Những bức ảnh phong cảnh sẽ thêm phần sinh động nếu màu sắc rực rỡ hay tông màu phù hợp với các mùa khí hậu trong năm. Chụp ảnh phong cảnh lại phù thuộc vào nhiều yếu tố như ống kính, tốc độ màn trập, ánh sáng. Để cải thiện chất lượng hình ảnh phong cảnh chúng ta sẽ có nhiều cách khác nhau từ chọn ống kính, khẩu độ phù hợp hay sử dụng Filter để bức ảnh nghệ thuật hơn.
Kính lọc filter là gì?
Filter hay còn gọi là kính lọc là một hoặc nhiều thấu kính được đặt phía trước cảm biến của máy ảnh dùng lọc ánh sáng đi vào cảm biến để có được những hiệu ứng khác nhau.
Kính lọc thường được lắp đặt phía trước ống kính của chúng ta nhằm bảo vệ ống kính hoặc tăng chất lượng ảnh. Một số lớp tráng (coating) sẽ được thêm vào bên trên các tấm kính đó tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Các lớp tráng này còn có công dụng chống trầy cho kính lọc.
Trên viền kim loại của filter sẽ có ghi một số thông tin về nhà sản xuất, kích thước, loại kính lọc để người sử dụng biết và lựa chọn cho thích hợp với mục đích sử dụng của mình.
Các loại filter dùng để chụp phong cảnh
Circular Polarizing Filter
Nếu nhắc đến chụp ảnh phong cảnh thì người theo đuổi đam mê nhiếp ảnh đều sẽ đề xuất loại kính lọc Polarizing (CPL -Circular Polarizing Filter). Đây là loại kính lọc có cấu trúc đặc biệt tạo hiệu ứng màu sắc không thể hoặc rất khó thực hiện giả lập chính xác trong phần mềm xử lý hậu kỳ.
Điểm đặc biệt của nó là có thể ngăn chặn các tia phản xạ từ bề mặt phẳng phi kim loại như gương kính, mặt nước vì gắn kính lọc này, gần như máy ảnh có thể lấy nét xuyên qua mặt gương, mặt nước mà không bị phản chiếu…
Filter Polarizing có tác dụng ngăn những tia sáng từ các hướng không mong muốn đi vào máy ảnh với mục đích khử bóng và giảm flare. Nó được cấu tạo từ 1 hay 2 lớp thấu kính và có thể xoay được nhằm điều chỉnh mức độ hiệu ứng. Với filter này khi bạn chụp mây trời hay thực vật sẽ giúp ảnh đẹp hơn rất nhiều do khử được bóng nắng đổ lên chủ thể giúp màu sắc tươi tắn hơn.
Trong quá trình sử dụng Filter Polarizing, sau khi lắp vào phần ống kính bạnd ùng tay vừa xoay và quan sát trong kính ngắm. Đến khi độ tương phản tốt nhất hoặc phù hợp với con mắt thẩm mỹ của bạn thì dựng lại. Ảnh chụp qua CPL thường tối hơn 1.7 đến 2 Stop. Cho nên cần điều chỉnh tăng ISO hoặc giảm tốc độ, để ảnh có độ sáng chuẩn. Đôi khi CPL Filter làm máy ảnh khó lấy nét, do giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến.
Filter ND (Neutral Density)
Là loại filter có tác dụng làm giảm lượng ánh sáng đi vào máy ảnh cho khả năng chụp ở tốc độ thấp hơn mà vẫn không bị cháy sáng để có được những hiệu ứng chuyển động của chủ thể. Có thể có dạng vuông, dạng tròn với mức giảm sáng cố định và dạng tròn có thể xoay để điều chỉnh mức độ giảm sáng
Filter GND (Graduated Neutral Density): Filter GND là một biến thể của kính lọc ND. Nếu như kính lọc này giảm cường độ sáng từ mọi nơi vào ống kính thì Filter GND có 2 phần một phần trong suốt và phần còn lại sẽ giảm ánh sáng đi vào máy. Kính lọc này sẽ giúp bạn cân bằng lại ánh sáng giữa vùng tối và vùng sáng trong tấm ảnh phong cảnh.
