1 Định nghĩa Filter
Như chúng ta đã biết trong rất nhiều bài viết mà Hoangphucphoto đã đề cập, bên trong ánh sáng rất phức tạp và chứa nhiều màu sắc. Việc chụp ảnh tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của 1 bức hình, điều đó sẽ khinh khủng và dễ nhận ra hơn nếu bạn chụp bởi 1 ống lens có thấu kính kém chất lượng.
Vì vậy Filter ra đời với công dụng là 1 màng lọc ánh sáng, mỗi loại Filter sẽ có công dụng lọc và hạn chế những màu sắc không cần thiết trong ánh sáng, ngoài ra chúng còn có các công dụng khác như tạo hiệu ứng, bù đắp khuyết điểm của lens, chụp trong môi trường khắc nghiệt, bảo vệ ống lens..vv. Việc biết và hiểu công dụng của từng loại Filter sẽ giúp chúng ta chọn đúng loại kính lọc mà chúng ta cần, và đó sẽ là bước chân vững chắc về tài chính để sân chơi nhiếp ảnh mỗi người được lâu dài hơn. Cùng Hoangphucphoto điểm qua 5 loại Filter thông dụng và hiệu quả mà nó mang lại nhé.
2 Các loại Filter thông dụng trong nhiếp ảnh
1 Filter UV
Như tên gọi Filter UV, tác dụng chính của chiếc kính lọc này là để bảo vệ máy ảnh của bạn khỏi những tia UV- tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. Mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy tuy nhiên cảm biến máy ảnh thì khác, chúng là nơi tiếp nhận ánh sáng nên rất nhạy cảm. Việc tiếp nhận ánh sáng cực tím quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến các điểm pixel thu nhận ánh sáng.
Ngoài ra việc trang bị 1 kính lọc UV cũng có tác dụng bảo vệ ống lens của bạn khỏi những tác động vật lý từ bên ngoài, hạn chế khói bụi bẩn từ môi trường bay vào ống kính. Trong 1 vài trường hợp, Filter UV cũng làm giảm bớt độ tương phản của 1 bức hình, các yếu tố mờ ảo như khói, sương mờ cũng sẽ được lọc bớt.
Trên thị trường thì kính lọc UV rất đa dạng từ xuất xứ, chất liệu cũng như giá cả. Tuy nhiên chức năng chính của chúng đều giống nhau, bạn có thể tham khảo 1 vài dòng filter UV bên dưới như :
- Filter Nhật Marumi
- Filter Nhật Daisee
- Filter Nhật Hoya/Kendo
- Filter Đức B&W
- Filter Tiffen
Tham khảo giá và các loại filter UV phù hợp tại https://shp.ee/4ai3zip
2 Filter Neutral Density ND
Filter Neutral Density hay còn gọi tắt là kính lọc ND là loại kính lọc dùng để giảm bớt cường độ ánh sáng đi vào ống kính. Hãy tưởng tượng 1 nguồn sáng với thang điểm 10 ( nguồn sáng cực mạnh ) rất chói, khi trang bị 1 kính lọc ND sẽ được giảm bớt cường độ ánh sáng, cho hình ảnh cân bằng không bị cháy sáng, không bị cháy sáng.
Việc có thể thay đổi cường độ ánh sáng 1 cách chủ động linh hoạt như vậy giúp cho nhiếp ảnh gia có thể phơi sáng cả ban ngày chỉ với 1 chiếc Filter ND. Bằng cách giảm cường độ ánh sáng lớn sẽ cho phép máy ảnh có thời gian chụp phơi sáng tạo ra những bức ảnh độc đáo hơn rất nhiều.
Ngoài ra kính lọc ND còn có thể tăng hiệu ứng xóa phông trong 1 vài trường hợp nữa. Các bạn có thể tham khảo 1 vài dòng kính lọc ND phía dưới đây nhé :
- Kính lọc Nhật Kendo
- Kính lọc Nhật Marumi
- Kính lọc Nhật Hoya
- Kính lọc Đức B&W
Tham khảo giá bán và các loại filter ND phù hợp tại https://shp.ee/2pbr6up
Dòng Filter ND này sẽ có 2 dạng.
- Loại kính lọc ND cố định : có hiệu số giảm cường độ ánh sáng cố định. VD 1stops, 2 stops..
- Loại kính lọc ND thay đổi : có vòng xoay thay đổi số stops.
