.
.
.

60s tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ảnh chụp out nét

Out nét ở máy ảnh là một lỗi hay xảy ra khi đối tượng chính trong ảnh bị mờ do nằm ngoài vùng nét. Việc không lấy nét được hình ảnh khi chụp sẽ làm bức ảnh bị mờ một số đối tượng hoặc vùng cần chụp, nếu nghiêm trọng hơn có thể làm toàn bộ bức ảnh của bạn trông xấu đi và phá hủy toàn bộ. 

Out nét thường xuyên xảy ra với những người mới bắt đầu học chụp ảnh vì đa phần người mới sử dụng không hiểu được cách vận hành của máy ảnh.

Nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề chụp out nét

Tốc độ màn trập của bạn quá chậm

 Màn trập hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Nó là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.

Đặc biệt đối với những chiếc máy ảnh DSLR thì bạn sẽ khó thấy màn trập hơn do cảm biến của máy ảnh nằm phía trên gương lật.

lamchutocdomantrap

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Nó mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra, là lượng thời gian chính xác (hay còn gọi là thời gian phơi sáng) mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh.

Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến ảnh chụp của bạn bị nhòe là do tốc độ màn trập quá chậm. Bí quyết để hình ảnh chụp không bị out nét là bạn phải thiết lập tốc độ màn trập cho thiết bị thấp nhất phải bằng 1 chia cho độ dài tiêu cự ống kính để bù đắp cho việc rung máy khi cầm tay.

u3s5xpKLkp1EWM1iqmG56xDAfdXd 8bh HnoAV1u2F 1R0kGZk6wTUlPllPvYOwzRvVttoLSv5WeeUzdKH1GT1RH0 EwcKckIeDBm MUgAYe11 b W7Qdo5ZJqXq8F6iv0Iff7m9sbDANSX ZBNZyJpCQ9RyxxmRYqcJ7vWXbDBrhVX FT GwlP4s8R10g

Máy ảnh bị rung khi chụp

Trong một số trường hợp, việc bạn làm rung máy cũng khiến hình ảnh bị rung, nhòe hay gây ra out nét. Ngoài ra, tốc độ gương lật của các máy ảnh cũng là điều khiến bạn phải lưu tâm, nếu nó lật với tốc độ chậm thì chắc chắn ảnh bị out nét.

Đây là lý do rất phổ biển ảnh không nét, nếu bạn không thể sử dụng tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng các chuyển động của máy ảnh hoặc máy ảnh bị rung, và không thể hoặc không muốn đẩy độ nhạy Iso, thì bạn cần đặt máy ảnh vào một số hình thức hỗ trợ.

Một chân máy ảnh có thể cực kỳ hữu ích khi bạn đang sử dụng một ống kính telephoto dài và nặng, và sẽ giảm được trọng lượng xuống khỏi cánh tay và giảm rung chuyển khi chụp và sẽ trở nên rõ ràng ngay khi bạn nhìn qua kính ngắm.

Khi không có chân máy, máy ảnh sẽ nhẹ và dễ di chuyển cho phép tự do di chuyển ống kính xung quanh và theo dõi một vật di chuyển. Tuy nhiên, khi bạn cần độ ổn định tối đa, chân máy là sự lựa chọn cần thiết. Hoặc bạn phải tạo thế tay một góc 90 độ với máy để ổn định máy để không gây ra hiện tượng out nét. 

Out nét do chạm vào máy

Chỉ cần đụng vào một máy ảnh gắn trên một chân máy có thể đủ để làm nó lung lay một chút và điều này có thể làm cho hình ảnh bị out nét. Nhưng hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể chụp ảnh từ xa.

Các thiết bị điều khiển từ xa có hai dạng, có dây và không dây. Theo quy tắc chung, Remote không dây tốn kém hơn nhưng hiệu quả hơn các kết nối có dây.

Chan may anh la thiet bi khong the thieu trong nganh nhiep anh

Một remote có dây phải được kết nối với máy ảnh và bất kỳ chuyển động của cáp, có thể  kết quả của nó sẽ bị thổi vào gió hoặc khi bạn di chuyển, có thể sẽ ảnh hưởng đến máy ảnh và làm hình ảnh không nét, vì vậy hãy cẩn thận cách bạn xử lý nó.

Một nhược điểm với các remote không dây từ xa là chúng thường làm việc thông qua ánh sáng hồng ngoại và điều này có thể làm cho chúng bị ảnh hưởng khi sử dụng trong ánh sáng mặt trời quá gắt. Và nó cũng thường cần kích hoạt để nằm trong bán kính tối đa của máy ảnh.

Vật thể đang chuyển động

Đối với một đối tượng đang chuyển động với tốc độ khá cao thì cho dù bạn đang sử dụng chân máy thì hình ảnh sau khi chụp chắc chắn vẫn bị mờ. Trong trường hợp này, muốn chụp rõ nét, bạn vần phải cài đặt tốc độ chụp ảnh đủ nhanh để ghi lại chuyển động.

Với chủ thể người đang di chuyển thì tốc độ màn trập được đề xuất là 1/60s hoặc 1/125s là ổn. Tuy nhiên, đối với những vật thể đang chuyển động nhanh hơn như xe chạy, hoặc chụp ảnh các môn thể thao như bóng đá, bơi lội thì tốc độ rơi vào khoảng từ 1/500s trở lên mới có thể bắt được nhịp chuyển động.

nguyen nhan hinh mo va out net 1

Khi bạn thiết lập tốc độ chụp nhanh đồng nghĩa với việc tăng ISO hoặc tăng khẩu độ của ống kính để cho nhiều ánh sáng vào máy hơn. Tuy việc tăng ISO cao là việc nên tránh khi chụp ảnh tĩnh như phong cảnh, chân dung nhưng đối với chụp ảnh thể thao thì nếu muốn có một bức hình đẹp và sắc nét thì đây là điều vô cùng cần thiết. Có thể việc tăng ISO lên cao sẽ khiến ảnh bị nhiễu nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với bức hình bị mờ.

AF tập trung vào sai chủ thể

Sự ra đời của hệ thống lấy nét tự động (AF) được xem là một bước tiến vượt bậc trong ngành nhiếp ảnh và trở thành một tính năng không thể thiếu đối với bất kỳ máy ảnh nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó không thực sự hoàn hảo và khiến bức ảnh của bạn bị out nét. Khi không đủ ánh sáng, không đủ độ tương phản, tính năng AF sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vùng lấy nét hoặc không xác định được điểm nét trong vùng chụp. Tương tự, đối với chụp ảnh phong cảnh, macro, chụp HDR, chụp ảnh chuyển động nhanh, việc sử dụng AF có thể sẽ lấy nét sai chủ thể, làm cho hình chụp bị out nét và không rõ chủ thể. Chính vì vậy, đối với những trường hợp trên, bạn nên chuyển về chế độ chỉnh nét bằng tay để có được tấm hình chụp chất lượng nhất.

BCVsMpMpqWPJOZeW6rYkx 8rqVJNYSoZBtJWpDMPWOOmfKwiD3EAIzuVNBSfdGukLDI5u7vrClXb14308c8l6k5E178X29Bs6bZ3OGs4bjvdPdVv3ga7IYyZu5uL8gdF1Vl3JfayL3YSbxK

Leave a Comment