Định dạnh ảnh RAW
Định dạng ảnh RAW có thể hiểu là những bức ảnh thô chưa qua xử lý. Những bức ảnh này sẽ được “gom” lại vào 1 tệp, là file RAW – nơi chứa tất cả thông tin được cảm biến của máy ảnh ghi lại trong quá trình phơi sáng. Lúc này máy ảnh sẽ không nén hoặc xử lý tệp ảnh này.
Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không có chi tiết nào trong hình ảnh bị loại bỏ. Nhờ vậy các bức ảnh RAW sẽ là một tệp hình ảnh chất lượng cao. Vậy nên ưu điểm của ảnh RAW cũng nằm ở đặc tính “thô” của nó.
Với định dạng ảnh RAW, người chụp có thể tự chỉnh sửa và thay đổi những chi tiết như ánh sáng, độ tương phản, màu sắc, cân bằng trắng, lấy rõ nét mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng ảnh ban đầu.
Phạm vi chỉnh sửa đối với ảnh RAW cũng rộng hơn so những định dạng ảnh khác sau khi qua xử lý. Trên thực tế, tệp RAW có những lợi thế nhất định vì có thể hỗ trợ người chụp trong quá trình hậu kỳ ảnh. Vậy nên đây là định dạng ưa thích của các nhiếp ảnh gia.
Định dạng ảnh JPEG
Theo cách dễ hiểu, định dạng ảnh JPEG là kết quả sau khi đã xử lý những thông tin thô của ảnh RAW. JPEG là định dạng cuối cùng và hoàn thiện của bức ảnh. Nó sẽ trải qua những bước xử lý ngay sau khi bạn nhấn nút chụp.
JPEG cũng là dạng tệp được nén bởi máy ảnh của bạn và không chứa đầy đủ thông tin được cảm biến máy ảnh ghi lại trong quá trình phơi sáng. JPEG là định dạng ảnh sử dùng chức năng nén dữ liệu để lưu trữ và hiển thị hình ảnh kỹ thuật số. Nhờ hiệu quả nén cao nên đây là định dạng ảnh được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài ra, dung lượng ảnh JPEG cũng nhẹ hơn ảnh RAW và những thông tin trên ảnh JPEG là những thông tin đã qua xử lý. Bộ phận thực hiện nhiệm vụ này là chip xử lý hình ảnh bên trong camera. Sau khi quá trình xử lý hoàn thành, ảnh sẽ được chuyển đến bộ nhớ tạm và cuối cùng là lưu vào thẻ nhớ.
So sánh giữa định dạng ảnh RAW và JPEG
Độ phơi sáng
Với định dạng ảnh JPEG, thông tin ở các vùng sáng nhất và tối nhất của hình ảnh có thể sẽ bị mất khi chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc dư sáng. Chi tiết ở những vùng này không thể khôi phục được khi ảnh ở định dạng JPEG.
Nhưng định dạng ảnh RAW, đây không phải là vấn đề trở ngại. Lợi thế lớn nhất khi chụp ở định dạng ảnh RAW đó là camera của bạn có thể ghi lại hoàn bộ dữ liệu thu được từ cảm biến máy ảnh. Đố với định dạng này, tệp hình ảnh được lưu trữ có thể xử lý các chi tiết tốt hơn, mang lại hình ảnh chất lượng cao.
Chất lượng ảnh
Do là sự cắt xén và làm mất bớt đi dữ liệu nên làm chất lượng hình ảnh của định dạng JPEG giảm đi thấy rõ. Đặc biệt là sau nhiều lần chỉnh sửa bằng kĩ thuật số các hình ảnh và lưu dưới dạng JPEG một lần nữa, sự thay đổi sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Chụp ảnh dưới định dạng RAW không làm giảm chất lượng tập tin dù cho có trải qua bao nhiêu lần đọc và lưu, chất lượng hình ảnh vẫn sẽ được giữ nguyên.
Dung lượng
Định dạng ảnh RAW có dung lượng nặng hơn và lưu trữ được ít hơn so với JPEG: nếu như 1 thẻ nhớ có thể lưu được 100 ảnh định dạng ảnh RAW. Cũng với chiếc thẻ nhớ đó, số lượng ảnh trong định dạng ảnh JPEG lưu được có thể lên tới con số khoảng từ 300 – 500 ảnh. Nghĩa là dung lượng của định dạng ảnh RAW nặng hơn JPEG gấp 3 đến 5 lần.
Còn với JPEG, tệp định dạng này có kích thước nhỏ nên ưu điểm là lưu trữ một cách nhanh chóng. Các bộ đệm máy ảnh (camera buffer) được giải phóng rất nhanh. Nhờ đó máy ảnh luôn sẵn sàng để chụp trong chế độ chụp liên tục.
