Nhiếp ảnh nghệ thuật là gì?
Nhiếp ảnh nghệ thuật (Fine Art Photography) có thể hiểu là thể loại kết hợp giữa nhiếp ảnh và mỹ thuật. Khi nhắc đến nhiếp ảnh nghệ thuật, nó thường được hiểu rằng đây là một phong cách nhiếp ảnh chứ không phải là một phương pháp, cách chụp trong nhiếp ảnh.
Cũng giống như những ngành nghệ thuật khác, nhiếp ảnh nghệ thuật đơn giản được tạo ra là để phục vụ nhu cầu sáng tạo nghệ thuật của con người. Thường những bức ảnh nghệ thuật sẽ luôn làm nổi bật, nhấn mạnh và tôn vinh cái đẹp trừu tượng hơn là những chủ thể bên trong khung hình, những đối tượng “nhận diện” được bằng mắt thường.
Bên cạnh đó, chụp ảnh nghệ thuật sẽ khác với chụp ảnh mang tính chất thương mại. Bởi vì mỗi bức ảnh nghệ thuật đều có nét đặc trưng riêng, cá tính riêng và vẻ đẹp của riêng tuỳ vào thẩm mỹ nhiếp ảnh gia, vậy nên giữa các bức ảnh của thể loại này thường không giống nhau.
Nhiếp ảnh nghệ thuật không chỉ đơn giản là đem đến những góc nhìn thực tế hoặc những thứ xuất hiện ngay trước máy ảnh nó còn mang đến những thông điệp ý nghĩa mà người chụp muốn truyền tải.
Những mẹo hay để tạo tuyệt phẩm trong nhiếp ảnh nghệ thuật
Tạo sự gắn kết giữa các bức ảnh
Bạn cần đảm bảo rằng nên có sự liên kết đem lại một ý nghĩa nào đó giữa những các hình ảnh liên quan sao cho thành một cụm thống nhất. Điều đó sẽ giúp người nhìn dễ nắm bắt thông điệp, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải hơn mỗi khi họ thưởng thức bức ảnh.
Vì ảnh nghệ thuật không dễ để “thấm” vậy nên đôi lúc chỉ một hình ảnh là không đủ để truyền tải những thông điệp, những cảm xúc trong thực tế hoặc góc nhìn của nhiếp ảnh gia. Vậy nên hãy lưu ý việc làm sao để có thể tạo ra sự gắn kết giữa các hình ảnh với nhau.
Nghệ thuật với ảnh đen trắng
Thực tế, ảnh đen trắng cổ điển thường được áp dụng khi nó có thể phân tán sự chú ý của người xem khỏi những yếu tố khác để tập trung hơn vào những yếu tố thể hiện tính nghệ thuật như hình dáng, bố cục lẫn thông điệp của bức ảnh.
Đối với những trường hợp như vậy, tận dụng sự tương phản của ánh sáng và phần bóng để có thể tạo ra không gian có chiều sâu, đa sắc thái tạo, bên cạnh đó còn là sự tĩnh lặng và tinh tế giúp cho người xem hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà người chụp muốn truyền tải.
Trong việc chuyển đổi hình ảnh sang tông màu đơn sắc, đôi lúc nó chưa hẳn sẽ là lựa chọn phù hợp. Nên cân nhắc, xem xét rằng khi sử dụng màu sắc hoặc ánh sáng vào, nó có đem lại sự hiệu quả đúng ý bạn, có làm nổi bật được giá trị và ý nghĩa cho bức ảnh hay không. Bạn cần nhớ rằng mục đích cuối cùng của việc chọn phong cách, màu sắc trong ảnh ra sao chính là để có thể tạo ra một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đủ cuốn hút, đủ độc đáo và đem đến cảm xúc cho người xem.
Nguồn sáng phù hợp
Theo thực tế, thường mắt người xem ảnh sẽ có xu hướng nhìn từ bên sáng qua bên tối, theo hướng từ trái qua phải, vì nhìn như vậy vốn thuận mắt hơn, giúp cho người xem ảnh sẽ có cảm giác tự nhiên và dễ tiếp nhận vẻ đẹp của bức ảnh hơn.
