Cảm biến full frame
Cảm biến full frame là 1 thiết bị hoạt động tương tự như cuộn phim trên các loại máy cơ và được chế tạo với đúng kích thước 37mm x 24mm. Vậy nên có thể hiểu full frame là cách gọi các máy ảnh có kích thước cảm biến tương đương phim 35mm. Giải thích theo cách dễ hiểu, máy ảnh có kích cỡ toàn khung thì là full frame.
Hiện có 2 loại cảm biến thông dụng thường được biết đến, trong đó có full frame và cái còn lại là APS-C. Kích thước cảm biến APS-C phổ biến trong hầu hết các máy ảnh DSLR và máy ảnh không gương lật có kích thước 22 x 15mm.
Nó đồng nghĩa rằng cảm biến full frame có diện tích bề mặt lớn hơn 2.5 lần so với của bộ cảm biến APS-C. Về mặt kích thước vẫn sẽ có những ưu thế nhất định và ngược lại, cũng sẽ có những nhược điểm khác khi chuyển đổi sang máy DSLR full-frame.
Máy ảnh full frame là gì?
Máy ảnh full frame được hiểu là máy ảnh DSLR dùng cảm biến ảnh có cùng cỡ như cỡ khung hình film chuẩn 35mm (36x24mm) và trái với những máy ảnh sử dụng cảm biến nhỏ hơn. Nhất là với kích cỡ tương đương với cỡ film APS-C (nhỏ hơn nhiều so với khung hình đầy đủ 35mm)
Phần lớn máy ảnh số hiện nay, cả compact và DSLR, sử dụng khung hình nhỏ hơn 35mm vì việc sản xuất cảm biến ảnh nhỏ hơn thì dễ hơn, rẻ hơn. Có thể kể đến một số loại máy ảnh full frame phổ biến trên thị trường như máy ảnh Canon EOS 5D Mark II, Nikon D800.
Máy ảnh full-frame chủ yếu hướng đến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, những người có yêu cầu cao về mức độ hiệu năng, tính năng và cấu trúc. Giá của loại máy ảnh thường cao hơn các loại máy ảnh crop-frame.
Đặc điểm của máy ảnh full frame
Hiệu ứng làm mờ nền
Các nhiếp ảnh gia chân dung đặc biệt yêu thích máy ảnh full frame vì sở hữu cảm biến lớn, giúp cho độ sâu trường ảnh được thể hiện rõ. Điều này giúp cho phông nền và chủ thể được tách biệt ra, tạo hiệu ứng nghệ thuật hút mắt nhờ sự đối lập rõ ràng hơn. Qua đó chủ thể càng trở nên nổi bật.
Bởi độ sâu trường ảnh (DOF) phụ thuộc vào ba yếu tố: khoảng cách chủ thể, khẩu độ và độ dài tiêu cự của ống kính. Tất cả đều được một chiếc máy ảnh full frame đáp ứng cực tốt. Vì có khẩu độ rộng trên máy ảnh full-frame sẽ giúp làm mờ nền tốt hơn so với máy ảnh APS-C.
Ống kính máy ảnh
Ống kính full frame là loại ống kính có thể sử dụng trên máy ảnh có cảm biến crop trong khi nếu ngược lại thì không thể vì nó sẽ xảy ra hiện tượng 4 góc tối. Nó đem đến lợi thế thực sự khi chụp phong cảnh hoặc bên trong nhà có không gian hẹp.
Một ống kính góc rộng trên máy ảnh full-frame có thể ở chế độ xem thông thường. Nhưng trên máy ảnh crop sẽ phải nhân tiêu cự lên. Lưu ý rằng những lens full frame sẽ không gặp vấn đề nếu gắn trên máy ảnh cảm biến APS-C. Có điều ngược lại, sẽ không thể sử dụng lens APS-C trên máy ảnh full-frame.
Khi sử dụng máy ảnh full frame, chỉ có thể dùng các ống kính thiết kế riêng để phòng trường hợp bị các hiện tượng quang sai như vignett. Hoặc đơn giản chỉ là không thích hợp về lắp ống kính.
Trọng lượng và kích thước
Thân máy ảnh full-frame có thể nặng hơn 40-60% so với thân máy APS-C và nó cũng có kích thước to hơn vì có kính ngắm quang học lớn hơn. Vậy nên nhìn chung, kích thước và trọng lượng ống kính lẫn máy ảnh của cảm biến full frame luôn đồ sộ hơn máy ảnh số thông thường.