Giảm ánh sáng | Giảm f-stop | Hệ số ND | Mật độ quang học |
---|---|---|---|
2x | 1-stop | ND 2 | 0.3 |
4x | 2-stop | ND 4 | 0.6 |
8x | 3-stop | ND 8 | 0.9 |
16x | 4-stop | ND 16 | 1.2 |
32x | 5-stop | ND 32 | 1.5 |
64x | 6-stop | ND 64 | 1.8 |
128x | 7-stop | ND 128 | 2.1 |
256x | 8-stop | ND 256 | 2.4 |
512x | 9-stop | ND 512 | 2.7 |
1024x | 10-stop | ND 1000* | 3.0 |
3 Filter Graduated Neutral Density GND
Đây là dòng kính lọc phân cực có hiệu quả tương tự dòng ND, tức là giảm cường độ sáng. Điểm khác nhau cơ bản nhất đó là kính lọc GND được chia ra làm 2 phần sáng và tối chứ không đồng bộ giảm sáng như ND. Kết quả là những bức hình chụp có nền trời và đất được chia cắt sẽ được cân sáng chuẩn chỉ từ vùng sáng của bầu trời và vùng tối của đất.
Tùy môi trường chụp khác nhau, sẽ có những môi trường mà đường chia cắt giữa trời và đất đơn giản và những môi trường có đường chia phức tạp, nhiêu chi tiết. Sẽ có những loại GND khác nhau với độ chuyển sáng tối khác nhau.
Kính lọc GND có cùng hệ chuyển đổi số stops như kính lọc ND.
1 vài loại GND khác nhau chẳng hạn như :
- Soft GND : có độ chuyển sáng tối mịn và nhẹ nhàng, dùng cho các môi trường có độ chia cắt phức tạp, nhiều chi tiết
- Hard GND : có độ chuyển ngắn và gắt, dành cho môi trường có đường chân trời đơn giản
- Medium GND : là sự kết hợp giữa Hard GND và Soft GND. Vừa có độ chuyển nhẹ nhàng, có khoảng chuyển vừa đủ nên dùng được trong đa phần mọi môi trường.
- Reverse GND : có phần trung tâm kính là khoảng sáng chứ không phải vùng chuyển tiếp giữa sáng tối, dùng để chụp khung cảnh có mặt trời và đường chân trời.
Tham khảo giá và các loại filter GND phù hợp tại https://shp.ee/bv3annp
4 Filter Polarizer CPL
Đây cũng là 1 loại kính lọc phân cực có tác dụng giảm cường độ ánh sáng. Tuy nhiên điển khác biệt của CPL và ND đó là kính lọc CPL còn giảm thiểu được tình tràng chói lóa từ những tia sáng bị phản chiếu. Chúng ta có thể hình dung khi nhìn vào mặt hồ nước vào buổi trưa, những tia sáng từ mặt trời sẽ bị phản chiếu và đi ngược lại ống kính gây chói lóa. Điều đó sẽ được kính lọc CPL khắc phục hiệu quả.
Tham khảo giá và các loại filter CPL phù hợp tại https://shp.ee/gmx6n6p
CPL cũng có hiệu năng làm giảm cường độ sáng tuy nhiên nó chỉ cố định số stops, thường thì khoảng 2 stops . Điều này sẽ khiến việc phơi sáng buổi sáng là không thể, tuy nhiên vẫn cho ra những bức hình không bị cháy sáng hiệu quả. Bầu trời được xanh hơn rất đẹp.
5 Filter Black & White
Như chúng ta đã biết, ánh sáng tập hợp vô vàng màu sắc, và kính lọc Black & White sẽ chặn tất cả những ánh sáng khác và tạo ra hiệu ứng trắng đen . Bạn cũng có thể tạo ra những bức ảnh trắng đen bằng hiệu ứng có sẵn hoặc phần hậu kỳ, chất lượng màu sắc trắng đen là như nhau. Tuy nhiên việc có kính lọc này sẽ giúp bức ảnh trắng đen được tự nhiên nhất, hiện ra ngay khi bạn chụp và bạn có thể xem kết quả ngay lập tức.
3 Tổng kết
Trên đây là 5 loại Filter thông dụng nhất mà mình đã sàng lọc để chia sẻ đến các bạn, tất nhiên sẽ còn nhiều loại kính lọc khác với những giá trị khác nhau, tùy môi trường làm việc. Các bạn có thể tìm hiểu và chia sẻ cho Hoangphucphoto nhé. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn tham khảo : duytom, hoanglinhphoto,thietbicongnghe
Nguồn ảnh : pexel, websosanh, duytom