.
.
.

60s khám phá sự thú vị của nhiếp ảnh ẩm thực

Nhiếp ảnh ẩm thực là gì?

Nhiếp ảnh ẩm thực (còn được gọi là chụp ảnh F&B) là thể loại chuyên chụp ảnh về các món ăn cũng như các loại thực phẩm khác. Đây được xem là một mảng quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh F&B (Food and Beverage) khi nó đem đến những sản phẩm đầy hút mắt về sản phẩm và góp phần lôi kéo thêm khách hàng về. 

Trong thời đại mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác phát triển vượt bậc như hiện nay,, những bức ảnh F&B đầy ấn tượng có thể giúp thu hút nhiều người xem. Với các doanh nghiệp hay các chủ kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, thực phẩm, nó sẽ giúp nhận được nhiều thu về được nhiều đối tượng khách hàng và góp phần đưa tên tuổi thương hiệu trở nên phổ biến hơn.

chup anh at

Bên cạnh đó, hình thức nhiếp ảnh này còn xuất hiện trong những ấn phẩm tạp chí, sách nấu ăn hay các trang web điện tử. Vì chụp ảnh món ăn, nhất là trong chụp chuyên nghiệp hay dùng với mục đích thương mại/nghệ thuật đương nhiên không chỉ đơn giản là một cú bấm máy chụp lại là xong. Đó còn là nghệ thuật “phù phép” những thực phẩm, món ăn trong thực tế trở nên hấp dẫn và đầy sắc màu hơn trên ảnh.

Nhiếp ảnh ẩm thực đối với lĩnh vực F&B cần sự sống động, hấp dẫn, đem đến mức độ chân thực và thể hiện ra được sự sáng tạo cao. Quan trọng hơn, đó là phải làm nổi bật chủ thể – là các món ăn/ thực phẩm, khiến người xem chú ý, yêu thích và trở thành khách hàng tiềm năng. 

anh at 1

Để có thể chụp được những bức ảnh món ăn đẹp và chuyên nghiệp, người chụp cần phải am hiểu về kỹ thuật chụp ảnh, kỹ năng sắp xếp, bài trí món ăn, bố cục khung hình, kỹ năng sử dụng ánh sáng, góc chụp cùng với các phụ kiện…v.v. Thêm vào đó là các thiết bị hỗ trợ như chân máy ảnh, đèn flash, bối cảnh chụp…

Các thể loại nhiếp ảnh ẩm thực phổ biến

Product Photography & Packaging

Trong nhiếp ảnh ẩm thực, Product Photography & Packaging là một trong những dạng nhiếp ảnh được dùng phổ biến. Đây là phương pháp chụp ảnh thực phẩm hoặc đóng gói sản phẩm nhằm giới thiệu món ăn và thu hút người tiêu dùng. Các bức ảnh sản phẩm về Food hoặc Food Packaging thường được chụp trên nền trắng với độ tương phản và độ sắc nét cao. Qua đó làm nổi bật những chi tiết về sản phẩm và thương hiệu của sản phẩm đó.

Bên cạnh đó hình ảnh sản phẩm cũng sẽ được tách nền trong suốt để có thể sử dụng với mục đích thiết kế cho nhãn hàng. Ví dụ như làm banner, poster, cover sách ảnh, website,..v.v. Mặt khác, có thể linh động có thêm các đạo cụ và phông nền màu sắc khác, miễn là phù hợp với yêu cầu phía khách hàng (đơn vị book gói chụp).

anh at pro and pac

Cũng nên hiểu rõ thêm rằng, nhiếp ảnh ẩm thực một thể loại nhiếp ảnh kỹ thuật và cần bố trí ánh sáng chuyên nghiệp, để ý kỹ đến chi tiết, styling và cả retouch. Để chụp được bức ảnh về ẩm thực thật đẹp và chuyên nghiệp, người chụp cần phải có các kỹ thuật chụp ảnh tốt, ánh sáng và thiết bị phù hợp. Một số yếu tố cần lưu ý khi chụp ảnh sản phẩm hiệu quả bao gồm: độ sáng, độ tương phản, góc chụp, cách bố trí sản phẩm, và phông nền.

Product in Mood (Editorial Food Photography)

Thể loại chụp này sẽ thường có xu hướng thiên về việc thể hiện “mood” ra sao và chứa đựng những câu chuyện có liên quan đến sản phẩm cũng như thương hiệu của sản phẩm. Để hiểu rõ hơn, đó là thay vì chỉ chụp ảnh đơn thuần,  chụp ảnh Product in Mood sẽ hướng tới việc khơi gợi cảm xúc và trải nghiệm qua hình ảnh cho người nhìn. Qua đó làm tăng sự ấn tượng, cảm xúc đến với những tệp khách hàng tiềm năng.

anh at mood 1

Với thể loại chụp này, nó thường được thực hiện trong không gian nội thất hoặc ngoại cảnh, tuỳ theo chủ ý của người chụp, nhưng thường sẽ là bối cảnh có liên quan đến sản phẩm. Bất cứ chi tiết hay các nguyên liệu nào cũng có thể được dùng để có thể tạo ra không gian độc đáo, hợp với concept chụp và nhất là phải hợp với sản phẩm. 

