.
.
.

HÉ LỘ TOP 10 BỐ CỤC GIÚP NÂNG TRÌNH CHỤP ẢNH (phần 2)

BỐ CỤC – KIẾN THỨC NỀN TẢNG (phần 2)

Trong bài viết này mình sẽ đi tiếp seri bố cục từ bài trước. Với những bạn chưa xem phần 1, mình hy vọng các bạn sẽ bỏ chút thời gian để đọc lại bài viết ấy để hiểu hơn về bố cục. Đồng thời để dễ tiếp cận hơn với những bố cục đặc sắc mà mình chuẩn bị giới thiệu sau đây. Mình sẽ để link phần 1 bên dưới nhé.

PHẦN 1-BỐ CỤC

Trong phần 1 mình và các bạn đã đi qua 4 loại bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Cùng nhìn lại điểm chính của 4 loại bố cục ấy nhé.

  • Quy tắc 1/3 – chủ thể tại điểm vàng.
  • Bố cục trung tâm – chủ thể nằm ở chính giữa.
  • Bố cục đối xứng – chủ thể được chia đều ở 2 mảng
  • Bố cục khung trong khung – chủ thể bên trong khung hình được tạo ra từ xung quanh

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại bố cục tiếp theo nhé.

5. ĐƯỜNG THẲNG HƯỚNG DẪN

Một trong những bố cục mình yêu thích đó là bố cục đường thẳng. chúng ta cần nhìn rộng hơn vấn đề đường thẳng không chỉ là 1 đường dẫn song song trên mặt phẳng, nó có thể là đường chéo, đường cong, đường gấp khúc, tóm lại là mọi đường kẻ có trên khung hình được tạo ra từ những vật thể xung quanh.

pexels 李进 2903939
Đường thẳng từ 2 thành của cây cầu hướng mắt nhìn tới ngôi nhà

Những đường kẻ đó có thể là hành lang, những viên gạch nối dài, con đường, đường chân trời…và điều gì nằm cuối những đường kẻ đó đều tạo nên sức hút cho người xem.

pexels sevenstorm juhaszimrus 1603346
đường thẳng từ cạnh của những tòa nhà

Đường dẫn hướng giúp dẫn dắt người xem, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm quan trọng. Bất cứ điều gì từ những con đường, đường chân trời, hành lang..đều có thể được sử dụng làm đường dẫn hướng.

pexels tim mossholder 1708838
đường chân trời và cây cầu kết nối với nhau tại ngọn tháp


Nhân tiện nói đến đường chân trời nằm ngang, chúng ta nói sơ qua các đường thẳng đứng, hoặc đường chéo. Nếu đường ngang thường tạo ra bố cục ổn định vững chắc, thì đường thẳng đứng gây cảm giác đông hơn đường ngang, đường thẳng đứng tự thân hàm chứa một ý nghĩ về chuyển động đi lên, nhưng đường chéo mới là đường động nhất trong tất cả các đường, tạo ấn tượng chuyển động và phương hướng rõ nhất. Các bạn có thể dùng đường chéo để tạo vẻ linh hoạt cho một cảnh tĩnh với việc nghiêng máy ảnh thôi. 

pexels ludvig hedenborg 5026754
đường chéo tạo ra sự linh động, căng thẳng
pexels karolina grabowska 6952425
những cây bút chỉ xếp theo đường chéo tạo cảm giác chuyển động


Khi gióng hàng cho đường nằm ngang và đường thẳng đứng, người ta thường hay so sánh chúng với 4 cạnh của bức ảnh và nếu các đường nằm ngang hay đứng không thẳng góc thì sự lệnh nghiêng lộ liễu này rất khó chịu. Sự nghiêng lệch này, với anh em mới chụp, có thể là một sự bất cẩn khi canh khung bấm máy, còn khi lão luyện thì có thể dùng chính sự nghiêng lệch đó như một thủ pháp để tạo hiệu quả đồ hoạ hay cảm xúc cho ảnh của mình. Từ việc tập chụp tránh nghiêng lệch chân trời đến dùng chính nó làm thủ pháp lão luyện là một khoảng cách xa, anh em cứ áp dụng theo cách mình muốn thể hiện nhé.

pexels wilson vitorino 3775088
đôi khi phá hủy đường thẳng để phá cách bản thân

Nhân tiện đây mình nói thêm về đường chân trời, 1 đường thẳng tự nhiên có sức hút nhất đối với mình. Tại sao đường chân trời lại quan trọng trong chụp ảnh?
Bởi vì chúng ta là con người và thường là thích những đường thẳng phải được sắp xếp ngay ngắn hơn là những góc cạnh méo lệch. Hãy nghĩ thử xem. Khi treo một bức ảnh trong phòng khách nhà mình, tại sao bạn lại muốn đặt cho nó nằm thẳng hàng với trần nhà, sàn nhà hay các đồ dùng nội thất ? Tại sao chiếc TV hay màn hình máy tính của bạn luôn nằm trên một mặt phẳng hoặc được treo ngay ngắn lên tường ? Sao chúng ta lại có rất nhiều những vật dụng được xếp thẳng góc ? Đó là do chúng ta thích những gì ngay ngắn và khi nhìn thấy các vật dụng bị méo lệch, tiềm thức của chúng ta lập tức nhận ra sự mất cân đối. Chúng ta đòi hỏi sự cân đối khi nhìn những gì chúng ta sắp đặt.​

