Khi chụp ảnh chân dung, không chỉ bố cục hình ảnh, ánh sáng cũng là điều cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, khi chụp trong studio, đa phần là sử dụng ánh sáng nhân tạo. Khi đó, bức ảnh sẽ phải được lưu ý rất nhiều yếu tố. Và catchlight là điều khiến người xem bức ảnh và người chụp được lưu tâm hàng đầu.
Thế nhưng, đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu nhiếp ảnh, đây là vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên, catchlight sẽ dễ dàng kiểm soát nếu nắm rõ những nguyên tắc, tips ở dưới đây.
Catchlight là gì mà quan trọng trong chụp ảnh chân dung?
Về cơ bản, nó là điểm ánh sáng phản chiếu trên mắt của chủ thể, bất kể đó là nguồn sáng tự nhiên hay nhân tạo, chỉ cần có ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ tạo ra catchlight. Điểm sáng này sẽ tạo thêm độ sâu và làm cho mắt to thêm, từ đó bức ảnh chân dung sẽ có hồn hơn rất nhiều.
Có thể to nhỏ và hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn ánh sáng và khoảng cách chiếu đến mắt. Đặc biệt, nó sẽ được quyết định từ nguồn ánh sáng trong quá trình chụp ảnh. Ví dụ tấm hắc sáng tròn to rộng sẽ cho ra catchlight to tròn trên mắt chủ thể. Nhiếp ảnh gia chuyên thể loại chân dung thường hay đặt tấm hắt sáng trước mặt và từ phí dưới thấp của chủ thể. Cách này sẽ cho ra điểm Catchlight ở nửa dưới con mắt của chủ thể.
Trong thể loại chân dung, khi người ta thường dùng nhiều nguồn sáng khác nhau một lúc và sẽ có nhiều Catchlight. Sau đó, nhiếp ảnh gia sẽ xem lại và quyết định giữ cái nào bỏ cái nào bằng phần mềm sửa ảnh như Photoshop.
Vị trí của Catchlight thường được định đoạt từ nguồn ánh sáng chính. Nguồn sáng này thường được cân nhắc đưa lên cao hơn hay ngang, chéo tuỳ thuộc vào hướng ống kính
Cách tạo catchlight cho chụp chân dung
Thường khi người ta muốn sử dụng hiệu ứng catchlight trong chụp ảnh đa phần là cho ảnh chân dung. Cách đơn giản nhất để đạt được điều này là hướng tầm nhìn của chủ thể thẳng tới nguồn sáng chính. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo có được catchlight rõ nhất, sáng nhất có thể và chắc chắn sẽ trở thành điểm nổi bật nhất trong tấm ảnh.
Nếu bạn sử dụng ảnh sáng tự nhiên hoặc đèn studio kết hợp với đèn chụp chân dung (modeling light), bạn sẽ có thể thấy rõ catchlight ở mắt của mẫu ảnh trước khi chụp. Do đó, tất cả những gì bạn cần làm lúc này chỉ là chỉnh hướng tạo dáng của mẫu ảnh cho tới khi đạt được catchlight mong muốn. Nếu như không có đèn chụp chân dung, bạn sẽ cần phải cẩn thận và tỉ mỉ hơn trong quá trình điều chỉnh tạo dáng mẫu ảnh, cũng có thể sẽ cần phải chụp thử một vài tấm ảnh để nghiệm thu kết quả của mình.
Sử dụng tấm phản xạ
Tấm phản xạ hay tấm hắt sáng là thứ cho phép ánh sáng chiếu vào mắt đối tượng của bạn. Vì vậy ngoài ánh sáng, nó còn là thiết bị cần thiết nhất. Điều tiếp theo cần ghi nhớ là loại tấm phản quang bạn sẽ sử dụng.
Nếu bạn muốn đèn phản chiếu lớn, hãy sử dụng tấm phản xạ lớn và ngược lại để có phản xạ nhỏ hơn. Nhỏ hơn thường tốt hơn, đặc biệt là khi xác định vị trí ánh sáng để chụp ảnh chân dung.
