận với chỉ số ISO. Ví dụ như ảnh chụp ở giá trị ISO 200 nhận được lượng ánh sáng nhiều hơn gấp đôi so với ISO 100. Vì vậy trong điều kiện môi trường có ánh sáng yếu, bạn có thể tăng chỉ số ISO để làm cho hình ảnh sáng hơn.
Thế nhưng lưu ý rằng dù việc chọn chỉ số ISO cao giúp ảnh nhận thêm được nhiều ánh sáng nhưng nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, tạo ra độ nhiễu nhiều hơn so với ảnh có chỉ số ISO thấp.
Vậy nên để đảm bảo có ánh sáng phù hợp, bạn nên xem xét lựa chọn giá ISO phù hợp cho máy ảnh để duy trì được chất lượng hình ảnh đủ tốt. Hiện nay, hầu hết các máy ảnh hiện đại có thể xử lý mức độ nhiễu lên đến ISO 1600. Bên cạnh đó những máy ảnh full frame có thể giảm độ nhiễu ngay cả khi ISO từ 6400 trở lên.
Khẩu độ
Khẩu độ máy ảnh sẽ có thông số tương ứng với tốc độ màn trập khi bạn sử dụng và ngược lại. Khẩu độ mở lớn đồng nghĩa với tốc độ cao hơn và khẩu độ nhỏ hơn sẽ tương ứng với tốc độ thấp hơn.
Chẳng hạn như trong trường hợp bạn muốn chụp ảnh chân dung trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn có thể mở khẩu tối đa để thu về được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo được tốc độ chụp ổn định và phần phông nền đẹp. Nếu bạn muốn chụp dạng ảnh phong cảnh, bạn nên mở khẩu nhỏ để giúp đường nét sâu hơn. Có điều lúc này tốc độ màn trập sẽ thấp hơn nên cần phải có thêm sự hỗ trợ của chân máy ảnh.
Tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập được hiểu là khoảng thời gian mà màn trập của camera mở để thu được ánh sáng. Nó được tính bằng đơn vị giây hoặc một phần giây, ví dụ như 1/400 tức là 0,04s. Vì đây là khoảng thời gian mà cảm biến tiếp xúc với ánh sáng nên cũng được gọi là “thời gian phơi sáng”. Với tốc độ màn trập. giá trị càng cao thì thời gian màn trập máy mở càng lâu. Từ đó cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn khi chụp ảnh.
Chẳng hạn như tốc độ màn trập 1/2 sẽ thu về lượng ánh sáng nhiều gấp đôi so với tốc độ 1/4. Vậy nên trong môi trường ánh sáng yếu, bạn nên sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn để có thể “bắt” đối tượng chụp hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, việc dùng tốc độ màn trập chậm có cũng có những hạn chế nếu trong trường hợp có liên quan đến sự chuyển động của đối tượng cần chụp. Theo đó, nếu muốn đóng băng chuyển động của đối tượng thì nên sử dụng tốc độ màn trập cao hơn (1/250, 1/500,…).
Còn nếu muốn chụp đối tượng với vệt mờ phía sau, bạn nên dùng tốc độ màn trập chậm hơn (1/8, 1/4, 1/2,..). Vậy nên tuỳ vào mỗi trường hợp mà bạn sẽ xem xét chọn tốc độ màn trập lý tưởng mà ở đó có thể nắm bắt được đối tượng với ánh sáng tối ưu, đóng băng hoặc làm mờ chuyển động của nó.
Dùng chân máy
Việc giữ máy ảnh ổn đinh bằng tay khi chụp ảnh là điều không dễ, kể cả lúc không gian tối (trừ khi bạn muốn tạo ra nhiều vệt mờ). Vậy nên hãy sử dụng chân máy khi chụp ảnh vào buổi tối/ban đêm hay các không gian thiếu ánh sáng. Mặt khác khi chụp ảnh không gian tối, tốc độ cửa trập sẽ rất chậm và mọi rung lắc đều có thể khiến cho bức ảnh của bạn trở nên kém chất lượng.