Nhiếp ảnh là trò chơi sắp đặt mọi thứ xung quanh, vì thế chúng ta luôn muốn mọi thứ xung quanh thật ngay ngắn, gọn gàng phải không nào 😀

6. QUY TẮC SỐ LẺ

Có 1 bố cục nghe có lẽ vô lý nhưng khi tìm hiểu chúng ta sẽ thấy nó thuyết phục như thế nào. Đơn giản vì kỹ năng nhiếp ảnh hay bất kì kỹ năng nào đó đều được sinh ra bởi những quan sát thực tế trong cuộc sống.

pexels meruyert gonullu 6243722
Ở tấm ảnh này 3 khung vòm và 1 cái ghế nhìn có vẽ hấp dẫn hơn là 2 khung vòm

Quy tắc số lẻ nói rằng một hình ảnh sẽ trông hấp dẫn hơn nếu có số lượng lẻ các đối tượng. Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.

pexels koolshooters 7324365 1
chúng ta dễ dàng nhận ra cô gái ở giữa có sức hút nhất

Tất nhiên 1 lần nữa mình phải nhắc lại, không có bố cục nào là cứng nhắc cả, bạn hoàn toàn có thể chụp số chẵn. Thật vô lý khi nhóm của bạn có 4 người và chỉ 3 người có trong 1 bức ảnh nhóm :))

pexels sam lion 5709659
” số chẵn ” nhưng họ liên kết với nhau vẫn tạo ra 1 câu chuyện cho người xem

7. BỐ CỤC FIBONACCI

Trước tiên mình xin nói trước đây là 1 bố cục với định nghĩa phức tạp nhất trong các loại bố cục. Việc để cố hiểu theo định nghĩa của nó chỉ khiến chúng ta đau đầu mà thôi :))

Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hiểu quả mà bố cục Fibonacci mang lại. Từ trước đến nay, xoắn ốc Fibonacci vốn đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới, từ toán học khô khan cho đến hội họa đầy mơ mộng. Người ta vẫn thường đồn thổi rằng một tác phẩm nếu áp dụng tỉ lệ vàng này sẽ có sự hài hòa giữa yếu tố chính phụ, tạo ra sự cân đối cho người xem.

mona_lis_golden_ratio.jpg
bức tranh nàng Mona Lisa nổi tiếng theo bố cục Fibonacci

Quy luật tỷ lệ vàng được tìm ra bởi  Leonardo Fibonacci khoảng năm 1200 AD.Ông nhận thấy rằng có một tỷ lệ tuyệt đối thường xuyên xuất hiện trong tự nhiên, một loại thiết kế mà là phổ biến trong các sinh vật và lòng mắt của con người. Thành phần này được gọi là Fibonacci Spiral. Các bố cục sử dụng Tỉ lệ vàng thường giúp mắt người tập trung tốt hơn, và những tỉ lệ này xuất hiện phổ biến trong thiên nhiên và cả với số đo cơ thể người.

Bạn đã biết đến tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh chưa?
đường cong Fibonacci và những con số tỉ lệ vàng

Fibonacci Spiral đã được tạo ra từ một loạt các hình vuông bằng số Fibonacci, với chiều dài của mỗi vuông là một số Fibonacci. Dãy số Fibonacci:  1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34 với số sau là tổng hai số trước đó

Bạn đã biết đến tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh chưa?
tỉ lệ 1/3 nổi tiếng cũng áp dụng đường cong nổi tiếng này

Hiểu đơn giản nhất đường cong Fibonacci được tao ra từ những hình chữ nhật với tỷ lệ tuyệt vời giữa chiều ngang và dọc.

Bạn đã biết đến tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh chưa?
đường cong Fibonacci chỉ rõ ràng khi được vẽ lên 1 bức ảnh,vậy nên đừng để nó chi phối

Tuy nhiên, nhiếp ảnh cũng như bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào khác thử nghiệm và sáng tạo là những yếu tố then chốt. Đừng bao giờ để một nguyên tắc thiết kế chi phối  cách bạn chụp ảnh như thế nào. Chỉ đơn giản là bạn hãy áp dụng các nguyên tắc một cách linh động và xem như đó là một nguồn tham khảo để tạo ra những bức ảnh sống động, đủ truyền tải nội dung và thu hút người xem.

Trong bài viết tiếp theo, mình sẽ điểm qua những bố cục còn lại trong TOP 10 BỐ CỤC GIÚP NÂNG TRÌNH CHỤP ẢNH. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hy vọng những kiến thức trên thật sự hữu ích cho các bạn. Hẹn các bạn trong bài viết tiếp theo nhé.

Bài viết được tham khảo từ Nhiếp ảnh gia Nat Eliason, binhminhdigital, tinhte, phongvu và kinh nghiệm cá nhân của mình.

Nguồn ảnh : Pexel, binhminhdigital, tinhte

Leave a Comment