Chất lượng hình ảnh
Máy ảnh full frame được biết đến là dòng thiết bị dành riêng cho những ai chụp ảnh chuyên nghiệp. Vậy nên ưu điểm lớn nhất của nó chính là ở chất lượng hình ảnh vượt trội so với những loại máy thông thường khác.
So với máy ảnh APS-C, cảm biến trên máy ảnh full frame lớn hơn nên cũng cho phép kích thước các pixel riêng lẻ lớn hơn nhiều so với cảm biến APS-C, dù cho cả 2 có cùng độ phân giải.
Điều này giúp các cảm biến full-frame tạo ra hình ảnh với chất lượng cao hơn nhờ độ nhạy sáng ISO tốt. Lý do là bởi các pixel riêng lẻ lớn hơn có thể thu được nhiều ánh sáng hơn. Qua đó giảm thiểu hiện tượng nhiễu hạt và màu sắc sẽ chân thật hơn, dải tương phản động cao hơn.
Hệ số crop
Dù máy ảnh APS-C và máy ảnh full-frame đều có thể dùng nhiều loại ống kính giống nhau nhưng hiệu ứng hình ảnh của mỗi máy thể hiện lại khác nhau.
Bởi vì các cảm biến APS-C (hệ số crop 1.5) thường nhỏ hơn so với máy ảnh full-frame. Vậy nên nó không thể lấy tổng thể hình ảnh và phần hình ảnh thu được sẽ nhỏ hơn.
So với các loại máy thường thì máy ảnh full frame cho phép người dùng chụp nhiều cảnh ở phạm vi rộng hơn mà tiêu cự ống kính không bị thay đổi.
Giá thành
Trên thị trường, có nhiều loại máy ảnh full frame và giá thành của nó phụ thuộc nhiều vào giá thành của cảm biến và ống kính.
Nhìn chung, chi phí sản xuất cảm biến full frame cao hơn nhiều loại máy khác. Bên cạnh đó, cảm biến full frame cũng sử dụng ống kính riêng biệt. Vì vậy giá ống kính khá cao do cần loại thấu kính chất lượng cao và lớn hơn các loại ống kính thông thường.
Ưu điểm máy ảnh full frame
Chất lượng ảnh chụp từ máy ảnh full frame luôn được đánh giá cao. Bởi vì cảm biến full frame sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn đi kèm với khả năng xử lý nhiễu tốt hơn, màu sắc trông cũng chân thật hơn.
Máy ảnh full frame có tiêu cự ống kính không bị thay đổi. Cùng một ống kính nhưng khi lắp trên máy ảnh full-frame khi chụp sẽ đạt được đúng dải tiêu cự mà nhà sản xuất đưa ra trong khi với các máy ảnh cảm biến APS-C lại không làm được.
Với những ưu điểm trên thì những chiếc máy ảnh có trang bị cảm biến full frame thường có giá thành đắt hơn. Vậy nên tùy vào nhu cầu và khả năng tài của mỗi người, bạn có thể chọn cho mình chiếc máy ảnh phù hợp nhất.
Đối tượng phù hợp sử dụng máy ảnh full frame
Máy ảnh full frame có giá khá cao nên bạn cần phải cân nhắc kỹ trước khi chọn mua dòng máy ảnh, nên thật sự hiểu nhu cầu sử dụng của bản thân để quyết định có nên mua dòng máy này hay không.
Cảm biến Full Frame thường chỉ được trang bị trên các máy chụp hình số cao cấp thuộc dòng chuyên nghiệp. Một số mẫu máy nổi tiếng hiện nay ở dòng full frame này như: Canon EOS 5D Mark II, 5D Mark III, Nikon D800,…có mức giá từ vài nghìn đô trở lên ở
Ngoài ra, những dòng máy ảnh full frame sẽ phù hợp cho những ai đang theo định hướng chụp ảnh chuyên nghiệp, nhu cầu sử dụng cao. Đồng thời nó hợp với những ai yêu thích chụp ảnh nghệ chân dung nghệ thuật.
Nguồn tham khảo: phongvu.vn, dienmayxanh.com, trangreviews.com