.
.
.

Bí kíp chụp ảnh trong nhà hiệu quả và hút mắt

Chụp ảnh trong nhà (chụp ảnh Indoor) – cái tên đã mô tả về thể loại chụp, nhiếp ảnh gia sẽ thực hiện việc chụp ảnh trong phạm vi không gian khép kín như một ngôi nhà hay một căn phòng. Đó có thể là việc chụp đủ loại phong cách khác nhau như ảnh chân dung, ảnh nội thất, hoặc ảnh sản phẩm, ảnh tĩnh vật hoặc phóng sự ảnh.

anh tn

Muốn chụp những bức ảnh trong nhà thật đẹp và hút mắt, nhất là đối với những ai có hứng thú hay có công việc liên quan đến việc chụp ảnh trong nhà thì dưới đây là một vài mẹo khá hữu ích có thể tham khảo.

Sử dụng chân máy khi chụp ảnh trong nhà

Đối với những không gian có ánh sáng yếu, sử dụng chân máy sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Bạn có thể tự cầm máy chắc để giảm rung, thế nhưng thực tế điều này lại cũng không có hiệu quả mấy. Vậy nên tốt nhất đó là bạn nên sử dụng chân máy để đảm bảo độ ổn định và vững chắc cho máy khi chụp. Bạn có thể dùng dây bấm mềm hoặc bộ điều khiển để hạn chế sự rung lắc mỗi khi tác động vào máy.

anh tn chan may

Cân bằng trắng

Cân bằng trắng có thể hiểu là việc điều chỉnh tỷ lệ màu sắc máy ảnh sao cho phù hợp với màu trắng ở thực tế. Hầu như trong nhiều trường hợp, chế độ chỉnh cân bằng trắng tự động vẫn vận hành khá tốt khi chụp bên trong lẫn ở ngoài. Có điều vẫn có những trường hợp ngoại lệ, tùy thuộc vào nguồn sáng nơi không gian chụp của bạn, bạn phải tự điều chỉnh để tránh tình huống màu trắng không bị ngả sang vàng hay xanh, 

Tăng ISO cao hơn  

Tuy tăng ISO cách phổ biến nhất để tăng độ phơi sáng đối với các vị trí có ánh sáng yếu, nhưng bạn cần lưu ý rằng nó sẽ dễ làm tăng khả năng gây nhiễu cho ảnh. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào mục đích chụp hay cách nhìn nhận mà ảnh nhiễu hạt có thể được chấp nhận.

anh iso 2 1

Một gợi ý đó là bạn hãy thiết lập giá trị dải ISO tự động trong cài đặt máy ảnh nếu chưa yên tâm về khả năng khôi phục độ nhiễu. Việc đảm bảo đặt phạm vi ISO sẽ đảm bảo máy ảnh không tăng ISO vượt quá cài đặt tối đa. 

Mở khẩu độ lớn

Một phương pháp khác để có thể tăng độ phơi sáng mà không gây ra hạt nhiễu trong ảnh đó là mở khẩu lớn. Việc này sẽ giúp ánh sáng tiếp cận cảm biến nhiều hơn và ảnh cũng sáng hơn. Nhưng nên nhớ rằng khẩu độ lớn cũng đồng thời khiến độ sâu trường ảnh bị thu hẹp, dẫn đến việc phần nền bị mờ. Có điều nó cũng sẽ rất thích hợp trong việc chụp ảnh chân dung trong nhà, chụp các chi tiết hay các vật dụng nhỏ.

Sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn

Phương pháp giảm tốc độ màn trập cũng được xem là một cách tăng độ phơi sáng tổng thể. Nên lưu ý rằng bạn cần sử dụng chân máy cho tốc độ cửa trập nào dưới 1/60. Gợi ý là bạn có thể chuyển máy ảnh sang chế độ ưu tiên khẩu độ. Nó cho phép đặt khẩu độ và máy ảnh tự động tối ưu hóa để đạt đươck tốc độ cửa trập nhanh nhất.

anh tdmt

Chụp ảnh ở chế độ Live View

Bạn nên chụp ảnh bằng chế độ Live View hoặc bằng màn hình hoặc qua kính ngắm điện tử. Vì đây là chế độ giúp bạn xem được hình ảnh trước khi thật sự chụp nó. Bạn sẽ thu về những bức ảnh đẹp hơn nếu màn hình có thể xoay nghiêng được.