Vậy nên khi chụp ảnh, hãy lưu ý rằng nếu là dạng ánh sáng tự nhiên, khi nó chưa thực sự đủ tốt, đủ đáp ứng mong muốn của bạn, hãy chịu khó chờ đến thời điểm phù hợp để có được ánh sáng hoàn hảo.
Còn nếu bạn sử dụng những nguồn sáng có sẵn, tự set up thì có thể nó sẽ hơi tốn thời gian, nhưng nếu biết cách tận dụng thì kết quả thu về cũng có thể sẽ làm bạn hài lòng. Có điều cần lưu ý rằng nếu dùng nguồn sáng này, bạn phải chuẩn bị sẵn những tấm hắt trắng cùng tấm chặn sáng màu đen.
Học hỏi các phong cách ảnh nổi tiếng
Nhiếp ảnh nghệ thuật vốn dựa vào thẩm mỹ cá nhân, sự sáng tạo và lấy cảm hứng từ sự cảm nhận của mỗi nhiếp ảnh gia khá nhiều. Vậy nên thể loại nhiếp ảnh này thường không bị giới hạn về quy chuẩn quá nhiều. Có điều nên nhớ rằng không phải sự tùy hứng nào cũng có thể tạo nên một bức ảnh xuất sắc.
Vì vậy đối với những người mới bắt đầu, còn nghiệp dư thì hoàn toàn có thể cân nhắc việc học hỏi, tiếp thu và khai thác các yếu tố trong một bức nhiếp ảnh nghệ thuật của bất cứ nhiếp ảnh gia nào. Tuy nhiên đừng bị sa đà vào việc sao chép hay lấy ý tưởng của người khác.
Xử lý tốc độ màn trập linh hoạt
Trong nhiếp ảnh nghệ thuật, đôi lúc ứng dụng tốc độ màn trập nhanh hoặc chậm đều có thể làm tăng độ mềm mại của hình ảnh hay khiến cho các chuyển động của chủ thể trở nên kịch tính hơn. Vậy nên trong một trường hợp hay bối cảnh nào đó, người chụp đều có thể ứng dụng kỹ thuật xử lý màn trập đối với các đối tượng chuyển động, ví dụ như con người, xe cộ,.. để thay đổi cảnh, tạo ra những khung hình nghệ thuật mới lạ và mang đến một ý nghĩa cụ thể.
Chụp một chủ thể duy nhất
Việc tập trung chụp nhiều ảnh và chỉ chọn một chủ thể duy nhất để chú ý làm nổi bậ là cách hữu hiệu để có thể học hỏi được những kiến thức cơ bản và phát triển kỹ năng nhiếp ảnh.
Khi chọn một chủ thể duy nhất để chụp, nó sẽ học cách bạn tập trung cho việc làm sao để thể hiện chủ thể đó một cách đa dạng, dưới nhiều góc nhìn phong phú và sáng tạo hơn. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về cách điều chỉnh ánh sáng, choj góc chụp và cách sắp xếp bố cục ảnh ra sao để đem đến kết quả cuối cùng mỹ mãn.
Bên cạnh đó, kỹ năng lập kế hoạch, tự điều chỉnh và chỉnh sửa hình ảnh của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Điều này cũng sẽ giúp bạn học cách quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả hơn.
Đề lời tựa cho mỗi bức ảnh
Cách đề lời tựa cho bức ảnh này có thể thấy khá phổ biến nếu bạn đến những phòng triển lãm tranh ảnh vì nó là cách để bạn gửi gắm ý nghĩa, thông điệp của bức ảnh đến người xem theo cách trực tiếp nhất. Mặc khác nó cũng giúp bạn hiểu rõ những bức ảnh của mình, tìm được đối tượng chụp hù hợp và giảm bớt đi việc đưa những yếu tố không cần thiết, tạo ra sự phân tâm trong hình ảnh của bạn.
Nguồn tham khảo: VJ Shop, alohamedia