– Filter GND thường có mức độ giảm sáng của phần tối từ 2-4EV và được chia thành 4 loại:
+ GND soft: Với vùng chuyển mềm kéo từ giữa filter và đen dần về cạnh trên dùng chụp cảnh núi đồi hoặc thành phố nhiều tòa cao ốc với đường chân trời không thẳng.
+ GND hard: Với vùng chuyển cứng nằm ở giữa filter và phía trên đen đều dùng để chụp phong cảnh biển hoặc hồ khi đường chân trời thẳng
+ GND medium: Là một GND lai giữa Soft và hard với vùng chuyển mềm ở giữa filter và đen đều.
+ GND reverse: Với phần đen nhất nằm ở giữa filter và sáng dần về cạnh trên. Nó được sử dụng để chụp khoảnh khắc bình minh hoặc hoàng hôn khi mà mặt trời nằm ở ngay đường chân trời nên phía trên của bầu trời sẽ hơi tối
Filter Natural Night
Là một loại filter đặc biệt nó có tác dụng ngăn chặn ánh sáng từ bước sóng quang phổ của lưu huỳnh và natri có nhiều trong đèn đường và các tác nhân ô nhiễm sáng ban đêm giúp cho bức ảnh chụp đêm của bạn có màu sắc tự nhiên hơn chứ không bị ám vàng. Nó cũng giúp ích khi chụp ảnh dải ngân hà ở một số nơi ô nhiễm sáng vừa phải.
Filter Protector và filter UV
Filter Protector và filter UV đều là các loại bộ lọc mắt kính được sử dụng để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời và các tác động từ môi trường xung quanh.Filter Protector và filter UV đều là các loại bộ lọc mắt kính được sử dụng để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời và các tác động từ môi trường xung quanh.
Filter protector thường được làm bằng kính trong suốt thường chỉ phủ Nano chống bụi nước và sẽ cho lượng ánh sáng tối đa đi qua filter mà không bị ảnh hưởng. Filter UV về cơ bản là giống với filter Protector tuy nhiên có thêm lớp phủ UV để ngăn chặn tia UV đi vào làm hư máy ảnh. Ở thời điểm hiện tại thì không cần thiết vì Sensor máy ảnh KTS không sợ tia UV như máy ảnh phim).
Một số lưu ý khi chọn mua kính lọc
Thông thường, có hai cách để gắn kính lọc vào ống kính: dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ đơn giản là gắn vào phía trước. Loại gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống, tuy nhiên việc giữ nó trước ống kính sẽ vất vả hơn, đôi khi bạn phải một tay cầm máy chụp, một tay giữ kính lọc nữa. Trong khi đó, kính lọc dạng gắn theo rãnh xoắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời cũng tạo nên một lớp bảo vệ cho ống kính.
Khi chọn mua kính lọc cho máy ảnh hãy đảm bảo chọn kính lọc phù hợp với kích thước đường kính của ống kính của bạn. Thông thường kích thước sẽ được ghi trên bề mặt của ống kính hoặc bạn có thể xem trong thông số kỹ thuật. Để biết kích thước ống, bạn hãy nhìn mặt trước hoặc bên hông của ống kính. Đơn vị đo của đường kính là milimét (mm) và thường trải dài từ 46mm đến 82mm.
Một số vòng đổi kích thước (adapter ring) cũng xuất hiện trên thị trường nếu bạn cần gắn một kính lọc lớn hơn hay nhỏ hơn đường kính của ống. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng vòng đổi từ kích thước lớn sang nhỏ vì ảnh có thể bị viền đen do kính lọc đã chắn đường đi của ánh sáng.
Nguồn tham khảo: CameraBox, Kieutruong