Trong khi đó đối với tệp RAW thì nó lại có kích thước lớn, lưu trữ nặng nên cần có thời gian để được ghi vào bộ nhớ. Các bộ đệm máy ảnh bị chiếm trong suốt quá trình. Vậy nên nếu bạn chụp ở chế độ liên tục thì tỉ lệ khung hình trên mỗi giây sẽ giảm xuống.
Độ tương phản
Định dạng ảnh RAW có độ tương phản và độ bão hòa thấp hơn hình ảnh bạn thấy trên màn hình trên máy ảnh. Nguyên do là bởi các nhà sản xuất máy ảnh đã giả định rằng người chụp sẽ xử lý tệp ảnh RAW trên các phần mềm chỉnh sửa. Trong khi đó, định dạng JPEG được thiết lập sẵn độ bão hòa và độ tương phản cao hơn nên phù hợp với người thích chụp ảnh được chỉnh sẵn trực tiếp mà không cần hậu kỳ.
Độ chói
Định dạng ảnh RAW có thể cung cấp cho các nhiếp ảnh gia khả năng nâng tông màu nhờ độ sâu bit là 12 bit hoặc 16 bit. So với định dạng ảnh JPEG với tối đa 8 bit thì khả năng lưu trữ màu sắc trong hình ảnh của RAW rõ ràng và chính xác hơn.
Xử lý hậu kỳ
Ðịnh dạng ảnh JPEG có khả năng làm mất mát dữ liệu cao hơn nhưng lại là một định dạng chuẩn và có thể được đọc bởi hầu hết các phần mềm hình ảnh. Vì vậy việc hậu xử lí hậu kỳ hầu như là không có hoặc rất ít.
Còn định dạng ảnh RAW là định dạng độc quyền nên phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất máy ảnh. Dù định dạng này hiện vẫn tương thích với phần mềm chỉnh sửa Photoshop nhưng nếu bạn muốn có được những tấm ảnh RAW thì có thể bạn sẽ cần phải sử dụng một phần mềm độc quyền khác.
Kích thước ảnh
Định dạng ảnh RAW là loại định dạng không né. Vì vậy mỗi tệp RAW có thể chiếm đến vài Mb dung lượng bộ nhớ. Nếu như muốn chụp ảnh với định dạng RAW, cần đem theo một phụ kiện như thẻ nhớ.
Còn với định dạng ảnh JPEG, đây là định dạng nén nên kích thước tập tin khi lưu trữ có thể khá nhỏ. Có điều các số đo liên quan đến diện tích của ảnh vẫn được giữ như cũ. Bạn nên dùng định dạng ảnh JPEG khi khả năng lưu trữ của bạn đang ở mức thấp.
Cân bằng trắng
Cân bằng trắng ở định dạng ảnh RAW có thể dễ dàng điều chỉnh. Nó không chỉ cho phép hiệu chỉnh lại phần cân bằng trắng như ý muốn mà còn cho phép tạo ra vô số tùy chọn sáng tạo trong khâu xử lý hậu kỳ. Ngược lại, định djang JPEG có sẵn cân bằng trắng được thiết lập trước nên rất khó điều chỉnh. Vì thế mà khả năng kiểm soát màu sắc trong hình ảnh trên JPEG cũng hạn chế hơn.
Kiểm soát hình ảnh
Ðinh dạng JPEG là những bức ảnh cuối cùng sau khi đã xử lí bên trong máy ảnh. Vậy nên hãy lưu ý chúng chỉ thích hợp khi bạn không quan tâm xử lý hậu kỳ nhiều.
Như đã giải thích khái niệm, định dạng ảnh RAW có nghĩa là ảnh thô chưa qua xử lý. Vậy nên bạn có thể mở nó bằng phần mềm chuyên dụng và bạn có quyền truy cập đến tất cả các điều khiển (controls) và các thông số khác nhau. Bạn có thể mở tập tin RAW và làm bất cứ điều chỉnh nào mà bạn không thể làm ngay lúc đó.
Dải tần nhạy sáng
Định dạng ảnh RAW có dải màu động rất cao và gam màu rộng hơn so với JPEG. Để phục hồi vùng sáng và vùng tối khi hình ảnh hoặc các phần của ảnh bị thiếu sáng hoặc dư sáng thì ảnh RAW có khả năng phục hồi tốt hơn ảnh JPEG.
Việc này giúp ích nhiều trong quá trình hậu kỳ để chỉnh sửa các bức ảnh phơi sáng hoặc thiếu sáng quá nhiều. Đồng thời nó cũng hữu ích nếu bạn chụp trong một môi trường mà bạn không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được ánh sáng.
Nguồn than khảo: mayanhhoangto, VJ Shop, binhminhdigital