Motion Blur là gì?
Motion blur được hiểu là “chuyển động mờ” hoặc “chuyển động nhòe”. Đây là một kỹ thuật được dùng khá nhiều trong phim ảnh và nhiếp ảnh. Tính năng bao gồm ghi lại hình ảnh của những chuyển động nhanh, liên tiếp của các đối tượng.
Cụ thể hơn, đối tượng (chủ thể) sẽ được ghi lại từng cụ thể chuyển động trong một khung hình duy nhất với một khoảng thời gian độc nhất. Đừng nhầm lẫn chụp chuyển động mờ với rung máy.
Vì rung máy là hiện tượng hình ảnh bị nhòe không chủ ý do người chụp di chuyển trong quá trình tác nghiệp. Vốn hiệu ứng tạo các chuyển động mờ của Motion Blur được trải thành các vệt dài nhằm khắc họa cảm nhận về tốc độ đối với đối tượng chính.
Có thể tưởng tượng Motion Blur là hiệu ứng giống như vệt xảy ra khi chụp ảnh tĩnh hoặc quay clip do đối tượng di chuyển nhanh qua khung hình hoặc độ phơi sáng của máy ảnh đặc biệt lâu (tức là chụp ảnh tua nhanh thời gian).
Motion blur trong nhiếp ảnh
Motion Blur xuất hiện trong nhiếp ảnh khi đối tượng mục tiêu cần chụp chuyển động nhanh qua khung hình, kết hợp với độ phơi sáng máy ảnh cao và sản sinh ra sự tua nhanh thời gian trong máy ảnh.
Nhờ Motion Blur, những bức ảnh đã thực sự có hồn hơn. Motion Blur cho cảm giác sự vật, hiện tượng trong một bức ảnh như đang chuyển động trước mắt người xem.
Nhiếp ảnh gia có thể tùy chỉnh được độ mờ chuyển động của bức ảnh thông qua việc chọn tốc độ màn trập dài hơn. Máy ảnh có chế độ “Thủ công” và “Ưu tiên màn trập”. Hay dễ dàng hơn là giữ máy ảnh thật vững khi đang có ý định chụp một chuyển động.
Những kỹ thuật chụp Motion Blur
Giảm tốc độ màn trập
Tốc độ màn trập là một trong những yếu tố thiết yếu để bắt được hiệu ứng Motion Blur. Màn trập giữ vị trí quan trọng cho phép lượng ánh sáng tiến vào cảm biến và thường đứng trước cảm biến. Khả năng hoạt động của màn trập dựa vào thông số thay đổi trên máy ảnh của bạn.
Khi chụp ảnh, chuyển động mờ là hiệu ứng dựa phần lớn vào tốc độ màn trập. Lúc này, thời gian cửa trập càng chậm, phơi sáng càng lâu, đối tượng di chuyển càng xa dẫn đến hiệu ứng mờ thành dải càng dài hơn.
Ngược lại, tốc độ cửa trập càng nhanh và thời gian phơi sáng của màn trập càng ngắn thì vật thể chuyển động sẽ bắt nét rõ ràng hơn và khó mà mờ. Bạn có thể ghi nhớ một vài thông số dưới đây về tốc độ màn trập đối với từng đối tượng chụp thể để đạt được hiệu ứng Motion Blur chất lượng:
– Chuyển động của người đang đi bộ: Tốc độ màn trập cần đạt 1/60 hoặc thấp hơn
– Chuyển động của xe đang chạy: Tốc độ màn trập cần đạt 1/125 phụ thuộc vào tốc độ của xe
– Chuyển động của dải ánh sáng: Tốc độ màn trập cần đạt 10s hoặc lâu hơn
– Chuyển động của thác nước: Tốc độ màn trập cần đạt 1/6 hoặc thấp xuống đến 30s
Khi giảm tốc độ cửa trập, nhiều ánh sáng sẽ đến cảm biến của máy ảnh hơn. Điều này có thể dẫn đến ảnh bị dư sáng (quá nhiều ánh sáng đã lọt vào cảm biến). Hình ảnh của bạn trông sẽ bị trôi và mất chi tiết. Để tránh vấn đề này, bạn sẽ cần điều chỉnh khẩu độ, ISO hoặc sử dụng các bộ lọc.