Thông thường, tấm phản quang màu bạc hoạt động tốt nhất, nhưng nếu bạn muốn tông màu ấm hơn, tấm phản quang màu vàng cũng hoạt động tốt.
Vị trí chiếu sáng
Để có được một tấm ảnh với catchlight tự nhiên, vị trí lý tưởng nhất để chiếu sáng là từ trên xuống. Khi chiếu sáng từ trên cao, catchlight sẽ xuất hiện phía bên trên con ngươi của mẫu ảnh, khiến người xem liên tưởng tới ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Bên cạnh đó, catchlight phía trên con ngươi cũng sẽ để lộ thêm nhiều chi tiết của đôi mắt trong bức ảnh.
Kích thước
Kích thước của catchlight khi hiển thị trên đôi mắt đôi mắt chủ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sáng. Nếu bạn chụp hình khi ban ngày, nguồn sáng duy nhất lúc này chỉ là mặt trời trên cao,. Từ đó catchlight sẽ xuất hiện với kích thước nhỏ xíu trong đôi mắt chủ thể. Trái lại, nếu như bức ảnh được chụp trong một ngày u ám, nhiều mây thì cả bầu trời lúc này sẽ trở thành nguồn sáng, đồng nghĩa với catchlight cũng sẽ có kích thước lớn hơn. Các nguồn sáng nhân tạo cũng sẽ có cơ chế hoạt động tương tự, nguồn sáng được đặt càng gần chủ thể, catchlight sẽ có kích thước càng lớn.
Kích thước của catchlight trong đôi mắt chủ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn sáng được sử dụng. Thí dụ, nếu bạn chụp hình vào giữa ban ngày với bầu trời quang đãng, nguồn sáng duy nhất lúc này chỉ là mặt trời trên cao, từ đó catchlight sẽ xuất hiện với kích thước nhỏ xíu trong đôi mắt chủ thể. Trái lại, nếu như bức ảnh được chụp trong một ngày u ám, nhiều mây thì cả bầu trời lúc này sẽ trở thành nguồn sáng, đồng nghĩa với catchlight cũng sẽ có kích thước lớn hơn. Các nguồn sáng nhân tạo cũng sẽ có cơ chế hoạt động tương tự, nguồn sáng được đặt càng gần chủ thể, catchlight sẽ có kích thước càng lớn.
Điều chỉnh kích thước catchlight cũng tương đối dễ thực hiện, đặc biệt đối với nguồn sáng nhân tạo. Thông thường, kích thước của catchlight nên được để ở mức vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ.
Cường độ sáng
Cường độ sáng của catchlight cũng là một yếu tố quan trọng khi chụp chân dung. Các nguồn sáng có kích thước nhỏ như mặt trời hay đèn spotlight kích thước nhỏ sẽ cho ra catchlight có cường độ sáng gắt hơn so với các nguồn sáng có kích thước lớn như bầu trời nhiều mây.
Cường độ sáng của catchlight cũng sẽ có những tác động nhất định tới một bức ảnh chân dung. Lấy ví dụ, trong một bức ảnh chân dung cận cảnh với đôi mắt chiếm phần lớn của bức ảnh, cường độ sáng của catchlight lúc này sẽ không quá quan trọng. Tuy nhiên, với một bức ảnh chụp nửa thân hoặc toàn thân, catchlight lúc này sẽ cần phải có cường độ sáng lớn hơn để có thể khiến cho đôi mắt trở nên nổi bật trong bức ảnh. Đương nhiên, bạn luôn có thể điều chỉnh cường độ sáng của catchlight bằng các phần mềm chỉnh sửa như Photoshop cho bức ảnh trở nên chau chuốt và đúng ý hơn.
Chúng ta có thể sử dụng đèn chiếu sáng tròn hơn có thể tạo ra tông màu hấp dẫn hơn hoặc thậm chí quyến rũ hơn, trong khi đèn chiếu sáng hình chữ nhật ở mắt mang lại vẻ ngoài khô khan hơn. Và việc đặt ánh sáng vào giữa mắt thường làm cho đối tượng có hồn và có định hướng.
Nguồn tham khảo: Deisgnvn