​​Quảng cáo (Advertising)

Trong lĩnh vực F&B, nhiếp ảnh ẩm thực thường được sử dụng nhiều nhất đó là dùng cho mục đích quảng cáo sản phẩm/ mặt hàng hay món ăn kinh doanh. Việc chụp ảnh quảng cáo có vai trò rất quan trọng trong khâu marketing, giúp quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận diện và cả giá trị thương hiệu của sản phẩm.

Bởi chúng có thể được sử dụng trong trong mọi chiến dịch truyền thông marketing cho thương hiệu, từ hình ảnh trên banner, website hay chạy ads..v.v. Mỗi bức ảnh không chỉ để giới thiệu đến người xem về sản phẩm đồ ăn mà đó còn như là “gương mặt đại diện” cho thương hiệu của sản phẩm đó. Vì với tâm lý khách hàng hiện nay, chưa biết ngon dở ra sao nhưng chỉ cần nhìn đẹp mắt, đó đã là một điểm cộng lớn thu hút họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm/thưởng thức món ăn.  

anh at ad

Chụp ảnh quảng cáo đối với lĩnh vực ẩm thực đòi hỏi phải có sự kết hợp đủ tốt giữa kỹ thuật nhiếp ảnh và chế biến món ăn. Bên cạnh đó là kiến thức chuyên môn, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng. Nếu có thể tạo ra những bức ảnh với ánh sáng, góc chụp và bố trí tốt, thêm vào đó là concept đánh trúng thị hiếu khách hàng, nhiếp ảnh quảng cáo có thể tạo ra những tác phẩm bắt mắt, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Ngoài ra, dạng nhiếp ảnh này còn giúp cho các đơn vị doanh nghiệp lẫn các chủ kinh doanh nhỏ lẻ về ẩm thực có thể truyền tải thông điệp về hương vị, chất lượng và trải nghiệm thực tế của thực phẩm/món ăn tới khách hàng theo cách chân thực nhất.

anh at ad 1

Recipe

Nhiếp ảnh Recipe được hiểu là quá trình chụp khâu thực hành công thức ẩm thực, bao gồm cả  các thành phần và các bước thực hiện. ​​​​​​Đây là kiểu chụp ảnh ẩm thực mà dễ gặp nhất hiện nay khi bạn thường thấy nó trên trên một số nơi tạp chí, sách dạy nấu ăn, mạng xã hội, banner/poster quảng cáo.  Đối với những người đam mê nhiếp ảnh ẩm thực, kể cả với người nghiệp dư, đây cũng là kiểu chụp ảnh phổ biến nhất để thực hành.

Thường dạng ảnh này sẽ tận dụng ánh sáng tự nhiên để chụp, kỹ năng cắt cảnh tốt, động tác chính xác và các đạo cụ hỗ trợ có thể từ mức đơn giản đến cầu kỳ, tuỳ thuộc vào concept chụp ra sao. Các chủ thể chính là món ăn cũng được  tự nhiên để tạo cảm giác chân thật và gần gũi.

anh at recipe

Nhiếp ảnh gia chụp ảnh Recipe phải tạo ra được những bức ảnh sáng tạo và độc đáo, thể hiện được “cái hồn” và màu sắc của món ăn qua từng bước thực hiện, từ những nguyên liệu cần dùng đến chi tiết nhỏ nhất. 

Documentary

Dạng chụp ảnh Documentary là cũng được xem một hình thức ghi lại hình ảnh về quy trình tạo ra món ăn. Ảnh Documentary thường được dùng trong việc tạo ra các tài liệu về ẩm thực, chẳng hạn như sách dạy nấu ăn, bài viết về ẩm thực và các video về món ăn. 

Những bức ảnh chụp được thường mang tính chân thực cao, tái hiện lại một cách đầy cuốn hút về những cảnh trong quá trình tạo ra món ăn. Ngoài ra, ảnh Documentary còn giúp người xem có góc nhìn cụ thể hơn về quá trình chế biến món ăn và tâm huyết, tài năng của những người làm ra chúng. Bên cạnh đó còn là cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về ẩm thực.

anh at recipe 2

Lifestyle

Chụp ảnh ẩm thực theo phong cách Lifestyle là kiểu nhiếp ảnh thể hiện cảm xúc, trạng thái tinh thần hay phong cách sống của một nhân vật hoặc một câu chuyện về món ăn. Những bức ảnh Lifestyle thường được chụp tại các địa điểm như quán cà phê, nhà hàng, khu bếp hoặc khu vườn, sử dụng ánh sáng tự nhiên và các đối tượng hỗ trợ phù hợp để tạo nên một bối cảnh sống động và chân thực.

srnh at life 1

Trong đó, phong cách chụp này là những hình ảnh về các món ăn, thức uống được sắp xếp và bố trí theo cách tự nhiên nhất, tạo ra cảm xúc và gợi nhắc đến trải nghiệm thực tế của khách hàng. Cách để có một bức ảnh lifestyle đẹp? Đó đơn giản là làm sao cho nó trông tự nhiên nhất, đồng thời món ăn trông vẫn phải đẹp mắt. 

Nguồn tham khảo: foodstylishvn, kyma.vn

Leave a Comment