.
.
.

Hiểu về tam giác cân bằng ánh sáng trong nhiếp ảnh

Bước chân vững chắc trong nhiếp ảnh

Có thể các bạn đã biết, nhiếp ảnh là sân chơi của ánh sáng. Việc kiểm soát ánh sáng sẽ giúp bạn làm chủ được sân chơi nhiếp ảnh này. Hoangphucphoto đã có 1 bài viết giúp bạn làm chủ ánh sáng tại Đây

Để kiểm soát được ánh sáng, đó là vấn đề nan giải và thời gian, bởi ánh sáng là yếu tố bạn không thể chủ động được. Tuy nhiên thật tuyệt vời khi máy ảnh cũng có những thiết lập cơ bản giúp bạn làm chủ phần nào ánh sáng 1 cách chủ động. Đó là khái niệm tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh. Khái niệm này là liên kết vận hành của 3 yếu tố trên máy ảnh giúp bạn làm chủ ánh sáng đi vào máy ảnh.

tam giac phoi sang trong nhiep anh

Tam giác phơi sáng chính là nền tảng cơ bản trong nhiếp ảnh mà bất kỳ ai cũng cần phải biết, đó là bước chân vững chắc giúp bạn tiến sâu trong sân chơi nhiếp ảnh này. Hoangphucphoto rất vui khi được chia sẻ kiến thức này đến mọi người, cùng theo dõi bài viết nhé.

3 yếu tố cơ bản của tam giác ánh sáng

Tam giác cân bằng ánh sáng vận hành bằng sự liên kết của 3 yếu tố : tốc độ, khẩu độ và Iso. Chúng quyết định số lượng ánh sáng đi vào cảm biến, đồng thời quyết định chất lượng cơ bản của 1 bức hình. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu về 3 yếu tố cơ bản này.

1 Khẩu độ

Khẩu độ là tên của yếu tố nằm ở ống kính giúp ánh sáng đi vào máy ảnh, có thể nói khẩu độ chính là cánh cửa, mở càng rộng thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại. Chúng ta có đơn vị F để đo độ lớn của khẩu độ ví dụ f1.8, f2.8, f3,4 ..vv.

Hướng dẫn nhiếp ảnh cơ bản cho người mới cần hiểu hơn về khẩu độ

Dựa vào ảnh trên chúng ta có thể thấy số F càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, cánh cửa mở càng lớn thì ánh sáng đi vào máy ảnh càng nhiều. Số F càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ, ánh sáng đi vào càng ít. Số F của khẩu độ cũng ảnh hưởng đến độ nông sâu của vùng ảnh, gọi đó là DOF. Số F càng nhỏ thì DOF càng mỏng, ảnh sẽ có phần chi tiết càng ít, phần còn lại bị làm mờ gọi là hiệu ứng xóa phông. Ngược lại khi cần lấy nét toàn bộ khung cảnh thì F càng lớn, DOF càng dày.

Khẩu độ máy ảnh, ống kính là gì? Có ý nghĩa thế nào khi chụp ảnh?

Khẩu độ phụ thuộc vào ống kính, vì vậy các bạn cần cân nhắc chủ đề mình muốn chụp là gì để chọn lens cho phù hợp. Nếu bạn chụp chân dung cần sự xóa phông, chụp đêm thì nên chọn lens có khẩu độ lớn. Nếu bạn không cần các yếu tố trên có thể bỏ qua sự lựa chọn khẩu độ lớn này.

2 Tốc độ màn chập

Tốc độ màn chập là thời gian từ lúc nhấn nút chụp đến khi chụp xong 1 tấm hình. Khi nhấn nút chụp, màn chập sẽ mở ra để đón nhận ánh sáng từ ống kính đi vào. Đây là cánh cửa thứ 2 dẫn ánh sáng vào cảm biến trái tim của 1 chiếc máy ảnh.

Tốc độ màn chập càng nhanh tức thời gian đóng mở màng chập càng nhanh thì ánh sáng vào càng ít, ngược lại thời gian đóng mở màn chập càng lâu thì ánh sáng càng vào được nhiều hơn. Tốc độ màn chập tối đa của 1 chiếc máy ảnh phụ thuộc vào từng dòng máy, ví dụ tốc độ màn chập tối đa của Canon 6D là 1/8000s và tối thiểu là 30s.

Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

Dù tốc độ màn chập càng lâu thì ánh sáng đi vào càng nhiều, tuy nhiên trong vài trường hợp khi mà ánh sáng tự nhiên là đầy đủ, việc kéo dài tốc độ màn chập sẽ khiến cảm biến thu hình ảnh lâu hơn dẫn đến mờ nhòe. Tùy vào mục đích mà chúng ta quyết định tốc độ của màn chập.

Ví dụ muốn đóng băng 1 khung hình hoặc chụp 1 chủ thể đang duy chuyển tốc độ cao chúng ta cần 1 tốc độ màn chập thật nhanh, để cảm biến thu hình ảnh đó 1 cách nhanh nhất. Ngược lại nếu bạn muốn phơi sáng hoặc chụp đêm, miky way thì tốc độ màn chập càng lâu càng có hiệu quả.

tam giac anh sang va 3 yeu to quan trong nhat khi moi chup anh

3 ISO

Thông thường cơ chế hoạt động của máy ảnh sẽ là ánh sáng đi từ ống kính thông qua độ mở của khẩu độ để đi vào máy ảnh, tiếp theo màn chập sẽ mở để ánh sáng đi qua vào tiếp xúc với cảm biến của máy ảnh, từ đó tạo ra hình ảnh bằng các phản ứng của pixel.

Cảm biến sẽ đo lượng lượng ánh sáng đi vào xem có đủ tài nguyên để tạo ra 1 bức hình đủ sáng theo thông số tự động của máy ảnh hay chưa. Nếu chưa yếu tố ISO sẽ tự động điều chỉnh tăng giảm để cảm biến có đủ ánh sáng cơ bản tạo ra 1 bức hình. ISO chính là độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh.

Các chỉ số ISO

Mức ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao tức bức hình của bạn càng sáng, tuy nhiên hạn chế đó là khi đạt 1 mức iso nhất định ảnh sẽ bị nhiễu hạt rất nặng. Ngược lại nếu ISO càng thấp thì ảnh sẽ càng tối. Vì vậy cần xem xét việc tăng giảm iso 1 cách hài hòa, hãy phối hợp với 2 yếu tố khẩu độ và màn chập để điều chỉnh lượng ánh sáng phù hợp.

tam giac anh sang va 3 yeu to quan trong nhat khi moi chup anh

Cách vận hành của tam giác cân bằng ánh sáng

Theo như lý thuyết về 3 yếu tố mà mình vừa chia sẻ ở trên, chúng ta có thể thấy chúng liên quan mật thiết với nhau như thế nào. Việc cân bằng hài hòa cả 3 yếu tố này bằng cách tăng giảm từng thứ sẽ giúp chúng ta làm chủ được lượng ánh sáng cần thiết cũng như nhu cầu mục đích chụp ảnh của chúng ta.

tam giac anh sang va 3 yeu to quan trong nhat khi moi chup anh

Nếu nguồn sáng yếu chúng ta có thể tăng khẩu độ để thu ánh sáng nhiều hơn, nếu vẫn không đủ chúng ta có thể để tốc độ màn chập lâu hơn, và nếu vẫn chưa đủ ánh sáng cho bức ảnh chúng ta sẽ tăng độ nhạy sáng của ISO lên.

Ngược lại nếu nguồn sáng xung quanh quá mạnh mẽ, chúng ta cần hạ ISO xuống thấp nhất có thể, nếu ảnh vẫn dư sáng chúng ta giảm tốc độ màn chập xuống con số phù hợp nhất, và cuối cùng đó là giảm khẩu độ từ ống kính để hạn chế ánh sáng đi vào.

Toàn bộ kiến thức trên sẽ được cô đọng bằng bức hình dưới đây:

Ba yếu tố ảnh hướng đến ánh sáng trong ảnh

Tổng kết

Kiến thức về tam giác cân bằng sáng là kiến thức cơ bản và quan trọng nhất mà bất kỳ ai khi bước chân vào nhiếp ảnh cũng cần phải biết. Nếu bạn không làm chủ được tam giác cân bằng sáng này thì con đường nhiếp ảnh của bạn sẽ vô cùng khó khăn. Hy vọng với những kiến thức trên các bạn sẽ có những bước chân vững chắc trên con đường nhiếp ảnh. Hoangphucphoto xin cảm ơn.

Nguồn tham khảo : vjshop, genk.

Nguồn ảnh : genk, vjshop, dienmayxanh, wowphoto

Leave a Comment