.
.
.

HÉ LỘ TOP 10 BỐ CỤC GIÚP NÂNG TRÌNH CHỤP ẢNH (PHẦN 3)

BỐ CỤC – KIẾN THỨC NỀN TẢNG (PHẦN 3)

Vậy là chúng ta đã đi tới giai đoạn cuối cùng của phần bố cục. Con đường chụp ảnh đẹp hơn ‘Người yêu cũ’ đã hiện ra rõ ràng hơn 😄. Mình tin rằng bất kì ai khi đã tìm đến phần 3 của seri bố cục này, đều có 1 quyết tâm muốn nâng cấp khả năng chụp ảnh, nâng cấp giá trị giá trị bản thân.

Bất kì nỗ lực học hỏi nào dù ít hay nhiều đều sẽ tác động đến bạn trong tương lai, bạn sẽ nhận ra mình tiến bộ đến đâu sau khi đọc xong bài viết này. Còn với những bạn mới tìm đến phần 3. Mình xin gửi link 2 phần trước để các bạn có thể nắm bắt được những nội dung cơ bản của bố cục từ bài đọc trước. Xin cảm ơn.!

PHẦN 1-BỐ CỤC

Trong phần 1 và 2 mình và các bạn đã đi qua 7 loại bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh. Cùng nhìn lại điểm chính của 7 loại bố cục ấy nhé.

  • Quy tắc 1/3 – chủ thể tại điểm vàng.
  • Bố cục trung tâm – chủ thể nằm ở chính giữa.
  • Bố cục đối xứng – chủ thể được chia đều ở 2 mảng
  • Bố cục khung trong khung – chủ thể bên trong khung hình được tạo ra từ xung quanh
  • Bố cục đường hướng dẫn – chủ thể được dẫn dắt bởi những đường thẳng, đường chéo
  • Bố cục quy tắc số lẻ – chủ thể được xắp xếp để thành 1 số lẻ
  • Bố cục Fibonacci – đường cong theo tỉ lệ vàng.
Bạn đã biết đến tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh chưa?
Ảnh ví dụ về bố cục FIBONACCI

Chúng ta sẽ cùng nhau đi qua 3 bố cục cuối trong TOP 10 BỐ CỤC GIÚP NÂNG TRÌNH CHỤP ẢNH

7. LẤP ĐẦY KHUNG HÌNH

Đây là kiểu bố cục lấp đầy khung hình bằng chủ đề mà bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.

pexels jonaorle 7645829
Ảnh chụp khuôn mặt 1 cô gái lấp đầy khung hình

Trong bức ảnh chụp cô gái trên đây, tác giả đã dùng bố cục lấp đầy khung hình để đường nét khuôn mặt cô gái được thể hiện rõ nét nhất, tác giả để lại 1 phần ngoại cảnh để người xem có thể xem được liên kết giữa cô gái và mặt nước. Với bố cục này tác giả thể hiện được màu sắc make-up , đường cong của đôi môi và những đường nét cảm xúc trên khuôn mặt. Nếu bạn không tự tin về phần da khi chụp theo bố cục này, đừng lo đã có Hoangphucphoto và những gói học photoshop cơ bản nhé 😀

pexels mat brown 1034063
Close up mặt đồng hồ

Một chiếc đồng hồ được chụp Close up, điều này giúp phóng to những chi tiết nổi bật của nó, thể hiện những điều mà người chụp hướng người xem nhìn vào, từ đó kể những thông điệp riêng. Kiểu bố cục lấp đầy khung hình này được dùng nhiều trong chụp close up, dịch vụ sản phẩm.

pexels soulful pizza 4743391
Đôi mắt chú mèo đang mong chờ 1 điều gì đấy

Kiểu bố cục này còn thể hiện được cảm xúc khi chụp những chủ thể sống, bằng việc lấy đôi mắt làm chủ thể chính, kết hợp bố cục lấp đầy khung hình. Bạn sẽ dẫn người xem về 1 thế giới nội tâm đầy cảm xúc.

9. ĐỂ LẠI KHÔNG GIAN TRỐNG

pexels angela roma 7319176
ví dụ về bố cục không gian trống

Cuộc sống đã khiến chúng ta ” Lươn Lẹo ” khi mà phía trên mình nói rằng bố cục lấp đầy khung hình rất đẹp. Giải thích thế nào cho loại bố cục ngược lại đây. Bố cục để lại không gian trống.

Tuy nhiên như đã nói từ trước, bố cục không nên cứng nhắc và khuôn khổ. Chúng ta cùng đi ngược lại với bố cục này xem nó hay ở điểm nào nhé.

pexels bess hamiti 36487 1
Chủ thể vẫn được tập trung dù áp dụng bố cục để không gian trống

Để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn có thể tạo thêm sự hấp dẫn. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản. Giống như lấp đầy khung ảnh, nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm.

pexels sergio souza 3553915
Ngôi nhà giữa cánh đồng

Bức ảnh trên đã cũng cố hiệu quả của bố cục bỏ lại không gian trống, khi mà khoảnh trời và cánh đồng đều đơn giản với chi tiết không phức tạp, đã tạo ra 1 phông nền đơn giản để chủ thể của chúng ta xuất hiện nổi bật.

10. Đơn giản và tối giản (minimalism)

Đơn giản và tối giản là 2 tính chất được nhắc đến trong phần ở trên. Sự đơn giản tự bản thân nó cũng có thể là một công cụ bố cục mạnh mẽ. Người phương Tây hay nói rằng “ít hơn tức là nhiều hơn” (less is more).

pexels kaboompics com 6307
Câu châm ngôn của phương tây khá đúng trong cuộc sống hiện tại

Bố cục đơn giản thường được thể hiện khi chụp ảnh trên phông nền giản dị để không gây phân tán chú ý khỏi chủ thể. Bạn cũng có thể tạo ra bố cục đơn giản bằng cách zoom vào một phần đối tượng và tập trung vào một chi tiết nào đó.

composition-57dfc768b8b82__880
Chủ thể là giọt nước với phông nền màu xanh đơn giản

Trong bức ảnh này, tác giả đã zoom vào một vài giọt nước nhỏ trên chiếc lá trong vườn. Một vật thể đơn giản nhưng cũng rất đẹp, bởi chính sự đơn giản của nó. Ống kính macro sẽ rất hữu dụng cho thể loại nhiếp ảnh này.

pexels waldemar nowak 910625
1 cái ghế đặt giữa 1 không gian rất rộng

Minimalism đã được thể hiện rõ ràng trên bức ảnh này, kết hợp bố cục để lại không gian. Chiếc ghế màu đỏ tương phản nổi bật giữa khoảnh không gian nền trời màu xanh. Yếu tố đơn giản luôn có hiểu quả tại 1 góc nhìn nào đó từ nghệ thuật đến cả đời sống.

Và như vậy chúng ta đã đi qua 3 phần của TOP 10 BỐ CỤC GIÚP NÂNG TRÌNH CHỤP ẢNH. Rất hy vọng seri bài viết này có hiệu quả đến tất cả mọi người. Mình sẽ tiếp tục seri về kiến thức nền tảng nhiếp ảnh ở phần tiếp theo. Xin cảm ơn .!

Bài viết được tham khảo bởi phongvu, Barry O Carroll , Nat Eliason

Nguồn ảnh : Pixel

Leave a Comment