Giảm cài đặt đối với ISO
Điểm cần lưu ý tiếp theo trong quá trình bù sáng cho ảnh chụp Motion Blur đó là điều chỉnh lại cài đặt ISO. Thông số ISO đại diện cho độ nhạy của cảm biến đối với ánh sáng. Nó có thể trải dài từ ISO 50 đến 204800 trong một vài mẫu máy ảnh cao cấp. Con số này càng cao tức là độ nhạy sáng của cảm biến càng cao.
Để chụp motion blur, bạn nên để ISO ở mức khá thấp, vì tốc độ cửa trập của bạn sẽ thấp. Nếu ISO của bạn đang ở mức quá cao, bạn có thể sẽ phải nhận những bức ảnh thừa sáng. Nếu bạn chụp vào ban ngày dưới ánh sáng mặt trời, ISO 100 sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Sử dụng khẩu độ nhỏ
Một khẩu độ nhỏ sẽ giúp bạn kiểm soát và cân bằng lượng ánh sáng vào máy ảnh. Nếu bạn càng sử dụng khẩu độ rộng thì càng nhiều ánh sáng tiến tới cảm biến, dẫn đến ảnh dư sáng thậm chí là cháy sáng.
Thông số của khẩu độ thường được thể hiện bằng thước đo f-stop. Số f-stop cao (f22) thể hiện độ mở rất hẹp, trong khi số f-stop thấp (f2.8) cho biết độ mở rất rộng. Nó có vẻ phản trực quan, nhưng bạn sẽ quen với nó.
Nếu hình ảnh của bạn bị thừa sáng do sử dụng tốc độ cửa trập thấp hơn để làm mờ chuyển động. Vì thế để đạt được độ phơi sáng tốt hơn khi đã giảm tốc độ màn trập thì bạn cần tăng số stops của khẩu độ lên.
Dùng kỹ thuật chụp lia máy (Panning)
Kỹ thuật chụp lia máy (Panning) là cách chụp khi bạn di chuyển máy ảnh trên cùng một mặt phẳng và theo chiều chuyển động của đối tượng.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật chụp này, chủ thể của bạn sẽ được lấy nét và hậu cảnh sẽ bị mờ. Đây là một kỹ thuật thật sự hữu ích nếu bạn muốn tạo cảm giác rằng đối tượng của bạn đang di chuyển nhanh chóng.
Giữ máy ảnh ổn định
Việc ổn định máy ảnh của bạn là điều bắt buộc trừ những lúc bạn đang phải vào thế bắt buộc như đang lia máy. Nếu không làm được điều này sẽ dẫn đến rung máy không mong muốn.
Bạn nên sử dụng chân máy ảnh cho tốc độ cửa trập dưới 1/60. Nguyên tắc chung là cần dùng chân máy đó là khi tốc độ cửa trập thấp hơn nghịch đảo của tiêu cự.
Điều này có nghĩa là nếu độ dài tiêu cự của bạn là 100mm, tốc độ cửa trập của bạn đối với ảnh chụp cầm tay không được nhỏ hơn 1/100. Và nếu độ dài tiêu cự của bạn là 50mm thì tốc độ cửa trập tối thiểu cho thiết bị cầm tay không được nhỏ hơn 1/50.
Giữ chặt máy ảnh của bạn trên tripod hoặc đặt máy ảnh trên một bề mặt vững chãi. Sử dụng cài đặt hẹn giờ hoặc kích hoạt chụp từ xa để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ rung lắc.
Dùng bộ lọc ND
Bộ lọc là một trong các phụ kiện hữu dụng để giảm ánh sáng, phản xạ cùng lúc đó bảo vệ ống kính khỏi các nguyên nhân bên ngoài. Đặc biệt, khi phơi sáng dài vào ban ngày, bộ lọc ND càng trở nên thiết yếu hơn để khóa lượng ánh sáng vào máy ảnh, cho phép bạn bắt đầu phơi sáng lâu hơn mà không lo lắng mất nét ảnh.
Sử dụng chế độ Ưu tiên tốc độ
Nếu bạn không cảm thấy chụp ở chế độ Manual Mode không phù hợp, hãy chuyển sang sử dụng chế độ Ưu tiên tốc độ. Theo đó, lợi thế của việc sử dụng chế độ Ưu tiên tốc độ chính là để kiểm soát được tốc độ màn trập của khung hình từ đó có thể tạo ra các chuyển động mờ theo ý muốn.
Máy ảnh của bạn sẽ lựa chọn các thông số còn lại, cho phép bạn được độ bù sáng hoàn hảo và có thêm nhiều thời gian hơn để tập trung lấy nét cho ảnh chụp.