Vì vậy bạn có thể sử dụng thêm điều khiển từ xa hoặc hệ thống nhả cáp trong những trường hợp như vậy. Còn nếu máy ảnh của bạn được trang bị tính năng màn trập điện tử phía trước thì tính năng này cũng có thể giúp loại bỏ các tác động khiến máy bị rung lắc.
Cân bằng trắng
Chế độ cân bằng trắng (white balance) khá cần thiết và nên được sử dụng khi chụp trong các trường hợp thiếu ánh sáng. Qua đó có thể đem lại hiệu quả về cân bằng sắc độ ánh sáng trong ảnh của bạn tốt hơn.
Đặt chủ thể gần nguồn sáng hơn
Khi chủ thể chụp của bạn càng gần nguồn sáng, sẽ có càng nhiều ánh sáng hơn xuất hiện trong máy ảnh của bạn để sử dụng. Chẳng hạn như nếu chụp trong không kín trong nhà thì những chiếc cửa chính là nguồn ánh sáng tuyệt vời, vậy nên bạn hãy tận dụng nguồn sáng tự nhiên như vậy, mở cửa để đón ánh sáng lọt vào phòng. Hoặc bạn có thể dùng đến sự hỗ trợ của các nguồn sáng nhân tạo khác.
Ví dụ như trường hợp đối tượng chụp của bạn đang bị quá tối, có thể sử dụng đèn flash để có thêm ánh sáng chiếu đối tượng. Nếu không có đèn flash, bạn có thể tận dụng bất kỳ nguồn sáng mà bạn có sẵn như nến, đèn học, đèn pin, đèn đường… Đôi lúc ánh sáng phát ra từ những thiết bị này, có thể không quá mạnh nhưng nếu biết cách tận dụng, nó có thể đem đến cho bạn những bức hình độc đáo và lạ mắt.
Sử dụng ổn định hình ảnh
Hiện nay, các hãng như Nikon, Canon, Sony, Fuji hay cả các bên sản xuất thứ ba sở hữu công nghệ ổn định hình ảnh mới nhất cũng đã cho phép bù trừ lên đến 4.5 điểm dừng. Tính nawg này khá hữu ích trong việc chụp ảnh thiếu sáng tự cầm tay. Ví dụ như với một ống kính thường, bạn cần 1/250s để có được ảnh sắc nét. Nhưng với hệ thống ổn định hình ảnh, bạn có thể giảm tốc độ cửa trập xuống 1/115s hay chậm hơn mà vẫn đảm bảo có được hình ảnh sắc nét.
Bên cạnh đó, khi cầm máy ảnh chụp, bạn nên học cách cầm máy một cách ổn định. Khi đã vững tư thế chụp lẫn cầm máy, hãy nhấn nút chụp nhẹ nhàng và nhìn xem liệu đã có thể chụp ra được hình ảnh sắc nét hay chưa.
Dùng định dạng RAW
Với chụp ảnh thiếu sáng, bạn nên chụp ở định dạng ảnh RAW. Đơn giản là vì ở định dạng này, bạn có thể chỉnh sửa hoặc khôi phục nhiều chi tiết từ ảnh. Nhất là khi chụp ảnh ở điều kiện ánh sáng yếu thì hình ảnh có thể bị phơi sáng quá mức hoặc thiếu sáng. Vậy nên chụp ở định dạng RAW sẽ giúp bạn xử lý hình ảnh dễ dàng và linh động hơn trong việc làm giảm các điểm sáng và tạo bóng trong phần mềm xử lý hậu kỳ, đồng thời không làm tăng độ nhiễu.
Sử dụng máy ảnh cảm biến lớn
Máy ảnh có cảm biến lớn thường khá có ích trong trường hợp chụp ảnh dưới điều kiện ánh sáng yếu. Bạn sẽ nhận ra rằng chụp bằng máy ảnh cảm biến APS-C hay cảm biến full-frame sẽ giúp cho hình ảnh của bạn ít bị nhiễu hơn so với sử dụng máy ảnh PnS cơ bản. Điều này cho phép bạn sử dụng ISO cao hơn.
Nguồn tham khảo: binhminhdigital, vuanhiepanh, VJ shop