Chụp ảnh với ống kính góc rộng

Góc rộng khi chụp sẽ làm cho không gian nhìn trông hút mắt hơn hẳn. Bạn có thể sử dụng tiêu cự trong phạm vi 16-24mm trên full frame ( hoặc 10-16mm trên body crop). Độ dài tiêu cự như vậy sẽ giúp bạn không phải chụp quá nhiều ảnh mà vẫn có thể tìm được góc chụp tuyệt vời nhất. 

Nếu không có ống kính góc rộng, bạn cố gắng nép vào 1 vị trí có thể lấy được góc rộng và chụp ở 3 góc khác nhau để kiểm tra góc chụp tốt nhất.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ

Với thể loại chụp ảnh trong nhà, một trong những hạn chế lớn nhất đó là ít hoặc hầu như không có ánh sáng tự nhiên (trong trường hợp bạn cần tận dụng nó). Vậy nên một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để tăng lượng ánh sáng là hướng chủ thể về phía gần cửa sổ.

Khi chủ thể gần cửa số, nó có thể cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên hơn cho ảnh, Nên tránh để cửa sổ phía sau đối tượng của bạn, vì nó sẽ khiến cho đối tượng chụp của bạn trở nên tối hơn.

anh tn as tu nhien

Trong trường hợp ánh sáng từ cửa sổ có phần quá mạnh và gây nên ảnh hưởng xấu đến ánh sáng chụp, bạn hãy sử dụng rèm hoặc màn che để khuếch tán ánh sáng. Nó sẽ cung cấp cho bạn một nguồn ánh sáng dịu mà không tạo ra vùng đổ bóng quá gắt, đôi lúc nó cũng khiến bức ảnh trở nên lung linh và cuốn hút hơn.

Điều chỉnh ánh sáng để đạt được hiệu quả cao

Trong một vài trường hợp, điều kiện thiếu sáng sẽ không lấy hết được các chi tiết cần thiết và làm giảm chất lượng ảnh. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc sử dụng đến đèn flash để chiếu sáng. Có điều khi sử dụng đèn flash, bạn cũng cần lưu ý đến vài yếu tố như loại máy ảnh bạn đang sử dụng. Hay để chụp ảnh với đèn flash đẹp hơn, bạn nên tìm hiểu cách đèn flash hoạt động như thế nào.

Nếu bạn sử dụng đến đèn flash hoặc các dạng ánh sáng hỗ trợ khác, bạn có thể đánh sáng lêm tường hoặc trần nhà để khuếch tán và làm dịu ánh sáng hướng đến trên đối tượng chụp của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm cách lấp đầy những mảng bóng tối thì cũng cần lưu ý đến sự phản xạ ánh sáng. Bạn có thể sử dụng tấm phản xạ hoặc cũng có thể thay thế bằng bất kỳ vật liệu nào màu trắng và mờ đục có sẵn trong nhà. Chẳng hạn như ga trải giường màu trắng hay bảng poster màu trắng.

an tn phan

Chú ý đến background

Nếu muốn làm nổi bật chủ thể chụp, hãy dùng một phông nền đơn giản như bức tường, một dải nền trắng hoặc một tấm rèm cửa. Hoặc nếu rơi vào tình thế phần hậu cảnh vẫn bừa bộn, bạn hãy mở khẩu lớn và nó sẽ giúp phần nền trở nên mờ đi mà không ảnh hưởng đến chủ thể.

anh tn 1

Mặt khác, nếu muốn đem đến một câu chuyện có sự liên kết giữa chủ thể và hậu cảnh, bạn có thể xem xét sử dụng khẩu độ hẹp hơn để lấy được nhiều chi tiết về không gian xung quanh hơn.

Nguồn tham khảo: sadesign, icamera, VJ Shop.

Leave a Comment